Bệnh tiểu đường ảnh hưởng sức khỏe tình dục ở nam giới đến mức nào?
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương, giảm ham muốn, testosterone thấp và nhiều vấn đề tình dục khác ở nam giới.
1. Ảnh hưởng đến chức năng cương dương
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng rối loạn chức năng cương dương (ED) xảy ra phổ biến hơn ở những nam giới mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 7/2017 trên tạp chí Diabetic Medicine chỉ ra: đàn ông mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao gấp 3,5 lần so với nam giới bình thường.
Nguyên nhân của việc này là đường huyết cao làm tổn thương các dây thần kinh, ảnh hưởng đến việc phát tín hiệu tình dục tới dương vật. Căn bệnh này cũng thu hẹp các mạch máu dương vật nên bộ phận sinh dục không thể có đủ máu để cương cứng.
Bác sĩ Ajay Nangia, cử nhân y khoa và phẫu thuật đồng thời là giáo sư tiết niệu tại Trung tâm y tế Đại học Kansas, Mỹ chia sẻ rằng dù không thể can thiệp vào việc dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương nhưng có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách làm xét nghiệm máu A1C.
Khi điều trị, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc viên như Viagra (sildenafil), Cialis (tadalafil) và Levitra (vardenafil). Tiến sĩ Sisson cho rằng những viên thuốc này có hiệu quả cao với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là khi bạn không thể cương cứng. Tuy nhiên, những người dùng nitrat để giảm đau tim không nên sử dụng thuốc rối loạn cương dương vì nó có thể gây ra bệnh huyết áp thấp. Với trường hợp này, các bác sĩ có thể tiêm, dùng thiết bị hỗ trợ cương dương hoặc cấy ghép dương vật giả.
2. Ảnh hưởng đến xuất tinh
Bác sĩ Nangia nói rằng những người đàn ông trẻ tuổi, chủ yếu mắc bệnh tiểu đường loại 1, bị rối loạn xuất tinh. Đường huyết cao theo thời gian làm tổn thương dây thần kinh nên tinh dịch bị thải trở lại bên trong bàng quang chứ không được xuất ra ngoài dương vật. Bạn vẫn có thể đạt cực khoái trong trường hợp này nhưng việc không xuất tinh có thể gây vô sinh.
Để điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc pseudoephedrine (Sudafed) và thực hiện các xét nghiệm để thu thập tinh dịch nhằm tiến hành thụ tinh nhân tạo.
3. Không thấy hứng thú với quan hệ tình dục
Bên cạnh các vấn đề về thể chất, rối loạn cương dương, rối loạn chức năng xuất tinh, việc giảm ham muốn tình dục còn do trầm cảm, tình trạng hôn nhân, hormone, cảm xúc…
Video đang HOT
Do vậy, bạn cần điều trị tiểu đường kết hợp với việc trao đổi với bạn tình để tăng hứng thú khi quan hệ. Nửa kia của bạn phải thực sự quan tâm và thích thú mới có thể đem lại cảm giác muốn quan hệ tình dục cho bạn.
4. Gây tình trạng testosterone thấp
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diab Care, việc suy giảm ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của tình trạng testosterone thấp ở nam giới, thường gặp ở đàn ông mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, testosterone thấp cũng liên quan đến hội chứng chuyển hóa gây nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Nam giới có thể điều trị hội chứng chuyển hóa bằng cách kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh. Tập thể dục, giảm cân, ăn thực phẩm lành mạnh và bỏ hút thuốc là phương pháp giúp cân bằng testosterone trong cơ thể.
5. Thói quen vô tình làm ảnh hưởng đến khả năng tình dục
Một số người có thể không nhận ra dù bị tiểu đường hay không nhưng những điều họ thường làm vô tình gây ra rối loạn chức năng cương dương. Hút thuốc, uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng các chất kích thích như cần sa, có thể ảnh hưởng đến sự cương cứng.
Ví dụ, nếu bạn tiêu thụ nhiều đồ ăn chứa chất béo bão hòa, uống rượu và hút một điếu thuốc trước khi quan hệ tình dục thì sẽ khó cương cứng sau đó. Nam giới có thể cải thiện chức năng cương dương bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh.
6. Gây tình trạng đi tiểu thường xuyên
Bệnh tiểu đường và rối loạn chức năng tiết niệu có mối liên hệ với nhau bởi đường huyết cao gây tổn thương dây thần kinh trong bàng quang. Điều này có thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên vì bàng quang không hoàn toàn sạch.
Mặc dù việc đi tiểu thường xuyên có thể không gây nhiều ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày của nam giới nhưng khi lên đỉnh, một số đàn ông có thể xuất tinh kèm nước tiểu. Chưa kể việc đi tiểu nhiều lần có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ham muốn tình dục. Nghiên cứu cho thấy đàn ông bị rối loạn cương dương thường gặp các vấn đề về đường tiết niệu.
Trúc Anh
Theo docbao.vn
Khô âm đạo, đau đầu sau khi "quan hệ"... và top 4 vấn đề sức khỏe tình dục chị em nào cũng nên biết
Khi nói đến chu kì kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh và mọi vấn đề liên quan đến chuyện tế nhị, rất nhiều chị em lấy làm xấu hổ khi nói ra cho dù bản thân rất muốn hỏi.
