Bệnh viện kín giường vì sốt xuất huyết
Mặc dù sắp hết mùa dịch nhưng nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tiếp nhận nhiều người bị sốt xuất huyết.
Theo BSCKII Nguyễn Thị Oanh, Phụ trách Đơn nguyên Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, năm nay đơn vị tiếp nhận người bị sốt xuất huyết từ cuối tháng 7. Tháng 10 là cao điểm của dịch, 25 người nhập viện mỗi ngày. Hiện mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 15-18 bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Khổng Chí)
Để không quá tải số lượng bệnh nhân lưu lại tại các khoa phòng, các bác sĩ theo sát sức khoẻ người bệnh, kê thuốc kịp thời giúp bệnh nhân đủ điều kiện có thể xuất viện sớm, tiếp tục đón bệnh nhân mới. (Ảnh: Khổng Chí)
Hiện số người nhập viện và điều trị sốt xuất huyết có xu hướng giảm, tuần trước có thể mỗi ngày tiếp nhận và điều trị khoảng 40 ca, nhưng hiện còn khoảng 20-25 ca/ngày. (Ảnh: Ngô Nhung)
Ang Nguyễn Tăng Cường (SN 1974, Hà Nội) nhập viện sau 6 ngày sốt cao, uống nhiều thuốc nhưng không thuyên giảm. Anh vào viện trong tình trạng tiểu cầu giảm, chảy máu chân răng, cô đặc máu. Bác sĩ cho bù dịch theo đúng phác đồ điều trị sốt xuất huyết. Hiện tình trạng bệnh cải thiện tốt.
Video đang HOT
Theo ThS.BSCKII, Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, tháng 10 và 11 là thời điểm khoa tiếp nhận nhiều người bị sốt xuất huyết nhất. Để đảm bảo việc điều trị, đơn vị phải phân bổ người bệnh ở các chuyên khoa khác. (Ảnh: Ngô Nhung)
Chuyên gia thông tin, từ tháng 11, tuy lượng người mắc sốt xuất huyết giảm nhưng lại xuất hiện bệnh nhân đồng mắc như sốt kèm cúm, sốt xuất huyết kèm COVID-19, cũng có trường hợp cùng lúc vừa sốt xuất huyết, vừa cúm và COVID-19. (Ảnh: Ngô Nhung)
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ 17 đến 24/11, thành phố ghi nhận 2.237 ca mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã (giảm 239 ca so với tuần trước đó). Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội có 35.726 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 4 ca tử vong. Số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (14.445). (Ảnh: Ngô Nhung)
Về số ổ dịch, trong tuần ghi nhận 49 ổ dịch tại 14 quận, huyện, thị xã, giảm 20 ổ dịch so với tuần trước. Tổng số ổ dịch cộng dồn từ đầu năm đến nay là 1.878 ổ dịch, hiện còn 116 ổ dịch đang hoạt động tại 22 quận, huyện, thị xã. (Ảnh: Khổng Chí)
Hà Nội: Thêm 3 ca tử vong do sốt xuất huyết, hầu hết là người trẻ
Hà Nội đã có 6 ca tử vong do sốt xuất huyết, trong đó 3 ca mới, hầu hết là người trẻ, trong lúc xuất hiện lo ngại về thiếu thuốc, dịch truyền.
PGS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tính đến hiện tại, Hà Nội đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Như vậy là thêm 3 ca so với bản tin trên PLO 10 ngày trước.
Bác sĩ Đỗ Duy Cường khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: TT
Một điểm chung của các ca tử vong là đều nhập viện muộn, có dấu hiệu cảnh báo nặng, sốc, suy đa nội tạng, chảy máu và diễn biến bệnh rất nhanh. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp ở độ tuổi 30-35 tuổi, thậm chí rất trẻ (22 tuổi), không có bệnh nền.
Độc lực virus không tăng nhưng bệnh nhân nặng ngày càng nhiều
Ngoài ra, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận một số trường hợp chuyển nặng do tuyến dưới chẩn đoán sai dẫn đến điều trị sai. Chẳng hạn lẽ ra phải truyền dịch cao phân tử thì lại cho truyền dịch bình thường, hoặc bệnh đang ở giai đoạn tái hấp thu phải ngừng truyền dịch thì vẫn tiếp tục truyền...
"Người trẻ tuổi, không bệnh nền tử vong vì sốt xuất huyết là điều khó chấp nhận. Để giảm tử vong do sốt xuất huyết, tuyến dưới cần chú ý hơn công tác phân loại bệnh nhân, cập nhật công tác chẩn đoán, điều trị theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế" - PGS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
Chị Trương Hồng Nga đang chăm sóc mẹ bị sốt xuất huyết tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Chị cho biết mẹ mình đã xét nghiệm ngày 1-10 khi bắt đầu sốt, tiểu cầu là 73 G/L thì ngay hôm sau tụt xuống 40, đến ngày thứ tư của bệnh, tiểu cầu hạ còn 12.6 G/L.
