Thực phẩm tốt nhất cho người bệnh vàng da
Người bị vàng da cần tăng cường các loại thực phẩm và đồ uống giúp cải thiện tiêu hóa, trao đổi chất cũng như bảo vệ gan khỏi bị tổn thương thêm.
Trái cây và rau quả chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho gan. Ảnh minh họa: INT
Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và phòng ngừa vàng da. Trong quá trình tiêu hóa, gan sản xuất ra mật, giúp ruột phân hủy chất béo, đồng thời cũng chịu trách nhiệm xử lý hoặc chuyển hóa hầu hết các chất dinh dưỡng, độc tố và thuốc mà một người tiêu thụ.
Vậy nên, Quỹ Gan Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên ăn một chế độ cân bằng bao gồm thực phẩm từ tất cả các nhóm. Trong đó, thực phẩm chứa chất xơ đặc biệt có lợi.
Những thực phẩm nên ăn
Thông thường, bác sĩ sẽ cung cấp một kế hoạch điều trị cá nhân, bao gồm các đề xuất về chế độ ăn uống cho người bị vàng da. Những đề xuất này sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và bất kỳ vấn đề y tế tiềm ẩn nào. Trong đó, có một số loại thực phẩm và đồ uống mà người bệnh vàng da nên tiêu thụ trong quá trình phục hồi.
Uống đủ nước là một trong những cách tốt nhất để giúp gan phục hồi sau khi điều trị bệnh vàng da. Nước không chỉ giúp tiêu hóa dễ dàng, mà còn khiến gan và thận đào thải độc tố. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ (DGA) 2020 – 2025 khuyến cáo, nước và đồ uống chứa chất dinh dưỡng có lợi mà không có đường, như sữa nên là đồ uống chính.
DGA không khuyến nghị uống một lượng nước cụ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh khuyến nghị, mọi người nên uống 6 – 8 cốc nước mỗi ngày. Nếu không thích vị nhạt của nước, mọi người có thể thêm một thìa nước chanh hoặc bưởi tươi vào để tăng thêm chất chống oxy hóa.
Trái cây, rau quả tươi chứa chất chống oxy hóa mạnh và chất xơ. Nhờ đó, có thể giúp hạn chế tổn thương gan trong quá trình trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa. Trong đó, một số loại đặc biệt có lợi cho người mắc các bệnh về gan.
Quỹ Gan Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn nhiều trái cây có màu sắc tươi sáng, như: Nam việt quất, việt quất và nho nguyên quả, trái cây họ cam quýt, đặc biệt là chanh, chanh xanh và bưởi, đu đủ và dưa, bơ và ô liu, cà chua, cà rốt và củ cải đường. Ngoài ra, các loại rau họ cải, như bông cải xanh, súp lơ, cải bi xen, gừng và tỏi, rau bina và cải xanh cũng là những thực phẩm có lợi.
Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt là nguồn quan trọng của chất xơ trong chế độ ăn uống. Những thực phẩm này đồng thời chứa axit phenolic – chất chống oxy hóa tự nhiên trong thực vật.
Video đang HOT
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: Lúa mì, quinoa, lúa mạch đen, gạo lứt, yến mạch. Một nghiên cứu quy mô lớn được công bố vào năm 2021 báo cáo, những người tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn có nguy cơ thấp mắc ung thư gan và tử vong do bệnh gan mãn tính.
Chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn là “chất béo lành mạnh” giúp duy trì mức cholesterol tốt cho cơ thể. Trong đó, các loại hạt chứa cả hai loại chất béo lành mạnh, giàu chất xơ và giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E và axit phenolic.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 ở Trung Quốc phát hiện, việc thường xuyên ăn các loại hạt có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thấp hơn.
Các loại cá béo, như cá hồi và cá thu, chứa chất béo không bão hòa đa cũng như omega-3 và kẽm, có thể giúp bảo vệ gan và ngăn ngừa các tình trạng như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và ung thư gan.
Protein nạc, bao gồm đậu phụ, các loại đậu, gia cầm và cá, có thể có lợi cho những người bị vàng da. Quỹ Gan Hoa Kỳ khuyên người bệnh vàng da nên tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo và muối. Vì vậy, protein nạc tốt hơn các loại thịt chế biến hoặc nhiều mỡ.
Người bệnh vàng da nên tiêu thụ nước và đồ uống chứa chất dinh dưỡng có lợi. Ảnh minh họa: INT
Thực phẩm cần hạn chế
Rượu có độc đối với hầu hết các mô bên trong cơ thể, bao gồm cả gan. Lạm dụng rượu có thể gây ra bệnh mãn tính, bao gồm bệnh gan và các vấn đề về tim. Hầu hết những người bị vàng da hoặc mắc các tình trạng gan khác nên cố gắng tránh hoàn toàn rượu.
Nước ngọt, đồ nướng, bánh mì trắng và mì ống đều chứa nhiều đường tinh luyện. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe làm suy giảm chức năng gan, bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.
