Bệnh vàng da ở người lớn có nguy hiểm không?
Vàng da, vàng mắt là triệu chứng quan trọng của nhiều bệnh lý. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nặng nề.
Các bệnh viêm gan virus, viêm gan tự miễn, viêm gan do rượu bia không được điều trị sớm dễ tiến triển thành bệnh nguy hiểm hơn như xơ gan, ung thư gan…
Vàng da, vàng mắt là triệu chứng quan trọng của nhiều bệnh lý.
Trường hợp vàng da do nguyên nhân tắc nghẽn đường mật như sỏi ống mật chủ, u chèn ép đường mật… kéo dài có thể gây nhiễm trùng đường mật, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong. Người có dấu hiệu nghi ngờ vàng da, vàng da bất thường cần đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn, đánh giá và xem xét điều trị.
Dấu hiệu nhận biết vàng da
Đối với người lớn, da bị vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà mức độ vàng da và mức độ nguy hiểm của từng trường hợp bệnh nhân cũng khác nhau.
Ở giai đoạn đầu, tình trạng vàng da sẽ chưa rõ ràng và rất khó để nhận biết bệnh. Càng về sau thì những biểu hiện của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn. Một số dấu hiệu nhận biết vàng da có thể kể đến là vết thâm tím, lòng bàn tay hoặc bàn chân có màu vàng, bên cạnh đó niêm mạc mắt và lưỡi bệnh nhân cũng có thể chuyển màu vàng, nước tiểu đậm màu hơn và phân lại có biểu hiện nhạt màu hơn.
Video đang HOT
Đối với người lớn, da bị vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh minh họa
Các nguyên nhân và bệnh lý gây vàng da
Vàng da không bệnh lý
Vàng da có thể do ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin A hay tiền chất beta carotene như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, cà chua, xoài chín, gấc, khoai lang… Đây là tình trạng vàng da không bệnh lý, tức ngừng ăn những thực phẩm này một thời gian, vàng da sẽ hết.
Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý xảy ra khi cơ thể không chuyển hóa và đào thải được bilirubin, dẫn đến tăng bilirubin trong máu. Bilirubin là chất có sắc tố vàng được hình thành khi hemoglobin (một phần của tế bào hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy) bị phá vỡ trong quá trình sửa chữa và sản sinh tế bào hồng cầu mới.
Vàng da bệnh lý thường đi kèm với vàng củng mạc mắt, mức độ phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu. Tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý ở hồng cầu, mật, tụy hoặc ung thư. Vàng da thường được phân thành ba nhóm lớn dựa trên nồng độ bilirubin gián tiếp và trực tiếp trong cơ thể. Cụ thể là vàng da trước gan, vàng da tại gan do các bệnh gây tổn thương tế bào gan và vàng da sau gan do các bệnh gây tổn thương gan hoặc tắc nghẽn đường mật ngoài gan.
Nhóm bệnh vàng da trước gan
Thường xảy ra do sự phá hủy hồng cầu quá mức ở tổ chức liên võng nội mô (gan, lách, tủy xương) làm cho bilirubin tự do ứ lại trong máu. Một số trường hợp sử dụng thuốc điều trị bệnh di truyền như hội chứng Gilbert, hội chứng Rotor… làm cản trở quá trình thu nhận bilirubin tự do vào gan, cũng dẫn đến vàng da.
Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan (còn gọi là bệnh vàng da tại gan)
Bệnh vàng da do tổn thương tế bào gan làm giảm khả năng liên kết giữa bilirubin và axit glucuronic. Nguyên nhân có thể gặp là viêm gan virus (A, B, C, D, E), viêm gan tự miễn, viêm gan do rượu, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu tiến triển, nhiễm khuẩn huyết, do sử dụng thuốc hoặc một số thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc…
Nhóm bệnh liên quan đến tắc nghẽn đường mật ngoài gan (còn gọi là bệnh vàng da sau gan)
Xảy ra do cản trở bài tiết bilirubin và muối mật vào ruột, làm ứ lại tại gan và thấm vào máu gây tăng bilirubin. Các bệnh có thể dẫn đến vàng da sau gan gồm sỏi mật (sỏi ống mật chủ), giun chui ống mật, u bóng Vater, ung thư đường mật, ung thư đầu tụy, khối u ngoài chèn ép vào đường mật…
Vàng da sau gan có thể đi kèm với các triệu chứng như sốt ớn lạnh, đau bụng hạ sườn phải hoặc thượng vị (trên rốn), ngứa da, sụt cân, suy nhược cơ thể, chán ăn, dễ bầm tím hoặc chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Người bệnh cũng có thể bị nôn ra máu, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.
Cấp cứu sau khi uống nước lá đu đủ trị xương khớp
Bị đau xương khớp, người phụ nữ ở Hà Nội tự mua thuốc trên mạng kết hợp với nấu nước lá đu đủ, củ ráy uống cả tháng.
Kết quả, bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì suy gan.
Trong thời gian ngắn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận liên tiếp các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan, men gan tăng, thậm chí nguy kịch sau khi dùng thuốc không rõ nguồn gốc, công dụng.
Điển hình nữ bệnh nhân 54 tuổi ở Hà Nội vào viện trong tình trạng mệt mỏi, vàng da, ăn kém. Người phụ nữ này có tiền sử đau xương khớp. Cách đây 3 tháng, bà mua thuốc tự bào chế trên mạng, kết hợp nấu lá đu đủ và củ ráy để uống.
Bệnh nhân dùng liên tục trong hơn 1 tháng, sau đó ngừng uống. Khoảng 20 ngày trước, người bệnh cảm thấy mệt mỏi và ăn uống kém nên đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám và phát hiện men gan tăng cao và có chỉ định nhập viện để điều trị.
Nữ bệnh nhân đang được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.
Dựa trên triệu chứng và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bà bị viêm gan nhiễm độc cấp nghi do thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần.
Trường hợp khác là bà N.T.G. (66 tuổi, trú tại Bắc Ninh) được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu trong tình trạng viêm gan cấp.
Hai tháng trước, bà G. uống 1 loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc với liều lượng 100 viên/ngày, chia làm 2 lần, thời gian dùng 3 tuần liên tục.
Sau đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu. Gia đình đưa bà G. vào bệnh viện địa phương điều trị 3 tuần dấu hiệu suy gan rõ rệt, chỉ số men gan tăng gấp 15 lần người bình thường. Bác sĩ chẩn đoán ngộ độc thuốc Đông y.
Theo bác sĩ Vũ Thị Hương Giang, Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây, cơ sở y tế này đã tiếp nhận và điều trị nhiều ca bệnh gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các loại thuốc mua trên mạng, không được kiểm chứng. Do đó, việc dùng bất kỳ loại thuốc nào đều phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Chữa bệnh theo lời đồn, một phụ nữ bị ngộ độc lá lộc mại Một người phụ nữ đã bị ngộ độc, tan máu do nghe lời đồn uống lá lộc mại để chữa táo bón. Người phụ nữ bị ngộ độc vì chữa bệnh theo lời đồn. Ngày 18/8, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận người bệnh H.T.H (62 tuổi, dân tộc Mường) trú tại...