Bệnh viện nhan nhản bảng phân biệt khám giáo sư, phó giáo sư
Nắm bắt được nhu cầu “khám giáo sư” của một bộ phận người dân mà hiện tại Viện Da liễu Trung ương có hẳn một khu nhà mới xây dựng “Khu Khám bệnh theo yêu cầu giáo sư, phó giáo sư”.
Bảng biển giá “khám giáo sư” và “khám phó giáo sư” tại BV Da liễu Trung ương
Thời gian gần đây, nhiều người xôn xao trước các biển “khám giáo sư” hay “khám phó giáo sư” trưng ở một số bệnh viện. Có ý kiến bày tỏ: “Khám chữa bệnh mà cũng phân biệt “giáo sư” với “phó giáo sư”, sao khám chữa bệnh mà cũng biến tướng lạ lùng vậy?”
Bên cạnh đó, có người còn lạ lẫm đặt câu hỏi: Ở bệnh viện thường có 2 hình thức khám thường và khám dịch vụ (tức khám nhanh hơn, nhiều phòng có bác sĩ nhiều hơn) riêng hình thức “khám giáo sư”, “khám phó giáo sư” thì chưa thấy bao giờ. Sao lại có kiểu lạ như vậy?
Đắt gấp 3 lần khám thường, “khám giáo sư” vẫn “hot”
Theo ghi nhận của phóng viên ngày 26/12, tại Hà Nội, một số bệnh viện lớn hiện nay bên cạnh việc khám thường và khám dịch vụ còn phân biệt giữa khám giáo sư (giáo sư khám) và khám bác sỹ (bác sĩ khám).
Mặc dù khám giáo sư người bệnh phải bỏ ra chi phí “chát” hơn rất nhiều với khám bác sỹ nhưng họ vẫn cố chen cho bằng được.
Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn khám giáo sư? Phần đông người đến khám đều trả lời vì được người quen giới thiệu hoặc vì tin tưởng vào học hàm của người khám, nghĩ giáo sư sẽ giỏi hơn bác sỹ vì kinh nghiệm nhiều, hiểu biết rộng.
Nắm bắt được nhu cầu khám giáo sư của một bộ phận người dân mà hiện tại Viện Da liễu Trung ương có hẳn một khu nhà mới xây dựng “Khu Khám bệnh theo yêu cầu giáo sư, phó giáo sư”.
Theo đó, người bệnh có nhu cầu có thể đến đặt số thứ tự hoặc gọi điện thoại trước để đặt lịch khám các với giáo sư, phó giáo sư. Nếu khám trong giờ hành chính, phí khám giáo sư là 350.000 đồng, phó giáo sư là 250.000 đồng, còn khám dịch vụ thông thường chi phí là 100.000 đồng. Nếu khám ngoài giờ hành chính, chi phí là 500.000 đồng với giáo sư, 300.000 đồng với phó giáo sư và 150.000 đồng khám theo dịch vụ thông thường.
Video đang HOT
Mặc dù giá cao như vậy, nhưng đến 10h sáng, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã hết số khám giáo sư.
Theo một nhân viên ghi số thứ tự đăng ký khám, mỗi buổi, giáo sư chỉ khám 50 người còn phó giáo sư khám 250 người. Nếu muốn khám giáo sư phải đến thật sớm mới có số. Vì thế, rất nhiều người đành ngậm ngùi ra về, đợi đến chiều “săn” cho bằng được số để khám giáo sư.
Bảng phân biệt “khám giáo sư” và “khám phó giáo sư” tại BV Da liễu Trung ương
Anh Nguyễn Văn Hưng, Hà Nội cho biết, anh bị viêm da, khám mấy nơi mỗi bác sỹ kê một đơn nên kết quả điều trị bệnh không khả quan. Do vậy, anh đến bệnh viện Da liễu Trung ương đăng ký khám giáo sư với chi phí 350.000 đồng.