Nhiều loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp hoặc hun khói có chứa chất bảo quản, đặc biệt là thịt nguội và rau đóng hộp. Những chất bảo quản này thường ở dạng muối, như nitrat và sulfat. Muối làm cơ thể mất nước, khiến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trở nên khó khăn hơn và gây áp lực lên gan.
Thực phẩm chiên, nhiều dầu và thức ăn nhanh có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa khó tiêu, đặc biệt là những loại được chế biến bằng dầu thực vật hydro hóa một phần. Những thực phẩm này cũng có lượng calo cao. Vì vậy, việc tiêu thụ chúng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì, có thể gây tình trạng gan nhiễm mỡ và bệnh vàng da.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cá và động vật có vỏ chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn và virus, như viêm gan A. Việc ăn những thực phẩm này có thể gây bệnh gan mãn tính.
Vàng da là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ lưu ý, khoảng 60% trẻ sơ sinh bị vàng da. Các dấu hiệu xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi trẻ chào đời.
Lý do là vì nồng độ bilirubin của trẻ thường ở mức cao nhất trong thời gian này. Với trường hợp nhẹ, các triệu chứng thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin cực cao sẽ cần điều trị bằng truyền máu hoặc quang trị liệu.
Lợi ích của lươn và những ai không nên ăn lươn
Lươn có giá trị thực phẩm cao, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên có một số nhóm người được khuyên nên tránh xa món ăn này.
Dưới đây là một số lợi ích của lươn, những ai không nên ăn lươn và lưu ý khi chế biến lươn để đảm bảo cho sức khỏe.
Lươn là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên cần tránh sử dụng khi bị bệnh gout, mỡ máu cao.
Một số lợi ích khi ăn lươn
Điểm danh một số lợi ích của lươn mà bạn sẽ nhận được khi ăn đó là:
_ Tác dụng bổ dưỡng, phục hồi sức khỏe, phát triển thể chất: Nguồn dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất dồi dào khiến lươn trở thành thực phẩm giúp người bệnh, người già hồi phục sức khỏe, trẻ em phát triển thể chất, mẹ bầu bồi bổ cơ thể. Các vitamin, khoáng chất giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
_ Tốt cho não, cải thiện trí nhớ: Lươn rất giàu DHA và lecithin, là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào các cơ quan của con người và là dưỡng chất không thể thiếu cho tế bào não. Theo dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm của Mỹ, bổ sung lượng lecithin thường xuyên có thể cải thiện 20% trí nhớ. Các acid béo không bão hòa trong lươn có lợi cho cho sự phát triển não. Vì vậy, ăn thịt lươn có tác dụng bổ não, cải thiện trí nhớ và học tập, có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
_ Bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt: Một chế độ ăn uống ít chất sắt, vitamin B12 và folate làm tăng nguy cơ thiếu máu. Hàm lượng những chất này trong lươn rất dồi dào, giúp tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
_ Cải thiện sức khỏe của da, tóc, móng: thịt lươn đem lại lợi ích sức khỏe cụ thể hơn đối với phụ nữ như giảm nếp nhăn và cải thiện sức khỏe của da, nuôi dưỡng da, tóc và móng nhờ hàm lượng lớn collagen trong lươn. Arginine trong thịt lươn có chức năng quan trọng là ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Những ai không nên ăn lươn?
_ Người bị bệnh gout không nên ăn lươn: lươn là thực phẩm giàu đạm, người bệnh gout ăn lươn sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
_ Người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn thịt lươn ở dạng chế biến chiên xào, nên chế biến bằng cách hấp, luộc, nấu cháo, nướng...
_ Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn.
_ Những người đang dùng thuốc hà thủ ô đỏ: hà thủ ô đỏ chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc... Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc hà thủ ô đỏ nên kiêng ăn cá không vảy như lươn, chạch.
_ Trẻ em trên 1 tuổi có thể ăn các món ăn từ thịt lươn, tuy nhiên không lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều vì lươn dễ gây dị ứng ở một mức độ nhất định. Những bé có tiền sử bị dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn thịt lươn. Nên cho ăn thử 1 ít vào lần đầu và quan sát biểu hiện dị ứng để xử trí kịp thời.
Lưu ý khi chế biến lươn
_ Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn: các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu... vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bạn bị ngộ độc.
_ Không ăn lươn đã chết: Tuy thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
_ Không ăn lươn chưa chín: trong lươn có một loại ký sinh trùng rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Nếu chỉ xào qua, những ấu trùng này vẫn sống và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.
Da vàng như nghệ sau khi uống thuốc nhờ hàng xóm mua Kết quả khám bệnh có nhiều sỏi thận, anh N. nhờ người hàng xóm mua giúp thuốc nam về uống. Hai tuần sau, anh thấy da vàng như nghệ, ngộ độc gan nặng. Anh N.V.N (49 tuổi, trú tại Hà Nội) có tiền sử bị sỏi thận nhiều năm nhưng không khám và điều trị theo bác sĩ. Gần đây, anh N. đưa...