Bệnh vô tâm của “gà công nghiệp”
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ con ngày nay ích kỷ, chỉ thích sống hưởng thụ. Quan niệm trên tuy chưa hoàn toàn đúng nhưng cho thấy xu hướng ít quan tâm đến người khác ở một số trẻ hiện nay. Vậy cha mẹ phải làm gì để con mình bớt vô tâm?
Hai ví dụ buồn
Đã nhiều lần, chị Bắc hàng xóm than phiền con chị ích kỷ, sống chỉ biết mình. Qua những chuyện chị Bắc kể về hai đứa con của mình, có thể nhận thấy các cháu có lối sống hưởng thụ, hay đòi bố mẹ tiền để mua những thứ chúng thích. Trước đây, chị thường chuẩn bị đồ ăn sáng cho con ở nhà nhưng các cháu cứ đòi mẹ cho tiền để ăn tại trường với lý do “bạn con đứa nào cũng ăn sáng ở lớp”. Mặc dù chị rất sợ ăn ở ngoài không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập của con nhưng chị đành bó tay khi con “biểu tình” không ăn sáng ở nhà do chị nấu. Thấy vậy, chị đành chiều lòng con, cho tiền để các cháu ăn sáng ở trường.
Nhưng làm chị Bắc buồn lòng hơn chính là việc các cháu thiếu quan tâm đến người xung quanh. Chưa bao giờ chị thấy các cháu chủ động gọi điện hỏi thăm ông bà nội, ngoại cũng như anh em ở quê mặc dù vợ chồng chị vẫn đều đặn chu cấp tiền điện thoại hàng tháng cho con. Tháng trước, chị bị cảm không đi chợ, lo cơm nước được trong khi chồng chị thì bận việc suốt ngày ở cơ quan nên bữa ăn trong nhà bữa được, bữa mất, vậy mà các cháu không hỏi han mẹ lấy một câu. Đứa con gái lớn năm nay học lớp 9 cũng không biết phụ mẹ rửa chén bát. Mọi việc to nhỏ trong nhà, vợ chồng anh chị đều phải “tự bơi” mà không nhận được sự giúp đỡ nào của con cái.
Cũng như chị Bắc, chị Loan cũng thường than phiền về hai “con gà công nghiệp” của chị. Theo chị thì các cháu chẳng biết làm gì, chẳng quan tâm đến ai, “đi học về chỉ cắm đầu vào mấy cuốn Đôrêmon, máy tính” chờ bố mẹ “hầu”. Thậm chí, ngày sinh nhật của ba mẹ các cháu cũng không nhớ!
Có lẽ, trường hợp của chị Bắc, chị Loan không phải là những trường hợp cá biệt trong xã hội hiện đại.
Video đang HOT
Con hư tại cha mẹ?
Các nhà xã hội học cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ vô tâm, ích kỷ như môi trường xã hội, áp lực học tập, quá được nuông chiều, cha mẹ bận rộn không có thời gian uốn nắn…
Tuy nhiên, quan sát thực tế cho thấy, cái “gốc” của hiện tượng trẻ thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh nằm ngay ở trong gia đình. Dấu hiệu để nhận thấy đầu tiên là cha mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất cho con nên trong các cháu xuất hiện tư tưởng thoải mái hưởng thụ. Và mặc nhiên, các cháu không cần quan tâm, suy nghĩ đến người khác. Chính vì vậy, con trẻ ngày càng mất dần tính chủ động, lười lao động, vụng về làm “hư bột, hư đường” mỗi khi phải đụng tay vào việc gì. Bên cạnh đó, việc cha mẹ bận bịu với công việc nên thiếu quan tâm, uốn nắn con mình hướng về người khác cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Không ít bậc cha mẹ phó mặc hết việc dạy dỗ con cho nhà trường hoặc cho rằng cứ mặc kệ, lớn lên tự con mình sẽ hiểu.
Tiên học lễ…
Các nhà tâm lý học, xã hội học khuyên rằng: không nên nuông chiều con quá mà phải hướng các cháu làm quen với công việc để hình thành các kỹ năng lao động, kỹ năng xử lý công việc cũng như kỹ năng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tuy vẫn phải ưu tiên dành thời gian cho các cháu học tập nhưng không có nghĩa là cha mẹ làm mọi việc cho con, mà phải tập cho các cháu thói quen làm việc. Có thể bắt đầu từ những việc nhỏ, những kỹ năng đơn giản tiến tới hình thành tính tự lập cho con. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm giáo dục, định hướng cho con về ý nghĩa của việc quan tâm đến người xung quanh, đặc biệt là người thân, giúp các cháu hiểu làm được điều đó không những đem lại niềm vui cho người thân mà còn cho chính bản thân. Đồng thời, cha mẹ luôn giáo dục, nhắc nhở các cháu hướng về nguồn cội, người thân nhằm giúp các cháu ngày càng sâu sắc hơn trong suy nghĩ và hành động.
