Người đến phòng khám bắt buộc phải khai báo y tế điện tử
Sở Y tế yêu cầu người trước khi đi khám bệnh phải khai báo y tế điện tử, do ghi nhận ca Covid-19 đến phòng khám tư nhân nhưng chưa được sàng lọc và phát hiện.
Theo Sở Y tế TP HCM, thời gian vừa qua nhiều ca mắc Covid-19 được phát hiện sớm, ngay khi người bệnh đến đăng ký khám tại bệnh viện, nhờ hoạt động khai báo y tế và sàng lọc tốt. Tuy nhiên, một số trường hợp dương tính nCoV đến các phòng khám tư nhân nhưng chưa được sàng lọc và phát hiện.
Tình hình bệnh đang diễn biến phức tạp, thành phố xuất hiện một số chùm ca nhiễm trong cộng đồng, Sở yêu cầu các phòng khám đa khoa, chuyên khoa phải chủ động hơn nữa, nhằm phát hiện sớm các ca nghi ngờ khi có người bệnh đến khám.
Cụ thể, các phòng khám phải thực hiện việc khai báo y tế điện tử cho tất cả người bệnh, thân nhân người bệnh và nhân viên phòng khám, những người liên hệ công tác tại phòng khám. Các phòng khám cần chuyển đổi hoàn toàn việc khai báo y tế thủ công bằng giấy thành khai báo y tế điện tử. Tất cả người bệnh khi đến phòng khám đều phải thực hiện khai báo y tế điện tử trên điện thoại thông minh qua QR code hoặc nhân viên phòng khám khai báo hộ.
Bác sĩ, nhân viên phòng khám phải kiểm tra kết quả khi khai báo của người khai báo, xem họ thuộc nhóm cảnh báo nào để có hướng xử trí phù hợp. Nếu người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ cần liên hệ với trung tâm y tế quận, huyện để lấy mẫu xét nghiệm nCoV, thực hiện cách ly tuỳ theo từng trường hợp.
Trong giai đoạn này, tất cả các phòng khám đa khoa hay chuyên khoa được Sở Y tế yêu cầu “nâng mức cảnh giác lên cao nhất”, chẩn đoán phân biệt đầu tiên phải luôn nghĩ đến Covid-19.
Khi tiếp nhận người bệnh đến từ những quận, huyện đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12), phòng khám phải xem người bệnh thuộc nhóm “có yếu tố dịch tễ”.
Người bệnh không có yếu tố dịch tễ nhưng có một trong số các triệu chứng, như sốt, ho, đau họng, mất vị giác, khứu giác… đều phải được xem là “yếu tố nguy cơ” và phải thực hiện khám sàng lọc, làm xét nghiệm chẩn đoán Covid-19.
Video đang HOT
Người dân quét mã QR khai báo y tế điện tử tại chốt kiểm dịch y tế trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, ngày 3/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Hiện, TP HCM có 8 phòng khám phải tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân, do phát hiện ca mắc đã từng đến khám bệnh. Quận Gò Vấp có các phòng khám đa khoa Trần Diệp Khanh, Xóm Mới, Hoàn Mỹ Hữu Nghị Sài Gòn, Nội tổng hợp. Quận 10 có phòng khám đa khoa Quốc tế Nhân Hậu, Đại học Y Dược 1. Quận Tân Bình có phòng khám đa khoa Việt Phước. Huyện Hóc Môn có phòng khám đa khoa Hoàng Anh Dũng.
Trước đó, một người Gò Vấp sau khi tử vong trên đường chuyển viện được công bố là “bệnh nhân 9493″, 57 tuổi. Bà đã sốt, ho 6 ngày và từng đến khám tại phòng một phòng khám tư, vào ngày thứ 4 của bệnh, với triệu chứng ho, sốt, khó thở. Tuy nhiên, bệnh nhân được cho thuốc uống điều trị tại nhà, sau đó bệnh diễn tiến ngày càng nặng, qua đời.
