Bệnh tai mũi họng: Khi nào cần đến bệnh viện?
Hỏi: Con gái 6 tuổi của tôi thường bị các bệnh liên quan đến tai, mũi và họng, nhất là khi thời tiết thay đổi. Xin hỏi bác sĩ, khi mắc bệnh tai mũi họng, ở mức độ nào thì cần phải đến bệnh viện để khám?
Nguyễn Thị Hường (32 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội)
Bác sĩ khám lâm sàng cho trẻ (Ảnh: pexels)
Đáp: Tai mũi họng là những bộ phận chịu nhiều tác động từ môi trường, thời tiết. Khí hậu ẩm ướt hoặc nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Tại Việt Nam, các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng được đánh giá là một trong số những căn bệnh phổ biến hiện nay.
Người lớn cảm nhận được mức độ bệnh rõ hơn, dễ đưa ra quyết định phù hợp; trẻ nhỏ thì ngược lại. Diễn biến bệnh tai mũi họng ở trẻ nhỏ đôi khi rất nhanh. Viêm đường hô hấp trên từ tai mũi họng có thể dẫn đến viêm phổi, viêm đường hô hấp dưới, là bệnh lý nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện viêm đường tai mũi họng mà sốt ho, chảy nước mũi, đặc biệt là ho có đờm, dịch mũi đục có thể màu xanh, vàng thì cần phải đi khám. Ngoài ra, nếu thấy trẻ mệt, quấy khóc, không ăn thì cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc.
Một điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý, đó là không nên tùy tiện cho trẻ sử dụng kháng sinh. Khi trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp thì cần tới bác sĩ chuyên khoa để được khám và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Lạm dụng kháng sinh không chỉ gây tốn kém, mà còn khiến người bệnh mệt mỏi, gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh.
Tai mũi họng là cửa ngõ tiếp xúc với bên ngoài và là nơi mầm bệnh tấn công đầu tiên. Do đó, chúng ta phải giúp trẻ tập thói quen đeo khẩu trang, rửa tay, súc họng thường xuyên… để giảm nguy cơ gây bệnh. Cần đưa trẻ đi khám khi có biểu hiện bệnh để được điều trị đúng phác đồ, điều trị triệt để.
Hơn một nửa bệnh nhân Covid-19 bị nhiễm virus từ người chưa có triệu chứng
Các nhà khoa học Ireland đã tổng kết 17 nghiên cứu trên toàn cầu để ước tính số lượng lây truyền xảy ra trong giai đoạn "tiền triệu chứng".
Phần lớn lây truyền dường như xảy ra từ ba ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu đến hai ngày sau đó
Video đang HOT
Họ thấy rằng từ 33 - 80% số trường hợp bị nhiễm virus từ những người không hề biết mình bị nhiễm bệnh.
Thường sẽ mất trung bình 6 ngày trước khi một người phát triển các dấu hiệu điển hình của Covid-19, bao gồm sốt và ho dai dẳng.
Nhưng trong những ngày trước khi có triệu chứng, bệnh nhân bị nhiễm trùng và có thể lây virus gây chết người sang người khác.
Lây truyền dễ xảy ra nhất là một ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu, nhóm nghiên cứu kết luận, nhưng có thể xảy ra sớm nhất là ba ngày trước đó.
Kiểm soát lây lan trước khi có triệu chứng là rất quan trọng để ngăn chặn căn bệnh này khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.
Điều này dựa vào sự thành công của theo dõi tiếp xúc, bao gồm xác định tất cả những người có tiếp xúc gần gũi với một trường hợp được xác nhận.
Covid-19 hiện đã làm chết hơn 286 nghìn người trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 40.000 người ở Anh, kể từ khi vụ dịch bắt đầu vào tháng 12.
Số liệu được tổng hợp bởi các cơ quan y tế trên toàn thế giới cũng cho thấy hơn 4.2 triệu trường hợp đã được ghi nhận chính thức.
Nhưng quy mô thật sự của đại dịch, đã xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sẽ cao hơn nhiều lần do thiếu xét nghiệm rộng rãi.
Các nhà khoa học đang gấp rút tìm hiểu cách thức virus SARS-CoV-2, lây lan từ người sang người, điều này sẽ giúp định hướng cách kiểm soát nó.