“Đến 9 giờ sáng, hết số khám, tôi đành phải vạ vật ở bệnh viện đợi đến buổi sau đăng ký bằng được khám giáo sư”, anh Hưng nói.
Chị Nguyễn Thị Hoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho con đi khám viêm da cơ địa tại Viện Da liễu Trung ương nói, khám giáo sư với chi phí đắt gấp 3 lần so với khám dịch vụ thông thường song chất lượng cũng không khác nhau là mấy.
“Giáo sư cũng xem rồi sau đó kê một loạt khoảng 5- 6 loại thuốc, giống như những lần khám trước đó tôi khám bác sĩ bình thường”, chị Hoa chia sẻ.
Theo ghi nhận của phóng viên, phân biệt khám giáo sư, phó giáo sư không chỉ ở Bệnh viện Da liễu Trung ương mà còn có ở Bệnh viện Tim Hà Nội, phí khám giáo sư là 600.000 đồng; Bệnh viện Mắt Trung ương phí khám giáo sư ở mức 300.000 đồng…
Tuy vậy, nhiều bệnh nhân vẫn mong mỏi khám giáo sư, sau khi mục sở thị giáo sư khám thì họ thốt lên: “Khám giáo sư cũng không khác khám bác sỹ. Khám giáo sư vẫn phải dựa vào kết quả xét nghiệm, chụp chiếu…”, chị Xuân (Thanh Hóa) nói.
Nhiều người phản ánh, khám giáo sư chất lượng không những chưa tương xứng với chi phí bỏ ra mà đôi lúc bệnh nhân còn mua sự bực mình đó là thái độ kênh kiệu của một số giáo sư khi thăm khám cho bệnh nhân.
Lo ngại giáo sư “giấy”
Hiện dư luận cũng có nhiều ý kiến trái chiều về việc khám giáo sư chất lượng có thật sự khác biệt hay không? Liệu rằng có sự phân biệt đẳng cấp trong ngành Y hiện nay hay không khi mà các bác sỹ có học hàm thì mức thù lao cho mỗi lượt khám lại cao đến vậy?
Bàn về vấn đề này, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những người có hàm học vị cao như giáo sư, phó giáo sư có nhiều người hiểu biết, kiến thức chuyên môn sâu, có uy tín nên bẹnh nhân muốn được thăm khám phải bỏ chi phí nhiều hơn là đúng.
Ngoài ra, nhiều giáo sư là những người làm quản lý về hưu, bệnh viện muốn sử dụng chất xám của họ, mời họ về nên bắt buộc phải bỏ nhiều tiền hơn nên tiền khám dịch vụ mà người dân phải trả nhiều hơn là điều hợp lý. Tuy nhiên, không ít phòng khám chữa bệnh lại mời các giáo sư không đúng với chuyên môn hoặc giáo sư “giấy” gây thiệt hại cho người bệnh. Do vậy, việc một số cơ sở y tế chỉ căn cứ vào chức danh giáo sư để thu tiền bệnh nhân cao là chưa phù hợp.
Qua thực tế khám bệnh nhiều năm, vị bác sỹ này nhận thấy: “Những bác sỹ nào lăn lộn với bệnh nhân, đọc sách nhiều hơn, khám có chất lượng hơn hẳn những giáo sư “giấy”.
