Béo phì ở trẻ em có thể do viêm não
Nghiên cứu mới của Đại học Yale phát hiện những rối loạn trong trung tâm khen thưởng và vui thích của não bộ dẫn đến việc ăn quá nhiều gây béo phì ở trẻ em.
Chứng viêm não làm giảm cảm giác lo lắng đến tác động sức khỏe tiêu cực của đồ ăn có đường, khiến trẻ và có thể cả người lớn đều thích ăn nhiều hơn những đồ ăn không có lợi – Ảnh: SHUTTERSTOCK
Trong nghiên cứu được công bố trên trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 12-10, các nhà khoa học từ Đại học Yale (Hoa Kỳ) cho biết tình trạng viêm ở một phần não liên quan đến việc ăn uống quá nhiều và béo phì ở một số trẻ em.
Theo đó, nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu não của hơn 5.000 trẻ em trên khắp thế giới bằng kỹ thuật MRI mới và phát hiện “dấu hiệu viêm não” ở những đứa trẻ thừa cân béo phì.
Video đang HOT
Họ phát hiện rằng khi một phần của não, nơi được gọi là “trung tâm khen thưởng và vui thích” tích tụ nhiều tế bào và có dấu hiệu viêm, trẻ sẽ luôn vui thích và muốn được ăn ngày càng nhiều thực phẩm không lành mạnh. Những đứa trẻ này thường sẽ thừa cân chỉ trong vòng một năm sau đó.
Nhà khoa học Richard Watts – thành viên nhóm nghiên cứu – cho biết chứng viêm này làm giảm cảm giác lo lắng đến tác động sức khỏe tiêu cực của đồ ăn có đường, khiến trẻ và cả người lớn đều thích ăn nhiều hơn những đồ ăn không có lợi.
Điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn: viêm não nên ăn nhiều thực phẩm không có lợi, béo phì và càng muốn ăn thêm nữa các thực phẩm đó.
Những đứa trẻ có mật độ tế bào trong trung tâm khen thưởng não bộ càng cao thì vòng bụng càng lớn, chỉ số khối cơ thể cũng tăng lên rất nhanh.
Các nghiên cứu trước đây trên động vật cũng đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến viêm não và tăng số lượng tế bào thần kinh đệm. Sự gia tăng các tế bào này có thể gây ra chứng rối loạn ăn uống ở động vật.
Theo các nhà khoa học, tỉ lệ béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới đã tăng gấp 4 lần trong vòng 40 năm qua và một phần là do thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thực phẩm không lành mạnh.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu được chính xác cơ chế hoạt động của não bộ đằng sau vấn đề này, nhưng đây là một phát hiện mới để hiểu rõ hơn về cơ chế sinh học thần kinh làm tăng cân ở trẻ em.
Điều này sẽ rất quan trọng để cung cấp thông tin về các chiến lược can thiệp sớm và ngăn ngừa béo phì.
Vì sao ăn nhiều muối lại gây tăng cân?
Ăn nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nhiều nước hơn và dẫn đến tăng cân do nước.
Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại trường đại học Vanderbilt ở Nashville đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn nhiều muối có thể khiến con người trở nên nhanh đói và tăng cảm giác thèm ăn. Các nhà nghiên cứu cho biết, sự gia tăng cảm giác thèm ăn này có thể khiến chúng ta ăn nhiều hơn và có thể dẫn đến tăng cân.
Những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối. Ảnh: N.C
Một nghiên cứu khác trước đây từ các nhà nghiên cứu ở Anh và Trung Quốc đã tuyên bố rằng, ăn thêm một gam muối mỗi ngày sẽ làm tăng 28% nguy cơ béo phì ở trẻ em và 26% ở người lớn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, muối có thể thay đổi cách cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo.
Thêm một nghiên cứu của Úc được công bố vào năm 2016 cho biết, có sự liên kết giữa chế độ ăn nhiều muối với việc tăng nguy cơ béo phì ở học sinh. Các tác giả cho rằng muối làm cho thức ăn có mùi vị ngon và khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn. Một lý do khác nữa là chế độ ăn nhiều muối có thể dễ dàng dẫn đến việc uống các loại nước ngọt có hàm lượng calo cao sau bữa ăn.
Trẻ em các nước "vật lộn" với bệnh bèo phì, thiếu kỹ năng xã hội Bất hạnh, béo phì, kỹ năng xã hội, học tập kém... là những vấn đề đáng quan ngại của trẻ em ở các quốc gia có thu nhập cao, báo cáo mới nhất do Văn phòng Nghiên cứu UNICEF công bố. Báo cáo của UNICEF, hiện đã hoạt động được 20 năm - sử dụng dữ liệu quốc gia có thể so sánh...