Miriam Casey, từ Đại học Dublin, tác giả chính của nghiên cứu và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu từ 17 nghiên cứu quốc tế.
Một trong những nghiên cứu được thực hiện tại Vũ Hán, nơi bắt nguồn virus chết người. Dữ liệu cũng được sử dụng từ Hồng Kông, Singapore và Ý.
Các nghiên cứu đã xem xét thời kỳ ủ bệnh - thời gian từ khi phơi nhiễm với virus đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.
Thời gian ủ bệnh trung bình là 5,8 ngày, tương tự con số do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.
Người nhiễm không bị nhiễm trùng và không có khả năng truyền virus cho người khác trong suốt thời kỳ này, mà chỉ một số ngày trong đó.
Nhóm nghiên cứu Dublin cho biết phần lớn lây truyền có vẻ xảy ra từ 3 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu đến 2 ngày sau đó.
Trung bình, một người bị nhiễm trùng nhiều nhất 0,67 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thông tin này và một phương trình toán học để ước tính số ca bệnh là hậu quả của sự lây truyền "tiền triệu chứng".
Trong một nghiên cứu bao gồm 137 người ở Thiên Tân, một thành phố của Trung Quốc, lây truyền tiền triệu chứng được ước tính là chịu trách nhiệm cho khoảng 80,7% số trường hợp.
Một nghiên cứu ở Vũ Hán với 12 người ước tính lây truyền tiền triệu chứng là thủ phạm ở 33,7% số trường hợp, trong khi lây truyền tiền triệu chứng được dự đoán phải chịu trách nhiệm cho 36,3% số ca bệnh trong một nghiên cứu trên 240 người ở miền Bắc Italy.
Nhìn vào tất cả các bằng chứng, Casey và các cộng sự ước tính 56,1% số trường hợp bị lây là từ người trước khi có triệu chứng.
Sự biến thiên lớn của sự lây truyền tiền triệu chứng là đúng dự kiến vì đường lây và cách nó ảnh hưởng đến mọi người có sự khác nhau một cách tự nhiên giữa các vùng miền.
Nhưng nhìn chung, một lượng đáng kể lây truyền tiền triệu chứng đang góp phần vào cuộc khủng hoảng.
Nghiên cứu cũng ủng hộ các ước tính trước đây rằng những người tiền triệu chứng chịu trách nhiệm cho tới 80% sự lây lan của virus.
Nhóm nghiên cứu cho biết chỉ riêng lây truyền tiền triệu chứng cũng có thể khiến virus lây lan không kiểm soát và "duy trì đại dịch".
Nhưng vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về mối đe dọa của lây truyền tiền triệu chứng vì cần nhiều nghiên cứu hơn.
Nghiên cứu không phân tích lây truyền không triệu chứng, là sự lây truyền virus từ những người không bao giờ xuất hiện các triệu chứng, còn được gọi là "người mang mầm bệnh thầm lặng".
Nó cũng chưa được các nhà khoa học khác xem xét trong một quá trình bình duyệt, được công bố trên trang web MedRxiv.
Nhóm nghiên cứu viết: "Những phát hiện này nêu bật nhu cầu cấp thiết về phát hiện ca bệnh cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả, các biện pháp kiểm dịch và theo dấu tiếp xúc nếu các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt được nới lỏng'.
Truy dấu tiếp xúc đã được đề xuất như một cách để hạn chế sự lây lan của virus trong khi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
Công việc này bao gồm xác định bất kỳ người nào từng ở gần với một người trước khi họ được chẩn đoán mắc Covid-19.
Về mặt lý thuyết, những người này sẽ được cách ly, ngay cả khi họ không có triệu chứng, nhờ đó họ sẽ không thể truyền virus cho người khác trong thời kỳ tiền triệu chứng.
Rửa mũi cho bé: Những điều quan trọng ba mẹ cần biết! Rửa mũi cho bé có thể giúp làm thông thoáng đường thở và cải thiện tình trạng khò khè, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro, ba mẹ nắm rõ các bước thực hiện. Tại sao cần phải rửa mũi cho bé? Mũi vẫn thường tiết dịch để làm ấm và làm ẩm...