Béo phì – Một nguyên nhân gây dậy thì sớm
Dậy thì sớm là tình trạng rất đáng lo ngại trong trẻ em hiện nay, do những ảnh hưởng tới phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ.
Dậy thì sớm là tình trạng rất đáng lo ngại trong trẻ em hiện nay, do những ảnh hưởng tới phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ. Trong số các nguyên nhân gây dậy thì sớm thì béo phì được đề cập đến đầu tiên.
Trẻ được coi là dậy thì sớm ở thời điểm bắt đầu trước 8 tuổi đối với bé gái và 9 tuổi đối với bé trai. Trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn những đứa trẻ bình thường, đặc biệt là ở trẻ em gái. Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất ở trẻ dậy thì là sự phát triển tuyến vú và có thể kéo dài một vài năm, sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu như kinh nguyệt ở trẻ gái hay giọng nói thay đổi ở trẻ trai, mụn xuất hiện ở cả hai giới.
Sở dĩ trẻ béo phì dậy thì sớm là do một loại hormon – kích thích tố có tên leptin. Leptin tiết ra từ các tế bào chất béo, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự thèm ăn và chức năng sinh sản của con người. Khi một đứa trẻ có đủ leptin trong cơ thể – đó là lúc tuổi dậy thì bắt đầu. Do đó, những cô bé thừa cân, béo phì, có nồng độ leptin cao sẽ dễ bị dậy thì sớm hơn. Hơn nữa, việc người mẹ tăng cân nhanh trong thai kỳ có liên quan đến bệnh béo phì của con họ và trẻ sẽ có nguy cơ dậy thì sớm.
Béo phì không phải là nguyên nhân duy nhất gây dậy thì sớm ở trẻ. Còn có một số yếu tố tác động đến quá trình dậy thì sớm ở trẻ như di truyền, giới tính, chủng tộc, do tiếp xúc xã hội, môi trường sống… Tuy nhiên, không có cách nào để điều trị dậy thì sớm ở trẻ mà nên có phương cách phòng ngừa khi trẻ còn bé. Đối với những trẻ béo phì đã dậy thì thì khi giảm cân, quá trình dậy thì này vẫn tiếp tục và không dừng lại.
Việc phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ cần làm từ rất sớm trước khi đứa trẻ đến tuổi dậy thì bằng cách ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ. Cha mẹ cần dạy trẻ cách duy trì sức khỏe lành mạnh nhất để tránh dậy thì sớm. Cần khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, tạo thói quen tập thể dục đều đặn. Chú ý đến lượng calo trong bữa ăn của trẻ, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển. Dạy trẻ cách ăn uống lành mạnh, lựa chọn các thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế chất béo và các đồ ăn chế biến sẵn. Các giải pháp dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ là biện pháp ngăn ngừa béo phì và dậy thì sớm hữu ích cho trẻ.
Trẻ dậy thì sớm - nguyên nhân và phòng ngừa
Trẻ dậy thì sớm sẽ gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe, cấu trúc xương... ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây dậy thì sớm. Việc điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Bước vào tuổi dậy thì, một quá trình phức tạp được gọi là điều chỉnh trục dưới đồi-tuyến yên-sinh dục (HPG) sẽ xảy ra. Quá trình này bao gồm các bước sau:
Video đang HOT
Não bắt đầu quá trình: một phần của não gọi là vùng dưới đồi sản xuất gonadotropin-releasing hormon (Gn-RH).
Các hormon tuyến yên tiết ra thêm: Gn-RH chỉ huy tuyến yên - một tuyến hình nhỏ đậu của bộ não - tiết ra thêm hai kích thích tố: luteinizing hormon (LH) và hormon kích thích nang trứng (VSATTP).
Hormon sinh dục được sản xuất: LH và FSH làm cho buồng trứng sản xuất kích thích tố tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển các đặc điểm tình dục nữ (estrogen) và tinh hoàn để sản xuất hormon chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các đặc điểm tình dục nam (testosteron). Các tuyến thượng thận cũng bắt đầu sản xuất estrogen và testosteron.
Thay đổi vật lý xảy ra: việc sản xuất estrogen và testosterone gây ra những thay đổi vật lý của tuổi dậy thì.
Cần phát hiện trẻ dậy thì sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân gây dậy thì sớm
Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 và 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 và 14. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).
Phân loại dậy thì sớm người ta chia làm hai loại là dậy thì sớm trung ương (trung tâm) và ngoại vi.
Dậy thì sớm trung ương: là do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục. Trong trường hợp hiếm hoi, những điều sau đây có thể gây dậy thì sớm trung ương: khối u trong não hoặc tuỷ sống, viêm não hay viêm màng não; Bức xạ vào não hay cột sống; Sự tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ não, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon). Các bệnh lý bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương (não úng thuỷ, các kytse màng nhện, loạn sản vách-thị, harmatome...); Hội chứng McCune-Albright-Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận)...
Ngoài ra, thể không hoàn toàn chỉ có một đặc tính sinh dục phụ xuất hiện như: tuyến vú phát triển đơn độc, hay lông mu phát triển sớm đơn độc, hoặc kinh nguyệt xuất hiện sớm đơn độc...