Tóm lại, trong xã hội hiện đại, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình giao lưu, hội nhập, của sự giao thoa giữa các nền văn hoá và khi người lớn luôn tất bật với chuyện cơm áo gạo tiền, chỉ chú tâm xây dựng, đầu tư vào việc học hành cho con mà ít quan tâm, giáo dục các cháu chữ “lễ” thì việc một bộ phận giới trẻ có biểu hiện sống ích kỷ, thiếu quan tâm đến người khác là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm, giáo dục, xây dựng cho con mình các kỹ năng sống một cách sâu sắc, biết quan tâm đến mọi người trong cả suy nghĩ và hành động.
ThS Nguyễn Quế Diệu
(Hội Tâm lý giáo dục tỉnh Đồng Nai, giảng viên ĐH Nguyễn Huệ)
Theo SGTT
Kinh doanh Quốc tế: Xu thế tất yếu của nền kinh tế mới
Toàn cầu hóa đã và đang đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta. Hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tư thế sẵn sàng tham gia vào thị trường cạnh tranh đầy hấp dẫn...
Cạnh tranh thời toàn cầu hóa
Hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tư thế sẵn sàng gia nhập vào thị trường đầy cạnh tranh đầy hấp dẫn. Bạn hàng tiềm năng của mỗi doanh nghiệp giờ đây không chỉ gói gọn trong phạm vi quốc nội mà các đối tác chiến lược lần lượt được "điểm tên" như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... Vậy, để trở thành những doanh nghiệp dẫn đầu trên thương trường, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu, bài toán nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới sẽ là một thách thức lớn.
Do đó, đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực ngoại thương, kinh doanh xuất nhập khẩu là một yêu cầu bức thiết mà xã hội đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Đấy cũng chính là cơ sở mà hầu hết các trường đại học lớn tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung đều đẩy mạnh đầu tư cho các chương trình đào tạo này, nhằm đem đến đội ngũ tri thức chuyên sâu, sẵn sàng tham gia vào những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đầy mới mẻ của nền kinh tế. Năm 2012 cũng là thời điểm ĐH Hoa Sen gia nhập vào "làng Đại học" chuyên đào tạo về lĩnh vực kể trên, với ngành Kinh doanh quốc tế, được tuyển sinh ngay từ nguyện vọng 1 của kỳ thi Đại học - Cao đẳng diễn ra vào tháng 7 sắp tới.
Rộng cửa dành cho khối A và khối D
Với lợi thế đầu vào tuyển sinh bao gồm các khối A (Toán, Lý Hóa), A1 (Toán, Lý, tiếng Anh), D1 (Toán, Văn, tiếng Anh), D3 (Toán, Văn, tiếng Pháp), ngành Kinh doanh quốc tế (mã ngành D340120) của ĐH Hoa Sen dự đoán sẽ thu hút nhiều hồ sơ đăng ký dự thi trong đợt tuyển sinh năm nay. Cái tên "Kinh doanh quốc tế" trở thành một trong số những ngành học được đại đa số các bạn học sinh khối 12 tại TPHCM và các tỉnh thành lớn như Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng... tìm hiểu trong suốt chương trình tư vấn tuyển sinh mà ĐH Hoa Sen đã thực hiện từ tháng 2 đến trung tuần tháng 3 vừa qua. Sở dĩ Kinh doanh quốc tế được nhiều bạn trẻ quan tâm là vì ngành học này chú trọng khối nền tảng kiến thức liên quan đến vấn đề xây dựng các mối quan hệ thương mại, giao lưu với các đối tác quốc tế, từ đó tiến hành đàm phán, thỏa thuận để xây dựng những dự án đầu tư cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế đem đến những nền tảng kiến thức cơ bản về xuất nhập khẩu, quy trình và thủ tục hải quan, vận tải, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, Marketing quốc tế... cùng khả năng ngoại ngữ tương đương Toeic 550 sẽ giúp người học tự tin hội nhập và làm việc trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách. Các lĩnh vực công việc mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương bao gồm Hoạch định tài chính quốc tế, Xúc tiến thương mại, Quản trị chuỗi cung ứng, Tư vấn đầu tư quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế... tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Thông tin tư vấn về ngành Kinh doanh quốc tế, vui lòng liên hệ: Văn phòng Tư vấn tuyển sinh - Đại học Hoa Sen Phòng C003, cơ sở 93 Cao Thắng, Q3, TP.HCM Điện thoại: 08.3830.1877 (Số nội bộ: 154, 174, 156, 106) Website: http://tuyensinh.hoasen.edu.vn Email: tuyensinh@hoasen.edu.vn
Theo dân trí
Cùng bạn nắm vững cơ hội Học ngoại ngữ giỏi không chỉ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức mới lạ mà còn mang tới cho bạn những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói "hội nhập để phát triển", nhưng muốn hội nhập lại đòi hỏi phải đáp ứng đươc yếu tố căn bản nhất đó là ngoại ngữ. Khoảng...