Từ ngày 9/6, TP HCM áp dụng quy định tất cả những người khi đến bệnh viện khám, nếu có yếu tố dịch tễ hoặc có một trong các triệu chứng sốt, đau họng, ho, thay đổi vị giác, khứu giác… phải được khám tại buồng khám sàng lọc và làm xét nghiệm nCoV bằng test nhanh kháng nguyên (nếu có) và xét nghiệm chẩn đoán RT-PCR.
Trong đợt dịch thứ 4, tính đến 11/6, TP HCM ghi nhận 7 chuỗi dịch lây lan trong cộng đồng được phát hiện từ các ca chỉ điểm đến khám tại các cơ sở y tế, thông qua khám sàng lọc. Gồm, chuỗi nhóm Truyền giáo Phục hưng, lớn nhất hiện nay với hơn 440 ca; chuỗi dịch quán bánh canh O Thanh quận 3, 7 ca; chuỗi nhóm công ty kiểm toán quận 3, 4 ca; chuỗi ở xưởng cơ khí huyện Hóc Môn 31 ca; Chuỗi dịch ở chung cư Ehome 3, quận Bình Tân 23 ca; chuỗi tại đường số 11, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức 6 ca; chuỗi tại ấp Tân Thới 2, Tân Hiệp, Hóc Môn 10 ca.
TP.HCM: Kiểm soát chặt chẽ việc giãn cách xã hội tại quận Gò Vấp
Trước thực trạng có nhiều người dân "né" các chốt kiểm soát chính trên địa bàn quận Gò Vấp, Ủy ban Nhân dân quận phối hợp với các quận lân cận thực hiện phương án kiểm soát tại các hẻm thông
Các lực lượng chức năng hướng dẫn người dân quay đầu xe khi đi vào quận Gò Vấp. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Các lực lượng chức năng của quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan của thành phố và các địa bàn lân cận triển khai nhiều giải pháp nhằm đảo bảo thực hiện hiệu quả việc giãn cách xã hội.
Trong ngày 6/6, Trung tâm Y tế quận Gò Vấp đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 1.976 người là cán bộ, công chức, người lao động cư trú tại quận Gò Vấp, đang làm việc tại các sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ra vào quận Gò Vấp, từ ngày 3/6, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp phối hợp triển khai quy trình khai báo y tế điện tử cho người dân.
Cụ thể, tính đến 15 giờ ngày 6/6, đã có hơn 185.000 lượt khai báo của người dân được ghi nhận trên hệ thống, trong đó thông qua việc kiểm tra, lực lượng kiểm soát tại các chốt ra vào tại quận Gò Vấp đã phát hiện và áp dụng các biện pháp y tế đối với 3.464 trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của hệ thống khai báo y tế điện tử và tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho người dân khi ra, vào khu vực quận Gò Vấp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp đã phối hợp tổ chức triển khai thêm các giải pháp hỗ trợ.
Lực lượng chức năng bố trí tình nguyện viên gần các chốt kiểm soát nhằm hỗ trợ việc khai báo hộ cho các trường hợp gặp khó khăn trong khai báo y tế điện tử hoặc chưa thực hiện khai báo y tế điện tử.
Tại các chốt kiểm soát y tế, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố đã phối hợp các đơn vị triển khai kết nối Internet không dây (wifi) để hỗ trợ lực lượng chức năng và các tình nguyện viên thực hiện hỗ trợ khai báo y tế, xác nhận thông tin khai báo của người dân.
Ngoài ra, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Vinaphone cũng chung tay đồng hành cùng các lực lượng tuyến đầu chống dịch thông qua việc cung cấp các gói cước thoại và truy cập 4G miễn phí.
Để tạo điều kiện thuận tiện cho người dân quét mã khai báo y tế khi có nhu cầu ra khỏi khu vực quận Gò Vấp, Sở Thông tin và Truyền thông đang cho in 2.000 đề can cỡ A4 hình ảnh mã QR code để dán từng khu phố.
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp đang tiến hành công tác truyền thông đến từng người dân trong quận và người ở địa phương khác có nhu cầu ra vào quận thực hiện khai báo y tế tại nhà trước khi đến các trạm kiểm soát, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch và tránh ùn tắc tại các chốt kiểm soát của quận Gò Vấp.
Một vấn đề lớn mà quận Gò Vấp đang ra sức giải quyết là kiểm soát việc đi lại của người dân đi đến Gò Vấp và từ Gò Vấp đi ra. Trước thực trạng có nhiều người dân "né" các chốt kiểm soát chính trên địa bàn quận Gò Vấp để đến các địa bàn khác, Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp đang phối hợp với các quận lân cận gồm Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận thực hiện phương án kiểm soát tại các hẻm thông từ quận Gò Vấp sang các địa bàn nói trên.
Trên cơ sở đề nghị của quận Gò Vấp, hiện nay các quận lân cận đã lập 26 chốt và thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ở các hẻm thông với quận Gò Vấp . Việc nhắc nhở, xử phạt hoặc hướng dẫn quay đầu xe, cho người dân ra, vào sẽ do từng chốt giải quyết tùy vào điều kiện, tình hình cụ thể.
Trong diễn biến liên quan, thực hiện việc thay đổi phương thức làm để đảm bảo phù hợp với đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, quận Gò Vấp đang phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ bổ sung 32 dịch vụ công mức độ 4 cho các thủ tục thiết yếu ở các lĩnh vực đô thị, bảo trợ xã hội, kinh tế, lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, quận Gò Vấp có tổng cộng 23 dịch vụ trực tuyến mức độ 3 (gồm 17 dịch vụ công mức độ 3 do quận triển khai và 8 dịch vụ công trực tuyến do Bộ Tư pháp triển khai) trên tổng số 200 thủ tục cấp quận và 113 thủ tục cấp phường, nhưng chưa có dịch vụ công mức độ 4.
Đối với 23 dịch vụ công mức độ 3 đang triển khai, quận Gò Vấp sẽ phối hợp với Bưu điện thành phố để thực hiện nhận và trả hồ sơ tại nhà. Như vậy, Gò Vấp sẽ nâng từ 23 dịch vụ công mức độ 3 lên 55 dịch vụ công mức độ 3, 4 kết hợp dịch vụ nhận trả tại nhà của Bưu điện thành phố.
Trước đó, từ 0 giờ ngày 31/5 quận Gò Vấp thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày với 10 chốt kiểm soát dịch COVID-19. Tuy nhiên trong thời gian đầu, việc thực hiện giãn cách diễn ra khá lúng túng, gây ùn ứ giao thông tại các khu vực xung quanh chốt trạm.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa bàn giáp ranh cùng hỗ trợ quận Gò Vấp. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp cũng đã có những điều chỉnh kịp, nhờ đó thời đến nay tình hình đã ổn định, người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định.
Vòng xoay trên đại lộ Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp). (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Hiện tại, lực lượng chức năng đã lập 12 chốt kiếm soát tại cửa ngõ quận Gò Vấp gồm khu vực đường Nguyễn Thái Sơn, khu vực trước số 399 Tân Sơn, cầu Bến Phân, cầu An Lộc, cầu Thép An Phú Đông, khu vực trước số 185 đường Phan Huy Ích, cầu Trường Đai, cầu Chợ Cầu, ngã tư Lê Quang Định-Phạm Văn Đồng, ngã tư Phan Văn Trị-Phạm Văn Đồng, cầu vượt thép vòng xoay Phạm Văn Đồng, khu vực đường Lê Quang Định.
Ngoài 12 chốt do quận Gò Vấp thành lập, 16 phường thuộc quận Gò Vấp cũng đã chủ động thành lập các chốt phòng, chống dịch COVID-19 tại những tuyến đường, hẻm, ngã rẽ... nhằm hạn chế tình trạng tránh, né chốt kiểm soát dịch của một số người dân, đồng thời tăng cường kiểm soát lượng người cùng phương tiện qua lại trên địa bàn quản lý.
Xử phạt trường hợp không cài đặt các ứng dụng để phòng, chống dịch Ngày 6-6, UBND tỉnh đã có Công văn số 2542 hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Đoàn viên, thanh niên Sở Thông tin - Truyền thông hướng dẫn người dân cài đặt Bluezone. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND...