Bệnh viện ‘tách đôi’ với 550 giường chuyên trị Covid-19
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có diện mạo mới với hai cổng vào riêng biệt do chuyển đổi công năng theo mô hình bệnh viện “tách đôi”, hoạt động từ ngày 13/6.
Một nửa bên phải của bệnh viện, tính theo chiều dọc đi từ cổng chính vào, vẫn là các phòng khám và các khoa lâm sàng, cận lâm sàng phục vụ điều trị người bệnh lao và bệnh phổi không do lao. Nửa bên trái bệnh viện là “Đơn vị điều trị Covid-19″ sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mắc Covid-19.
Hàng rào chắn tách biệt hai nửa bệnh viện, kể cả tách biệt hai nhóm nhân viên cho hai chức năng. Ảnh : Sở Y tế TP HCM.
Hai nửa bệnh viện tách biệt nhau, với cổng vào riêng, những khối nhà riêng. Khu dùng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đã được bố trí những buồng áp lực âm, giường hồi sức, các buồng bệnh thông thoáng không dùng điều hòa trung tâm… Khu vực cận lâm sàng cũng nằm riêng biệt, trong đó có xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán Covid-19.
Quy mô giường bệnh của một nửa bệnh viện chuyên phục vụ cho bệnh nhân Covid-19 hiện nay là 550 giường, với 66 giường hồi sức. Theo Sở Y tế TP HCM, nửa bệnh viện sẵn sàng đi vào hoạt động đúng theo kế hoạch 2.000 giường điều trị Covid-19 của Sở.
Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa sâu về bệnh lý đường hô hấp và hồi sức hô hấp, bệnh lý nhiễm trùng, nơi này được Sở Y tế giao nhiệm vụ tiếp nhận điều trị các trường hợp Covid-19 nhẹ lẫn nặng. Điều này giúp giảm áp lực cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM – tuyến cuối chuyên điều trị các ca nặng.
Mô hình “Split hospital” này từng khá thành công của Hàn Quốc trong ứng phó với đại dịch Covid-19, giúp các bệnh viện đáp ứng năng lực điều trị nhưng không trở thành ổ dịch lây lan.
Khu vực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho “Đơn vị điều trị Covid-19″ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Ảnh : Sở Y tế TP HCM.
Video đang HOT
Sở Y tế TP HCM ngày 9/6 quyết định chuyển công năng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành nơi chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, với 400 giường, trong đó có 46 giường hồi sức tích cực (ICU). Bệnh viện huyện Củ Chi cũng chuẩn bị để sẵn sàng đổi công năng thành Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi 500 giường, nếu số ca nhiễm trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng sẽ đưa vào sử dụng.
Từ khi bắt đầu bùng phát Covid-19, ngành y tế đã triển khai mô hình Bệnh viện dã chiến tại Củ Chi và Cần Giờ để chuyên tiếp nhận cách ly điều trị người bệnh, đạt hiệu quả cao.
Theo Sở Y tế TP HCM, việc triển khai thêm đơn vị này, cùng với Bệnh viện điều trị Covid-19 Củ Chi (chuyển đổi công năng từ Bệnh viện huyện Củ Chi) đã kịp thời “chia lửa” khi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đang tạm thời phong tỏa do phát hiện 22 nhân viên mắc Covid-19.
Tặng 500 giường bệnh, 'tiếp sức' cho hai bệnh viện điều trị COVID-19 ở TP.HCM
500 chiếc giường trị giá 700 triệu đồng vừa được Công ty TNHH nội thất và quảng cáo Á Đông thông qua báo Tuổi Trẻ trao tặng cho Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Củ Chi, hai nơi được chọn cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Đại diện báo Tuổi Trẻ và đại diện Sở Y tế TP.HCM chứng kiến việc trao tặng 500 chiếc giường trị giá 700 triệu đồng của Công ty TNHH nội thất và quảng cáo Á Đông cho Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Củ Chi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Sáng 10-6, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty TNHH nội thất và quảng cáo Á Đông (trụ sở tại TP.HCM) vừa trao tặng 500 chiếc giường, trị giá 700 triệu đồng cho Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Củ Chi, hai nơi được chọn cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" được báo Tuổi Trẻ phát động ngay khi đại dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 25-3-2020.
Sau tiếp nhận số giường này, ngành y tế TP.HCM phân bổ 300 chiếc cho Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và 200 chiếc cho Bệnh viện huyện Củ Chi, hai nơi được trưng dụng cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Lãnh đạo Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cùng đại diện báo Tuổi Trẻ, Công ty TNHH nội thất và quảng cáo Á Đông kiểm tra giường sau khi chuyển vào phòng bệnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Chia sẻ tại buổi trao tặng, đại diện Công ty TNHH nội thất và quảng cáo Á Đông nói rằng 500 giường bệnh này do đơn vị tự sản xuất trao tặng cho ngành y tế TP.HCM với mong muốn góp phần giảm bớt bớt các áp lực về trang thiết bị chăm sóc điều trị, đồng thời tạo ra động lực giúp ngành có thể chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt nhất.
Ông Nguyễn Hoàng Nguyên - Ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ - cho biết báo Tuổi Trẻ đánh giá cao nghĩa cử tốt đẹp của công ty khi phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ , thông qua Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 trao tặng món quà "cây nhà lá vườn" cho ngành y tế TP.HCM.
Lãnh đạo Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch nhận hỗ trợ từ đại diện báo Tuổi Trẻ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ông Nguyên tin tưởng với sự chung tay góp sức của cộng đồng, cùng với sự nỗ lực của các lực lượng, trong đó đặc biệt là ngành y tế, đại dịch COVID-19 sớm được đẩy lùi. "Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các lực lượng trên mọi mật trận để cùng hoàn thành mục tiêu vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", ông Nguyên nói.
PGS.TS Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - chia sẻ: Việc đầu tư trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch vốn được UBND TP.HCM rất quan tâm, nay có thêm sự chung tay đồng hành từ các nhà hảo tâm mang đến nguồn động viên rất lớn cho ngành y tế.
"Năm vừa rồi ngành y tế đón nhận được sự đồng hành rất lớn từ báo và cộng đồng. Đặc biệt có nhiều trang thiết bị có giá trị lớn, từ xe cứu thương, thiết bị ECMO, máy xét nghiệm... Và nếu không được trao tặng, chúng tôi rất khó khăn", ông Thượng khẳng định.
Sáng cùng ngày, ông Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - kiểm tra công tác phòng dịch tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ông Thượng cho biết Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch vốn tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 điều trị từ đầu mùa dịch và đợt này được thiết kế tách đôi vừa điều trị bệnh nhân COVID-19, vừa điều trị bệnh nhân lao, phổi. Riêng Bệnh viện Củ chi vừa chuyển đổi điều trị bệnh nhân COVID-19.
"Với sự đóng góp giường bệnh của công ty, chắc chắn sẽ góp phần hỗ trợ công tác tiếp nhận bố trí nơi nằm cho người bệnh", ông chia sẻ và mong muốn báo Tuổi Trẻ tiếp tục đồng hành cùng ngành y tế TP.HCM.
TS.BS Nguyễn Hữu Lân - giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của ngành y tế, báo Tuổi Trẻ cùng Công ty TNHH nội thất và quảng cáo Á Đông. Ông khẳng định sẽ phát huy giá trị của giường bệnh, đồng thời nỗ lực điều trị tốt nhất cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 và bệnh nhân lao, phổi nhằm mang đến sự tin tưởng của người bệnh.
TP.HCM chuẩn bị kịch bản 2.500 giường bệnh
PGS.TS Tăng Chí Thượng cho biết chưa bao giờ trong một thời gian ngắn số ca dương tính chuyển điều trị lớn như vậy, trên 550 ca. Số ca chuyển nặng đang tăng (3,5%), như ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM có 3 ca, đến ca thứ 4 buộc phải chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy do hết máy ECMO. Vì vậy từ kế hoạch chuẩn bị 2.000 giường bệnh, ngành y tế TP nâng kế hoạch lên 2.500 giường.
Chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" được báo Tuổi Trẻ phát động ngay khi đại dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam (ngày 25-3-2020) đến ngày 30-1-2021 đã tiếp nhận tiền mặt và quà hiện vật trị giá hơn 28 tỉ đồng.
Chương trình có nhiều hoạt động hỗ trợ trang thiết bị y tế, sẻ chia với lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do đại dịch.
Mới đây ngày 25-2, báo Tuổi Trẻ tiếp tục phát động chương trình "Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19". Tính đến ngày 7-6 chương trình tiếp nhận hơn 10,6 tỉ đồng từ 188.741 lượt bạn đọc trong và ngoài nước đóng góp.
Từ nguồn kinh phí này, đợt 1 báo Tuổi Trẻ sẽ trao 10,1 tỉ đồng hỗ trợ tiêm vắc xin cho công nhân ở Bắc Giang, Bắc Ninh; hỗ trợ thanh niên công nhân và người lao động có hoàn cảnh đặc biệt ở TP.HCM và hỗ trợ các dự án phát triển vắc xin.
Giám đốc Sở Y tế TP HCM: 'Dịch có dấu hiệu giảm' Bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM đánh giá dịch trên địa bàn có dấu hiệu chững lại và số ca nhiễm đang giảm dần. Nhận định này được ông Nguyễn Tấn Bỉnh nói tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM chiều 4/6. Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh thành phố đã trải...