Thế nhưng, rõ ràng đây là vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần đóng vai trò quyết định trong cuộc sống của chị em. Chính bởi vậy, chuyên gia về sức khỏe phụ nữ, tiến sĩ Tania Adib, bác sĩ phụ khoa tư vấn tại The Medical Chambers ở London Kensington và Tiến sĩ Sarah Brewer, giám đốc Y tế của Healthspan, đã tiết lộ rất nhiều điều chị em muốn và cần biết về sức khỏe tình dục, trong đó có cả những lời khuyên vô cùng hữu ích.
1. Bạn có thể bị dị ứng với tinh dịch của bạn tình
Dị ứng tinh dịch - thường được gọi là quá mẫn với huyết tương - thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới (nhưng nam giới cũng có thể bị dị ứng với tinh dịch của chính họ). Tình trạng này có thể gây ra bởi các kháng thể trong cơ thể phụ nữ khi chúng nhận ra tinh dịch là có hại và gây ra phản ứng.
Phụ nữ có thể bị viêm, cảm giác ngứa và sưng bộ phận sinh dục ngay sau khi tiếp xúc với tinh dịch. May mắn thay, các phản ứng có xu hướng nhẹ nên hiếm có trường hợp người phụ nữ bị sốc phản vệ khi dị ứng với tinh dịch của "đối tác".
Đối với những phụ nữ bị dị ứng tinh dịch, các chuyên gia đều khuyên họ nên dùng "ba con sâu" trong mỗi lần có quan hệ tình dục. Còn nếu muốn thụ thai thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trong việc sử dụng các công nghệ sinh sản.
Dị ứng tinh dịch - thường được gọi là quá mẫn với huyết tương - thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
2. Bị đau đầu sau khi quan hệ tình dục
Nếu bạn cảm thấy hơi đau đầu sau khi quan hệ tình dục, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là bạn đã uống đủ nước chưa, vì quan hệ tình dục mạnh mẽ có thể gây ra tình trạng mất nước.
Có một hiện tượng được gọi là HAS lành tính (đau đầu liên quan đến hoạt động tình dục). HAS là một tình trạng hiếm gặp - ít hơn 3% của tất cả các cơn đau đầu được báo cáo - và nó thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, không ai chắc chắn về nguyên nhân mình đang gặp, bởi vậy nên đi khám bác sĩ nếu hiện tượng này kéo dài thường xuyên.
Một giả thuyết là sự gắng sức trong khi "quan hệ" dẫn đến các mạch máu giãn nở và cơn nhức đầu có thể xuất hiện, kéo dài 2-3 phút.
Nếu bạn cảm thấy hơi đau đầu sau khi quan hệ tình dục, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là bạn đã uống đủ nước chưa.
3. Quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh con có thể bị đau
Câu trả lời là có thể và mức độ đau như thế nào cũng tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cố gắng quan hệ tình dục khi đã sẵn sàng vì sau khi sinh, mức estrogen của bạn rất thấp. Điều này có thể làm mỏng da âm đạo, khiến nó bị khô hơn nên "chuyện ấy" sẽ gây khó chịu.
Thông thường, cũng có người quan hệ tình dục trở lại sớm nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên đợi khoảng 6 tuần sau khi sinh người phụ nữ mới nên "sinh hoạt vợ chồng" vì lúc đó cơ thể bạn đã hồi phục và khỏe mạnh trở lại.
Cho con bú cũng làm giảm estrogen, do đó "chuyện vợ chồng" cũng có thể là một vấn đề đối với các bà mẹ cho con bú. Trong trường hợp này, các mẹ có thể sử dụng chất bôi trơn tan trong nước để giảm bớt các vấn đề khó chịu.
Dùng một số loại thuốc như thuốc uống thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin... cũng có thể gây ra tình trạng khô âm đạo.
4. Người phụ nữ có thể bị khô âm đạo tại bất kì thời điểm nào trong cuộc sống chứ không phải chỉ là do chuyện tình dục
Khô âm đạo là một tác dụng phụ rất phổ biến của thời kỳ mãn kinh (do thiếu hormone estrogen) - nhưng nó có thể thực sự "tấn công" người phụ nữ vào nhiều thời điểm khác của cuộc sống.
Nó có thể xảy ra sau khi mang thai và trong thời gian cho con bú, trong thời kì kinh nguyệt hoặc khi mắc các bệnh khác như vấn đề tuyến giáp, bệnh tiểu đường, thậm chí điều kiện viêm ruột. Dùng một số loại thuốc như thuốc uống thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin... cũng có thể gây ra tình trạng khô âm đạo.
Rất nhiều phụ nữ không biết rằng tình trạng khô âm đạo có thể liên quan đến nồng độ estrogen thấp - điều này làm cho âm đạo ít bị bôi trơn và co giãn hơn. Khô âm đạo không chỉ cản trở đời sống tình dục mà nó còn gây ra sự khó chịu, đau, ngứa, tiết dịch, đau nhức toàn thân...
Bởi vì lớp lót của âm đạo trở nên rất mỏng và ít co giãn, nên ma sát có thể xảy ra khiến người phụ nữ khó chịu ngay cả khi đi bộ, ngồi xuống hoặc là mặc quần không thoải mái. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn đến triệu chứng đường tiết niệu, đi tiểu đau, viêm bàng quang, thường xuyên bị nấm...
Theo hellobacsi.com
Bác sĩ tiết lộ 5 điều bất ngờ về sức khỏe tình dục ở nam giới mà phụ nữ cần thấu hiểu Một số vấn đề về sức khỏe tình dục của nam giới như rối loạn chức năng cương dương, vấn đề xuất tinh, vô sinh,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống tình dục nam giới. Theo Brigham Healthhub, các vấn đề sức khỏe tình dục sau đây thường gặp ở nam giới và phụ nữ cần hiểu rõ để...