Bệnh quai bị có được tắm không? Những lưu ý trong vệ sinh cho người mắc quai bị
Mắc bệnh quai bị có được tắm không là thắc mắc của rất nhiều người, bài viết sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này.
Quai bị là một trong những căn bệnh khá lành tính và thường xảy ra ở trẻ em, bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Theo dân gian truyền miệng, người mắc bệnh quai bị nên kiêng nước để tránh biến chứng. Do đó, rất nhiều người vẫn thắc mắc rằng bệnh quai bị có được tắm không? Hãy cùng tìm hiểu đáp án cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây!
1. Bệnh quai bị có được tắm không?
Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây lan thông qua đường hô hấp do vi rút paramyxovirus gây nên. Độ tuổi thường mắc bệnh quai bị thường vào khoảng 13, 14 (tiền dậy thì) hoặc đôi khi cũng gặp ở những người 18-20 tuổi. Thật may mắn, trẻ dưới 2 tuổi và người cao tuổi là những đối tượng hiếm khi mắc bệnh quai bị.
Để xác định được bệnh quai bị, người bệnh cần xem xét các dấu hiệu ở tuyến nước bọt phía sau mang tai. Nếu thấy tuyến nước bọt sau mang tai có dấu hiệu sưng, nổi hạch, đau, bạn khả năng cao mắc bệnh quai bị.
Đây là căn bệnh được xem là khá lành tính, người bệnh có thể sẽ tự khỏi bệnh và có được miễn dịch vĩnh viễn. Và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Người bệnh cần được nghỉ ngơi và chăm sóc để mau chóng hồi phục.
Video đang HOT
Sự thật bệnh quai bị có được tắm không? Đáp án là có! – Ảnh: clevelandclinic
Tuy nhiên, trong dân gian vẫn truyền miệng rằng người mắc bệnh quai bị nên kiêng nước kiêng gió, thế nhưng sự thật bệnh quai bị có được tắm không? Đáp án là có. Người bệnh quai bị nên tắm sạch sẽ mà không cần kiêng cữ gì cả. Thay vào đó, các chuyên gia y tế còn khuyến khích bệnh nhân quai bị vệ sinh cá nhân để đảm bảo sức khỏe và làm giảm sự khó chịu do bệnh gây ra.
Ngoài vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, người bệnh có thể uống thêm nước cam và bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin C; giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Tuy nhiên, nên tránh ăn chua, tránh sự kích thích ở tuyến nước bọt.
2. Lưu ý vệ sinh khi bị quai bị
Không chỉ việc đảm bảo vệ sinh thân thể cho người mắc bệnh quai bị, mà cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ sạch sẽ. Môi trường phòng ở thoáng mát, sạch sẽ sẽ góp phần ngăn ngừa vi rút hiệu quả.
Nên giặt giũ ga trải giường, gối nệm sạch sẽ để người bệnh thoải mái hơn trong quá trình điều trị tại nhà.
Bệnh nhân quai bị có thể tắm, tuy nhiên cần có một số lưu ý như sau:
- Người mắc quai bị không nên tắm nước lạnh, bởi nước lạnh có thể khiến cho vị trí sưng bị sưng to hơn, gây đau và khó chịu hơn.
Nên giặt giũ ga trải giường, gối nệm sạch sẽ để người bệnh thoải mái hơn – Ảnh: mirror
- Nên tắm nhanh chóng với nước ấm, không nên ngâm mình trong bồn tắm hoặc tắm quá lâu.
- Tốt nhất, người bệnh có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi lau qua cơ thể.
Hãy theo dõi những dấu hiệu chuyển biến ở người mắc bệnh quai bị thường xuyên, nếu có các dấu hiệu như đau đầu dữ dội, nôn ói, sưng bìu hoặc đau tinh hoàn thì nên đưa người bệnh đi khám bác sĩ. Việc viêm tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị đúng thì không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Nếu đưa người bệnh đi khám, người nhà cần thông báo sớm với nhân viên y tế để được sắp xếp khám sớm, tránh tình trạng lây nhiễm cho người khác trong phòng chờ.
Chăm sóc bệnh nhi mắc quai bị
Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Đây là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh.
Ảnh minh họa
Con trai tôi 7 tuổi bị quai bị mấy hôm nay. Tôi đã đưa cháu đi khám và được bác sĩ kê đơn cũng như hướng dẫn điều trị tại nhà. Tuy nhiên tôi rất lo lắng vì nhiều người nói bệnh quai bị rất nguy hiểm. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc hiệu quả.
Trần Minh (Sơn La)
Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Đây là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh.
Phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng 2 bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà: Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh).
Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng; Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó); Cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau; Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng lên.
Tổng hợp những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà Cách ly trẻ đúng cách là điều quan trọng cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà. Quai bị là bệnh có thể nhận biết dễ dàng khi trẻ gặp phải tình trạng sưng hai bên hàm. Tuy bệnh này không quá phổ biến, nhưng cha mẹ nên biết cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà...