Bệnh viện dã chiến đa tầng TP.HCM: Nơi rộn tiếng cười, nơi gắng qua nguy kịch
Chỉ cách nhau vài vách ngăn, hình ảnh các tầng Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình (TP.HCM) như hai bức tranh đối nghịch.
Nhiều bạn trẻ là F0 không triệu chứng hoặc nhẹ hỗ trợ nhân viên y tế vận chuyển bình oxy, thức ăn người nhà gửi đến
Một nơi bệnh nhân COVID-19 tự chăm sóc, vui vẻ, rộn tiếng nói. Một nơi bệnh nhân nằm im lìm, sự sống bị đe dọa từng giờ. Dẫu hình ảnh có gam màu nào, sự sống vẫn phải tiếp diễn.
Khi bước chân đến đây, mọi danh vọng, tiền tài đều hư vô và ai cũng thấu vì sao sức khỏe là điều quý giá nhất.
Một bác sĩ nói.
Bức tranh sáng
Quang cảnh tại tầng 1 và 2 (khu D và E) Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình (TP.HCM) vào một buổi sáng như một khu nhà ở tập thể khi bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân, thể dục, ăn sáng, vui đùa, tán gẫu… Nhân viên y tế cũng đến từng buồng bệnh lấy mẫu xét nghiệm cho một số bệnh nhân đủ thời gian.
Ở khoảnh sân trời, mọi khoảng cách giữa bệnh viện dã chiến và cuộc sống ngoài cộng đồng như hòa một vì nơi đây là “cả thế giới” vui chơi của trẻ em, là nơi tập thể dục, phơi quần áo, trò chuyện của người lớn…
Đang chơi cờ vua với người bạn F0, em L.B.H. (9 tuổi, Trường tiểu học Thân Nhân Trung, ngụ phường 13, quận Tân Bình) hớn hở cười nói: “Em ở đây cũng vui lắm vì có thêm bạn mới. Tụi em hay chơi cờ với nhau. Em ở lại đây thêm một tuần nữa cũng được”.
Người bạn F0 của H. là N.M.Q.. Hai em cùng tuổi, sống cùng nơi, học chung trường nhưng trước kia chưa bao giờ gặp mặt nhau. H. và Q. kết bạn ngay tại bệnh viện dã chiến. Hằng ngày, hai em hay rủ nhau ra khoảnh sân trời, chơi cờ vua và lấy xô nước làm ghế ngồi. Những bệnh nhân F0 khác ghé xem, bình luận.
Một trong những “khán giả” thân quen của hai em là cụ ông N.V.T. (90 tuổi, ngụ quận Tân Bình). Đều đặn mỗi sáng, ông T. ngồi trên xe lăn, được con dâu đẩy đến khoảnh sân để hóng gió trời, vận động nhẹ nhàng hay xem mọi người vui chơi.
Không ít bệnh nhân cảm nhận nơi đây là ngôi nhà lớn, với nhiều thành viên thân thiện – là những người cùng nhiễm COVID-19 và các y bác sĩ, tình nguyện viên. Họ cùng mục tiêu phấn đấu mau khỏi bệnh, sớm trở về nhà.
Video đang HOT
Nhiều bệnh nhân F0 không triệu chứng hoặc nhẹ đến khoảnh sân trời ở Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình (TP.HCM) vui chơi, thể dục, trò chuyện
“Thấu rõ tình người”
Dù lượng bệnh nhân nhập viện đông, bệnh viện phải kê thêm giường xếp dọc hành lang để đáp ứng nhu cầu thực tế. Thế nhưng, các bệnh nhân COVID-19 nhẹ, trung bình ở đây chưa ai than phiền bởi họ luôn được đội ngũ y bác sĩ, tình nguyện viên đối xử tử tế, tận tình.
Ông N.T.B. (64 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết dù phải đi điều trị COVID-19 nhưng ông cảm thấy rất thoải mái, hài lòng vì thường xuyên được y bác sĩ thăm khám, thắc mắc gì sẽ được giải đáp kịp thời.
Bệnh nhân N.T.H. (51 tuổi, ngụ quận Tân Bình) cho rằng thời gian chị và người nhà ở đây sẽ là kỷ niệm khó quên dù lúc nhập viện chị đã từng rất sợ.
“Bước chân vào bệnh viện, tôi sợ hãi lắm, xin về vì bệnh nhân ở đây đông quá. Nhưng ở lâu lại yên tâm hơn vì bác sĩ, điều dưỡng ai cũng làm việc có tâm, tận tình, không ai nói nặng nhẹ với bệnh nhân một lời nào.
Nửa đêm, khi mọi người đã ngủ, các tình nguyện viên lại đi theo dõi bình oxy có hết nước không để châm bình. Bệnh nhân với bệnh nhân cũng thương nhau nữa.
Nhiều người lớn tuổi mà chỉ đi cách ly một mình thì những bệnh nhân cạnh bên hỗ trợ họ, có gì cũng chia sẻ nhau. Qua đây tôi mới thấu rõ tình người trong mùa dịch. Bệnh viện mà nói nhớ thì hơi kỳ nhưng đó là cảm xúc cảm động thật” – bệnh nhân H. tâm sự.
Chỉ cách vài vách ngăn là khoa hồi sức tích cực. Bệnh nhân nặng ở đây nằm kín giường, các y bác sĩ nỗ lực giành sự sống cho họ – Ảnh: X.MAI
Chảo lửa sinh tử
Chỉ cách nhau vài vách ngăn, không khí trái ngược hoàn toàn khi đến khoa hồi sức tích cực. Ở đây, bệnh nhân nguy kịch nằm kín giường bệnh. Họ hôn mê sâu, cơ thể gắn liền nhiều dây nhợ để kết nối thiết bị y tế cạnh bên.
Trong bộ đồ bảo hộ bít bùng ngột ngạt nhưng tất cả bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên dường như quên khái niệm thời gian. Trong “bản giao hưởng” nhiều âm thanh từ các thiết bị máy móc phát ra liên hồi, họ tập trung cao độ, miệt mài chăm sóc, điều trị bệnh nhân nguy kịch, giành lại sự sống khỏi tay tử thần.
Hơn 9h, các tình nguyện viên đặt mỗi giường bệnh một xô nước. Họ nhẹ nhàng gội đầu, lau người, xoay trở, bóp nắn chân tay cho bệnh nhân. Riêng việc thay drap giường cho một bệnh nhân phải cần 4 – 5 người vì phần lớn bệnh nhân đều hôn mê sâu và nặng ký.
Trên giường số 2 là một cụ ông thân người nhỏ xíu, thở từng hơi nặng và rất dốc, bề môi đã thâm tím. Hai bác sĩ khẩn trương đẩy máy móc vừa tiến hành siêu âm, đo điện tim vừa trao đổi tình trạng sức khỏe của cụ. “Cụ ông 84 tuổi nhiễm COVID-19, suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim, rất nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào” – bác sĩ Toàn nói.
Giường bên, một bệnh nhân tuổi trung niên, người béo phì cũng rất nguy kịch, nguy cơ tử vong cao. Vừa ra khỏi khoa hồi sức tích cực, chị Nguyễn Thị Thu Hiền – điều dưỡng trưởng khoa hồi sức tích Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình – lại quay cuồng công việc tại khu hành chính.
Gặp tôi, chị đã không kìm được nước mắt: “Chỉ cách nhau một bức tường nhưng là hai thế giới khác. Nơi đây (khuôn viên khu hành chính – PV) thì chim hót, hoa nở; còn ở trong kia (khoa hồi sức tích cực – PV) thực sự là “chảo lửa”. Mọi người rất áp lực trước số lượng nhiều bệnh nhân nặng”.
Chị Hiền kể bản thân đã có 20 năm kinh nghiệm làm điều dưỡng ở Bệnh viện Thống Nhất nhưng chưa bao giờ gặp nhiều áp lực như trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 này. Mỗi ngày chị làm hơn 12 tiếng đồng hồ. Điều đau buồn nhất là có ngày phải làm 10 giấy báo tử bệnh nhân mất vì COVID-19 trong đợt dịch cao điểm.