"Gia đình rất lo lắng vì bà tuổi cao, lại có bệnh nền cao huyết áp nên khi tiểu cầu xuống thấp quá phải đưa vào viện ngay" - chị Nga nói.
Mẹ chị Nga nằm trong số 20-30 ca sốt xuất huyết tìm tới trung tâm những ngày này. So với các bệnh có tính chất dịch, lây nhiễm khác, bệnh nhân sốt xuất huyết hiện chiếm tới 1/3 tổng số bệnh nhân của trung tâm. Đây là nguyên nhân chính khiến các phòng nội trú chật cứng người...
Theo bác sĩ Cường, dịch sốt xuất huyết năm nay ở khu vực Hà Nội tăng cả số ca bệnh nặng và số ca tử vong. Tuy nhiên chưa có bằng chứng, cơ sở về việc virus tăng độc tính.
"Điểm bất thường là năm ngoái Hà Nội đã xảy ra dịch sốt xuất huyết, năm nay lại tiếp tục bùng dịch, tức là không theo chu kỳ khoảng 5 năm như trước. Đây là điều hiếm gặp, cho thấy công tác phòng, chống dịch cần phải chủ động, tăng cường hơn" - ông Cường nhận định.
Nam bệnh nhân 19 tuổi nhập viện do sốt xuất huyết đang được thăm khám. Ảnh: TT
Thời điểm này, bị sốt cần nghĩ ngay đến sốt xuất huyết
Theo Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, với sốt xuất huyết, những ngày đầu có thể bị sốt cao nhưng chưa đáng lo. Tới khoảng 4-5 ngày sau, bệnh nhân hết sốt, tưởng là khỏi nhưng thực tế đang chuyển sang giai đoạn thoát huyết tương, cô đặc máu. Chưa kể có trường hợp sốt xuất huyết nhưng không sốt mà âm thầm chảy máu, chảy máu nội tạng, cô đặc máu, thoát dịch... rất khó phát hiện.
Bác sĩ Cường lưu ý các gia đình: Vào cao điểm dịch như hiện nay, khi người thân có dấu hiệu sốt cần nghĩ ngay đến khả năng sốt xuất huyết, theo dõi kỹ diễn biến. Từ ngày thứ tư trở đi, nếu thấy mệt mỏi, đau bụng, chân tay lạnh, ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, đi ngoài ra máu, chán ăn... cần đến ngay bệnh viện để theo dõi, điều trị.
"Không phải tất cả ca bệnh sốt xuất huyết đều có thể chuyển nặng, nhưng chỉ cần 10% trong số đó thì đã áp lực rất lớn. Vì vậy, vào mùa dịch này, các cơ sở y tế cần chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng để kịp thời cứu chữa đúng phác đồ với các ca nhập viện, không diễn biến nặng hơn hoặc tử vong", bác sĩ Cường nói.
Về công tác điều trị sốt xuất huyết, vấn đề lớn nhất lúc này là nỗi lo thiếu thuốc, vật tư, dịch truyền, dung dịch cao phân tử, các chế phẩm của máu như hồng cầu, tiểu cầu, rồi thiết bị hồi sức, kít xét nghiệm... Ngoài ra, nhân lực chuyên ngành truyền nhiễm sau hai năm chống dịch COVID-19 cũng bị mỏng đi nhiều, cần nâng cao cả về số lượng, chất lượng cũng như chế độ đãi ngộ.
Bệnh nhân sốt xuất huyết được chỉ định nhập viện ngày càng tăng. Ảnh: TT
Còn trong điều kiện hiện tại, các cơ sở y tế cần lưu ý sốt xuất huyết khi đã chuyển nặng thì diễn biến xấu rất nhanh. Vì vậy, cần tăng cường sàng lọc, phân loại sớm bệnh nhân. Trường hợp nào có dấu hiệu mệt nặng thì đưa vào điều trị tích cực ngay. Tránh để bệnh nhân sốt xuất huyết nặng phải xếp hàng lâu đợi xét nghiệm, trả kết quả.
Dịch sốt xuất huyết chưa 'hạ nhiệt', nhiều ca trở nặng do nhầm với COVID-19 Cả nước ghi nhận gần 327.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó hơn 120 ca tử vong, dịch vẫn chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt". Trao đổi với PV VOV.VN, BS Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô cho biết, sốt xuất huyết là bệnh theo mùa, theo dịch. Trong giai đoạn cao điểm,...