Dậy thì sớm ngoại vi: dậy thì sớm ngoại vi là ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân không phải do tăng nồng độ GnRH, mà các hormon steroids sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) hay thượng thận, một số trường hợp đặc biệt có thể do bài tiết lạc chỗ các hormon hướng sinh dục, có thể do nguồn hormon ngoại sinh quá mức. Cả bé gái và bé trai bị dậy thì sớm ngoại vi có thể do: khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc là testosteron; hội chứng McCune-Albright; tiếp xúc với các nguồn bên ngoài của estrogen hay testosteron, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ. Ở trẻ gái cũng có thể được kết hợp với: u nang buồng trứng, các khối u buồng trứng. Ở trẻ trai cũng có thể là do khối u trong các tế bào sản xuất tinh trùng (tế bào mầm), hoặc trong các tế bào mà sản xuất testosteron (tế bào Leydig). Ngoài ra, gene đột biến - một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin, là do một khiếm khuyết ở gen, có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosteron ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4.
Các yếu tố khởi phát dậy thì sớm
Một trong những yếu tố làm khởi phát sự bài tiết LH- RH là gene KiSS -1 hay còn được gọi là gene GPR54. KiSS-1 xuất hiện đầu tiên ở vùng dưới đồi. KiSS-1 mã tổng hợp hormon kissepeptin, hormon này liên kết tự nhiên với thụ thể GPR54 (G Protein-Coupled Receptor- thụ thể kết hợp với protein G). GPR54- xuất hiện đầu tiên ở não, tuyến yên, bánh nhau. Ngày nay, hormon Kisspeptin được xác định là yếu tố di truyền khởi động hiện tượng dậy thì do làm tăng tiết hormon LHRH, làm khởi phát quá trình dậy thì. Một số trường hợp dậy thì có thể do các tín hiệu nguồn gốc ngoại vi như leptine, ghreline, IGF-1, insuline và các steroid sinh dục. Vai trò của leptin với khởi phát dậy thì ngày càng xác định, những người thiếu leptin gây dậy thì muộn.
Trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Ảnh hưởng về tâm lý: trẻ dậy thì sớm có những dấu hiệu phát triển sinh lý trước tuổi. Những thay đổi trên cơ thể của trẻ dậy thì sớm khác với những trẻ cùng trang lứa sinh ra những vấn đề tâm lý làm cho trẻ ngại ngùng, dễ làm cho trẻ có tâm lý tự ti và để lại di chứng cho trẻ sau khi trưởng thành.
Chiều cao hạn chế: ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
Ham muốn tình dục trước tuổi: sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Do suy nghĩ còn nông nổi, tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội, từ đó dẫn đến mang thai hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt trước khi 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này ở tuổi dậy thì gây buồng trứng đa nang.
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm?
Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ở trẻ em (nội tiết nhi khoa). Để chẩn đoán xác định cần làm một số xét nhiệm cận lâm sàng. X - quang bàn tay và cổ tay cũng rất quan trọng, cho thấy nếu các xương đang phát triển quá nhanh; xét nghiệm máu sau tiêm St-RH hormon. Ở trẻ em với dậy thì sớm trung tâm, tiêm Gn-RH và mức hormon LH, hormon kích thích nang trứng tăng. Ở trẻ em với dậy thì sớm ngoại vi, mức độ hormon LH và FSH giữ nguyên. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho trẻ em có dậy thì sớm trung tâm để xem có bất kỳ bất thường của não gây ra sự bắt đầu vào đầu của tuổi dậy thì. Kiểm tra tuyến giáp nếu cho thấy bất kỳ dấu hiệu của suy giáp (chẳng hạn như mệt mỏi, trì trệ, tăng độ nhạy để táo bón, cảm lạnh, giảm hiệu suất hoạt động trường học hoặc khô da nhợt nhạt); có thể làm siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng...
Các phương pháp điều trị dậy thì sớm
Hiện nay, những tiến bộ của y học cho phép việc điều trị dậy thì sớm cho kết quả khả quan. Điều trị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân.
Điều trị nội khoa: hầu hết trẻ em bị dậy thì sớm trung tâm, có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc. Điều trị này, được gọi là điều trị St-RH, thường bao gồm một mũi tiêm thuốc hàng tháng, như leuprolide, dừng trục HPG và chậm phát triển hơn nữa. Đứa trẻ tiếp tục nhận được thuốc này cho đến khi đến tuổi bình thường của tuổi dậy thì. Một khi dừng thuốc, quá trình dậy thì bắt đầu lại.
Phẫu thuật can thiệp: nếu bệnh do khối u, u nang buồng trứng tuyến thượng thận... gây nên thì phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Sau phẫu thuật, trẻ cần được kiểm tra định kỳ ở bệnh viện để xem xét kết quả. Nếu u nằm trong não, việc quyết định phẫu thuật phải được sự đồng ý của bác sĩ ngoại khoa thần kinh.
Phòng ngừa thế nào?
Một số các yếu tố nguy cơ dậy thì sớm, chẳng hạn như giới tính và chủng tộc, không thể tránh khỏi. Nhưng, có những điều có thể làm để giảm nguy cơ của trẻ phát triển dậy thì sớm, bao gồm:
Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày, đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ...; không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán... chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.
Khuyến khích trẻ năng vận động: vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu...
3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác. Hình thành - phát triển - thịnh vượng -...