Cuộc chiến giành lại sự sống cho bệnh nhân nguy kịch khỏi tay tử thần ở khoa hồi sức tích cực Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình chưa biết ngày dừng lại khi số ca nhiễm mới tại TP.HCM vẫn còn có chiều hướng tăng.
Đã có nhiều bệnh nhân ra đi dù được các y bác sĩ nỗ lực cứu chữa và không ít bệnh nhân đã trở về với gia đình một cách thần kỳ.
Hạn chế nguy cơ chuyển viện
Theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện dã chiến 3 tầng là mô hình chăm sóc, điều trị tốt nhất cho người bệnh và hạn chế tối đa các nguy cơ khi chuyển viện. Sở Y tế sẽ điều động luân phiên nhân viên y tế từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa TP và các quận, huyện đến bệnh viện dã chiến 3 tầng.
Ông Hồ Hữu Đức – phó giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình (TP.HCM) – cho biết vào thời điểm trước, bệnh nhân rất sợ khi phải vào bệnh viện dã chiến. Nhiều người chọn tự cách ly tại nhà dù không đủ điều kiện nên có thể là nguồn lây nhiễm cho cộng đồng.
Thực tế đến nay nhiều bệnh nhân đã và đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Tân Bình cho biết rất thoải mái. “Bệnh nhân thường rất sợ khi vào khu cách ly. Họ có cảm giác như bị giam cầm vì chỉ lủi thủi trong không gian nhỏ hẹp, không có sự giao tiếp dẫn đến căng thẳng, tinh thần giảm sút.
Điều quan trọng là làm sao tinh thần bệnh nhân thoải mái, không còn cảm giác sợ sệt khi cách ly, từ đó họ sẽ tuân thủ đúng hướng dẫn dù cơ sở vật chất có thể chưa được tốt nhất” – ông Đức nói.
Phía sau chuyện ông cụ chạy cuốc xe 3 giờ sáng: Người Sài Gòn chung tay
Mới đây, câu chuyện người đàn ông lớn tuổi làm shipper lúc 3 giờ sáng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Nhiều người cảm động, có người chuyển tiền giúp ông để cuộc sống đỡ vất vả hơn. Kết nối với ông, Thanh Niên biết thêm được câu chuyện phía sau đó.
Ở nhà buồn lắm, miễn sao được chạy
Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ông Tô An (61 tuổi), sống cùng hai con trai trong một phòng trọ thuê ở đường Âu Cơ, Q.Tân Bình (TP.HCM). Vợ chồng ông ly hôn đã 7 năm, ông An không còn bà con thân thích gì ngoài 2 người con trai. Theo lời ông, câu chuyện mà mạng xã hội chia sẻ liên tục mấy ngày qua thật ra xảy ra vào năm ngoái 2020. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, cả ba cha con ông đều dương tính.
Con trai cách ly 1 tuần là khỏi bệnh, còn ông thì trở nặng vì là người cao tuổi, có bệnh nền. "Đợt dịch này, xém xíu nữa là ba đi xa luôn rồi, may mà đi cấp cứu kịp. Ba sốt cao, huyết áp lên, tim đập nhanh, phải ôm chuyển lên bệnh viện dã chiến liền. Nửa tháng sau ba mới được về", anh Tô Tiến (21 tuổi), con trai ông An, tâm sự.
Hình ảnh ông An được chia sẻ và dù trải qua sinh tử với Covid-19 nhưng ông vẫn tiếp tục làm shipper với thành tích nổi bật. Ảnh GIA THANH
Kể về câu chuyện cuốc xe 3 giờ sáng, ông nói nó xảy ra khi ông mới vào nghề năm ngoái. Ban ngày đông tài xế nên không nhiều đơn, kiếm được có vài chục ngàn. Ông quyết định chạy thêm ban đêm kiếm thêm tiền. "Gần cả năm nay, tôi không chạy đêm nữa rồi. Chạy đêm nguy hiểm, sợ bị cướp giật, với tôi cũng có tuổi rồi", ông An chia sẻ.
Anh Tiến và cha không hiểu sao câu chuyện được chia sẻ rầm rộ lại trên mạng xã hội. Hai cha con cả đêm khó ngủ vì nhiều người Sài Gòn gọi điện hỏi thăm, giúp đỡ. Ông nói: "Điện thoại nổ quá trời luôn. Sáng dậy, tự dưng lại có tiền. Người thì vài trăm, người vài chục. Tôi rất cảm ơn mọi người, đang rầu sắp tới tiền nhà thì nay vui quá".
Chị Trúc Phương dắt ông đi mua xe máy mới với sự chung sức của nhiều tấm lòng. Ảnh TRÚC PHƯƠNG
Cuộc sống của ông bây giờ đã ổn định hơn. Anh Tiến cũng là tài xế xe công nghệ của app khác. Em trai thì vừa học vừa làm. Ba cha con mỗi người có công việc riêng rồi hùn tiền trang trải cuộc sống.
Tình người Sài Gòn
Nhớ lại thời gian là F0, ông kể: "Vào trong đó, bác sĩ kiểm tra ra bị tiểu đường. Một ngày tiêm 3 mũi ở bụng nè, sợ lắm. Bị bệnh đó rồi, chạy khuya quá không được, đến 9 - 10 giờ là buồn ngủ lắm". Trải qua sinh tử với Covid-19, ông An tiếp tục công việc shipper dù con trai đã khuyên ngăn. Sau một năm chạy xe, dù cuộc sống ổn định hơn trước nhưng ông vẫn đam mê vì ở nhà quá buồn chán. Ông sợ nhiễm bệnh lần nữa nhưng công việc mưu sinh thì chẳng thể bỏ.
Mỗi ngày, từ 7 giờ 30 - 21 giờ (nghỉ trưa 3 tiếng), ông cố gắng chạy đủ cuốc, đạt 60 điểm để lãnh tiền thưởng từ app. "Lớn tuổi thì lớn tuổi cũng phải đi làm chứ. Ở nhà hoài cũng không được, buồn lắm. Nhiều khi ngồi chẳng biết làm gì. Xung quanh, mọi người đi làm hết, vắng hoe à. Tôi còn làm được thì làm thôi", ông An cười nói.
Sau đợt dịch, anh Tiến nhiều lần can ông chạy xe, nhưng trước quyết tâm của ba, anh cũng từ bỏ. Anh để ông đi làm, miễn sao ông vui khỏe là được. Ông An thì luôn mang theo bình xịt khuẩn rửa tay và xịt hàng hóa khi tiếp xúc với khách. Ông vừa chạy chở hàng, giao đồ ăn và chở khách. Trước dịch, tài khoản xe công nghệ của ông đạt danh hiệu Siêu chiến binh. "Đợt rồi chạy ít, tụt xuống còn Chiến binh ưu tú à. Mà thôi kệ, miễn sao nó cho tôi chạy, đủ tiền này tiền kia. Cái tuổi này thì còn ai mướn đâu", ông An cười nói.
Cảm động trước hoàn cảnh của ông, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương đứng ra quyên góp, dự tính ban đầu kêu gọi 50 triệu đồng nhưng số tiền đã nhiều hơn nên chị thay mặt nhà hảo tâm mua tặng ông xe máy, điện thoại mới và ti vi (40 triệu đồng) như một cần câu giúp ông chạy xe tốt hơn. Chị tâm sự sẽ gửi tiếp khoảng 60 triệu đồng tiền mặt để ông có kinh phí chăm lo cho con trai út. Công việc shipper đến với ông đơn giản vì mưu sinh nhưng dường như ông An đã yêu thích nó lắm. Mỗi lần nhắc đến nghề, mắt ông sáng rỡ và mỉm cười chia sẻ. Người đàn ông ngoài 60 tuổi vẫn mong muốn làm việc đến khi không thể nữa.
F0 tăng cao, Cần Thơ nâng cơ sở cách ly tập trung thành bệnh viện dã chiến Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cho biết trước tình hình F0 tăng cao trong những ngày qua, thành phố đang mở rộng thêm các bệnh viện dã chiến từ các khu cách ly tập trung trước đây. Ông Dương Tấn Hiển chia sẻ về các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 của thành phố từ điểm cầu hội trường UBND TP Cần...