Bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị
Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh Hansen. Đây là một bệnh nhiễn trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây huỷ hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH PHONG:
Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae. Đây là bệnh rất khó lây và có thời gian ủ bệnh kéo dài, nên rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn.
vi khuẩn phong ăn cụt tay
Bệnh phong có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, nhưng có hai dạng thường gặp là: dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ mỗi dạng này lại chia ra nhiều thể khác nhau nữa. Cả hai dạng trên đều gây tổn thương da, nhưng thường thì dạng phong u gây những tổn thương nặng nề hơn, tạo thành những cục u lớn ngoài da khiến bệnh nhân có bộ dạng méo mó, dị dạng.
Thực tế thì cả hai dạng bệnh đều gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên (nhất là các chi), làm bệnh nhân mất cảm giác ngoài da và yếu liệt các cơ từ từ. Chính việc mất cảm giác này mà bệnh nhân phong thường xuyên bị các chấn thương vào tay và chân, dần dần mất hẳn bàn tay hoặc bàn chân của mình.
Bệnh phong có thể gặp ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới và vùng cận nhiệt. Trung bình khoảng 100 trường hợp bệnh mới được phát hiện hằng năm tại Mỹ. Hầu hết các bệnh nhân này ở phía Nam, ở California, Hawii, và các đảo của Mỹ.
Từ khi có các thuốc điều trị hiệu quả, thì việc cách li bệnh nhân phong không còn cần thiết. Tuy nhiên, ngày này các thuốc này lại đang thiếu dần, làm gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân mắc bệnh phong, và gây được sự quan tâm trên toàn thế giới.
II. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH PHONG:
Bệnh phong lây lan qua da hoặc hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, lâu ngày với những chất xuất tiết (nước mũi, nước miếng…) chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Có nhiều vị nữ tu, thầy thuốc, nhân viên y tế chăm sóc người phong suốt đời mà chẳng bao giờ lây bệnh.
Vi khuẩn phong tăng sinh rất chậm trong cơ thể. Một vài loại vi khuẩn sinh sôi trong thời gian vài phút thì vi khuẩn Hansen chỉ sinh sản một lần trong hai tuần lễ. Do đó bệnh xuất hiện rất chậm. Thời gian ủ bệnh kéo dài vài năm, có khi cả mươi năm. Tới lúc bệnh lộ diện thì cơ thể đã đầy rẫy những vi khuẩn.
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là những vết biến màu trên da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba chỗ và chứa rất ít vi khuẩn. Nhưng cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và đầy những vi khuẩn.
- Mặt người bệnh thường sần sùi từng cục nhỏ, mũi xẹp xuống khiến bệnh nhân có gương mặt của con sư tử.
- Có nhiều u cục ở dây thần kinh ngoại vi, gần khớp xương như cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Các cục này có thể sờ thấy qua da và hơi đau. Do đó khi khám bệnh, thầy thuốc thường sờ nắn ở khuỷu tay người bệnh coi có sưng đau hay không.
Không được điều trị, bệnh dẫn tới những biến chứng như:
- Vì da không còn cảm giác nên người bệnh thường hay bị phỏng hoặc thương tích nơi đầu ngón tay ngón chân mà họ không biết. Rồi vết thương bội nhiễm với vi khuẩn khác, tế bào tiêu hao, xương hủy hoại, ngón tay ngón chân ngắn lại. Do đó, xưa kia, có người cho rằng bị phong thì ngón tay ngón chân rụng dần.
- Thần kinh ngoại vi tổn thương khiến bàn tay bàn chân không cử động, cứng lại, co quắp. Họ đi lại khó khăn và không cầm đồ vật được.
Video đang HOT
- Bàn chân thủng loét và nhiễm độc.
- Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể đưa tới khiếm thị, mù lòa.
- Ngọc hành teo, không sản xuất được tinh trùng, đưa đến vô sinh nam.
- Lông mày, lông mi rụng nhưng tóc toàn vẹn.
Chính những biến chứng này là nguyên nhân đưa tới tàn tật cho bệnh nhân.
Các xét nghiệm:
Phân tích vùng da bị tổn thương có thể giúp Bác sĩ phân biệt phong u hay phong cùi. Tuy nhiên đây không phải là xét nghiệm để chẩn đoán.
Lấy vùng da tổn thương nhuộm kháng acid để cố định vi khuẩn, sau đó soi dưới kính hiển vi tìm vi khuẩn phong.
III. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH PHONG:
Đối với bệnh phong thì khó phân biệt các biến chứng với tiến triển tự nhiên của bệnh. Bản thân vi khuẩn phong không gây độc cho tổ chức và cũng không tạo ra được độc tố nào, tuy nhiên trong bệnh phong thể u nặng thì có nhiều biên chứng do sự lan toả của vi khuẩn phong trong các tổ chức. Các biến chứng này bao gồm:
1. Biến chứng do sự xâm nhập, lan toả của vi khuẩn phong vào các tổ chức:
Các biến chứng này chỉ gặp ở bệnh nhân phong thể nhiều vi khuẩn bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm củng mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến lệ, viêm đốt ngón, teo tinh hoàn, sưng hạch và bệnh lý cơ. Sự hiện diện của vi khuẩn phong trong các tổ chức bị bệnh gắn liền với tình trạng viêm cấp của các đợt phản ứng phong loại
2. Biến chứng do phản ứng phong:
Phản ứng phong là sự xuất hiện các triệu chứng và dấu chứng của tình trạng viêm cấp ở các tổn thương của bệnh nhân phong. Đối với tổn thương da là đỏ, sưng và đôi khi nhạy cảm. Đối với thần kinh là sưng, đau, nhạy cảm, mất chức năng thường đi kèm. Thương tổn mới có thể xuất hiện. Nhiều triệu chứng xảy ra trong bệnh phong là do phản ứng phong, bao gồm tất cả những triệu chứng cấp tính, mà triệu chứng này đã thúc ép bệnh nhân đến khám. Mặc dù tổn thương có thể nặng và không hồi phục, nhất là tổn thương mắt và thần kinh, thì vấn đề quan trọng là phát hiện phản ứng sớm và điều trị cẩn thận. Phản ứng biểu hiện các đợt quá mẫn cấp tính với kháng nguyên vi khuẩn phong thông qua rối loạn cân bằng miễn dịch vốn có. Có hai loại phản ứng phong: loại 1 liên quan với quá mẫn qua trung gian tế bào, loại 2 liên quan với phức hợp miễn dịch. Ngoài ra còn có hiện tượng Lucio mà bệnh sinh của nó ít được hiểu rõ, liên quan đến hoại tử các tiểu động mạch do vi khuẩn phong xâm nhập vào nội mô các mạch máu này.
3. Biến chứng do suy giảm miễn dịch:
Các biến chứng do sự nhân lên của vi khuẩn và do phản ứng phong là do suy giảm miễn dịch thì vẫn đang còn tranh cãi. Tuy nhiên có hai biến chứng là nhiễm khuẩn thì phát và thoái hoá bột (amyloidosis). Viêm thận ở bệnh nhân phong thường gặp là do lắng đọng phức hợp miễn dịch hơn là do nhiễm liên cầu hay các nhiễm khuẩn khác. Thoái hoá bột cũng xảy ra trong phong u, đặt biệt là hậu quả của phản ứng loại 2. Thoái hoá bột cũng là biến chứng thường gặp của viêm mô tế bào thứ phát và viêm xương tuỷ xương, mà các tình trạng viêm này xảy ra sau loét gan chân không được dùng kháng sinh sớm.
4. Biến chứng của tổn thương thần kinh:
Ba chức năng sinh lý của thần kinh là cảm giác, vận động và tự động (thực vật), mà chúng có thể bị tác động ngang nhau sau khi bị tổn thương thần kinh. Nhưng thần kinh cảm giác thường bị tổn thương sớm nhất và nặng nhất. Sự tổn thương thần kinh thực vật không tương quan với tổn thương thần kinh khác mặc dù mất cảm giác nặng hầu như luôn luôn có mất tia mồ hôi và rối loạn vận mạch. Thường có mất cảm giác nặng và lan rộng nhưng ít hoặc không có yếu vận động. Hiếm hơn là có tổn thương vận động mà không có mất cảm giác. Tuy nhiên thường gặp nhất là tổn thương phối hợp của các loại thần kinh ở các mức độ khác nhau.
5. Biến chứng thứ phát xảy ra sau mất cảm giác, liệt và rối loạn chức năng thực vật:
Các biến chứng này là quan trọng nhất trong các biến chứng muộn của bệnh phong mà các thầy thuốc rất khó khăn để ngăn ngừa. Chúng gồm hoại tử tổ chức, loét gan chân, viêm mô tế bào thứ phát do vi khuẩn và viêm xương tuỷ xương, mất các ngón bàn tay- bàn chân tiến triển.
6. Biến chứng do kháng thuốc:
Hầu hết kháng thuốc Dapsone là thứ phát, chiếm 15% bệnh nhân nhiều vi khuẩn điều trị đơn hoá Dapsone sau 5 – 20 năm. Trên lâm sàng kháng thuốc biểu hiện theo một trong hai cách sau: Hoặc là bệnh của bệnh nhân bắt đầu tiến triển theo kiểu phong u điển hình mặc dù đơn trị liệu được giám sát liên tục, hoặc là thường gặp hơn là các u phong mới xuất hiện rải rác trên bối cảnh bệnh đã hồi phục. Đôi khi tổn thương tái phát ở mắt hay thần kinh, giảm thị lực hay các triệu chứng của viêm mống mắt hoặc viêm thần kinh xuất hiện, hoặc có phản ứng phong. Hiếm hơn tổn thương tái phát là phong thể BT.
IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH PHONG:
Dưới đây là các loại thuốc được dùng để điều trị phong :
DapsoneRifampinClofazimineEthionamide
Aspirin, prednisone, hoặc thalidomide dùng để kiểm soát tình trạng viêm (ví dụ viêm phong hồng ban dạng nút).
Tiên lượng:
Phát hiện sớm được bệnh rất quan trọng, bởi vì việc chữa trị sớm có thể hạn chế rất nhiều tổn thương cho cơ thể, trả lại cho bệnh nhân một cơ thể không có nhiễm trùng và một cuộc sống bình thường.
Lời khuyên của nhân viên y tế:
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn thấy mình có những triệu chứng kể trên, nhất là sau khi bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với vi trùng gây bệnh Phong. Hiện nay mỗi quận, huyện đều có chương trình chống phong của Quốc gia. Nếu nghi mình bị phong bạn hãy đến khám bác sĩ hay đến những trung tâm chuyên khoa như bệnh viện da liễu.
Phòng bệnh:
Về phòng ngừa bệnh thì vaccin BCG và thuốc viên dapsone đã có một thời kỳ được dùng, nhưng công hiệu rất giới hạn nên hiện nay ít được áp dụng.
Hiện nay, bệnh chỉ xảy ra rất ít tại một số quốc gia chứ không là dịch như cúm. Bệnh lại rất khó lây lan, cho nên giới chức y tế khuyến cáo mọi người:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng của bệnh nhân.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc, tiếp xúc với bệnh nhân.
- Hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân, diễn tiến của bệnh.
Bệnh phong không còn nguy hiểm nữa. Bệnh phong có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và bệnh nhân uống thuốc đúng theo hướng dẫn. Tuy nhiên sau khi điều trị, phong hết lây lan, nhưng thường để lại một vài di chứng cả về thể chất lẫn tâm thần cho nạn nhân. Họ còn cần được sự chăm sóc, giúp đỡ của xã hội, của mọi người trong việc phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi kinh tế xã hội và thay đổi hình ảnh người mắc bệnh phong trong cộng đồng. Họ xứng đáng được đối xử bình đẳng như những con người bình thường khác.
Theo SKDS
Hà Nội: Bệnh đường hô hấp luôn đứng "top" đầu
Bệnh do virus hay vi trùng?
Theo BS Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ, các tác nhân gây bệnh đường hô hấp rất nhiều, phần lớn là do virus còn lại là do vi trùng.
Triệu chứng chung của các bệnh về đường hô hấp: sốt, chảy nước mắt, nước mũi, quấy khóc, bỏ bú, ho (có thể ho khan hoặc có đờm) và đau rát họng.
Tuy nhiên, khi bị bệnh về đường hô hấp do virus, trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi trong, hoặc sốt cao nhưng tinh thần tỉnh táo, vẫn chơi, ăn được... Lúc này, chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giữ ấm, lau chùi sạch sẽ, nhỏ thuốc mũi... vài ngày là bệnh sẽ hết.
Với những đứa trẻ sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, đờm đặc có màu (vàng, xanh, rỉ sắt)... thì đã bị nhiễm trùng, lúc này bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị mới có hiệu quả.
BS Lộc cho biết, trong thời điểm giao mùa, trẻ hay bị các bệnh về đường hô hấp là do lứa tuổi này sức đề kháng kém, cơ thể nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công. Do vậy cha mẹ phải đặc biệt lưu ý, khi thấy con có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, thở nhanh, bú kém (với trẻ còn bú mẹ) cần đưa khám bác sĩ ngay, tránh tình trạng tự cho trẻ uống thuốc vì dễ làm trẻ nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, vừa gây tác hại (bị biến chứng dẫn tới viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, phổi...) làm việc điều trị càng trở nên phức tạp và tốn kém.
Khuyến cáo
Các bác sĩ khuyến cáo cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ khi thời tiết giao mùa là:
- Tiêm chủng đầy đủ cho bé
- Vệ sinh sạch sẽ
- Tránh yếu tố nguy cơ gây bệnh như khói thuốc, than tổ ong, bụi, lông vật nuôi trong nhà (chó, mèo).
- Mặc quần áo đủ ấm khi trời lạnh và thoáng mát khi trời nóng.
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng rất quan trọng vì có đủ dinh dưỡng cơ thể trẻ mới đủ sức đề kháng chống lại sự thâm nhập của virus, vi khuẩn.
- Giữ răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên bằng muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp nói chung.
Theo SKDS
Ẩn họa từ những thực phẩm quen thuộc Không ít loại thực phẩm quen dùng hàng ngày lại có thể chứa những mầm bệnh, thậm chí gây chết người nếu bạn không biết sử dụng đúng cách. Cá ngừ Thịt cá ngừ sẽ sinh ra độc tố scombrotoxin khi bảo quản ở nhiệt độ trên 60 độ C. Loại độc tố này gây nhức đầu, chuột rút và gây sốt. Điều...