Đồng quan điểm, một bác sỹ đang công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn cũng cho rằng, cần phân biệt giữa khám chuyên gia và khám chung. Khám chuyên gia có thể thu tiền cao hơn khám chung, song khám chuyên gia không nhất thiết là giáo sư, tiến sỹ, cứ bác sỹ nào giỏi thì được gọi là chuyên gia. Giáo sư, tiến sỹ nếu có trình độ nên phục vụ cho mục đích nghiên cứu giảng dạy.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
GS Ngô Bảo Châu tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016
Giáo sư Ngô Bảo Châu và 6 giáo sư đoạt giải Nobel của thế giới sẽ tham gia chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ XII - năm 2016. Sự kiện dự kiến thu hút 250 đại biểu, gồm các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ XII là một trong những hoạt động của Hội Gặp gỡ Việt Nam thành lập từ năm 2013 nhằm tham gia vào chương trình phát triển khoa học và giáo dục quốc gia. Cùng với chương trình nói trên, Hội Gặp gỡ Việt Nam có nhiều chương trình hoạt động khác tại Việt Nam như thành lập quỹ học bổng GGVN, phát học bổng Vallet-GGVN, sáng lập chương trình "Bàn tay nặn bột" ở Việt Nam, thành lập lớp dự bị (2 năm) dành cho sinh viên thi tuyển vào các trường kỹ sư khoa học ứng dụng quốc gia Pháp (INSA), giúp 3 làng trẻ em SOS Đà Lạt, SOS Đồng Hới, SOS Huế...
7 giáo sư đoạt giải Nobel và Field gồm Ngô Bảo Châu (Field 2010), David Gross (Nobel Vật lý 2004), Carlo Rubbia (Nobel Vật lý 1984), Jerome Fiedman (Nobel Vật lý 1990), Kurt Wuthrich (Nobel hóa học 2002), Finn Kydland (Nobel Kinh tế 2004) và Jean Jouzel (Nobel Hòa Bình 2007) sẽ cùng tham gia sự kiện chính của chương trình là hội thảo quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội", được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 8-7, tại Trung tâm Khoa học và Giáo dục liên ngành (Quy Nhơn, Bình Định).
Hội thảo có 12 hội nghị và 3 lớp học quốc tế chuyên đề về vật lý, được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa (UNESCO) bảo trợ, Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Bình Đình, Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức
Sự kiện này sẽ tạo cơ hội để các nhà khoa học tương tác, trao đổi với các nhà hoạch định chính sách và các đại diện của khu vực kinh tế tư nhân về tầm quan trọng của khoa học đối với sự phát triển của xã hội; đề xuất những vấn đề liên quan tới khoa học cơ bản và xã hội ở các nước châu Á nói chung và đặc biệt ở các nước đang phát triển xung quanh Việt Nam với những đặc thù của các đất nước này.
GS Ngô Bảo Châu là một trong bảy giáo sư sẽ tham dự chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016
Bên cạnh đó, chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016 sẽ có các buổi nói chuyện đại chúng tại Quy Nhơn với sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành. Cụ thể, giáo sư Kurt Wuthrich sẽ trò chuyện với chủ đề: "Cuộc đời khoa học của tôi - Từ Vật lý cộng hưởng từ hạt nhân đến protein và chẩn đoán y học" vào 15 giờ ngày 6/7.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận (Đại học Virginia, Mỹ) sẽ nói chuyện với chủ đề "Con người và vũ trụ: Vũ trụ có ý nghĩa gì không?" vào 15 giờ ngày 8/7. Hai buổi nói chuyện này đều được tổ chức tại Hội trường Quang Trung (Nhà văn hóa trung tâm Bình Định).
Tại Hà Nội, giáo sư Kurt Wuthrich sẽ có cuộc trò chuyện tại Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) vào lúc 15 giờ ngày 15/7. Ngoài ra, giáo sư Finn Kydland sẽ nói chuyện với chủ đề Kinh tế học tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội vào lúc 15 giờ ngày 12/7.
Theo_An ninh thủ đô
Rùa vàng ở Hà Tĩnh: Có quý hiếm tới trăm triệu/con? Noi vê rua vang vưa băt đươc ơ Ha Tinh, PGS Ha Đinh Đưc khuyên: "Người dân đừng quá ảo tưởng về giá trị loài rùa này. Nó không có giá cao đến mức ấy"... Mấy ngày gần đây, dư luận đang xôn xao việc một người dân tại Hà Tĩnh bắt được rùa vàng có trị giá hàng trăm triệu đồng, vị...