Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) đã chính thức thông qua kế hoạch mang tên ‘Chiến lược lục địa mới’, nhằm giải quyết các bệnh nhiệt đới vẫn tái diễn nhưng lại thường bị lãng quên.
Các quốc gia châu Phi đẩy mạnh tiêm chủng ngừa dịch bệnh.
Chiến lược y tế này đã được các thành viên Liên minh châu Phi (AU) thông qua trong cuộc họp cấp cao do CDC châu Phi triệu tập, tại Thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, trọng tâm là xây dựng các hệ thống y tế tích hợp, ưu tiên ngăn ngừa và kiểm soát các mối đ.e dọ.a sức khỏe như HIV/AIDS, sốt rét, lao, viêm gan… cùng các bệnh nhiệt đới khác bị lãng quên.
Dữ liệu từ cơ quan chuyên về chăm sóc sức khỏe của AU cho thấy các bệnh truyền nhiễm tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng tại châu Phi. “Lục địa Đen” hiện chiếm đến 94% tổng số ca sốt rét và 95% số ca t.ử von.g do căn bệnh này trên toàn thế giới. Ngoài ra, châu Phi chịu 40% gánh nặng toàn cầu về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, tất cả các quốc gia trong châu lục phải đối mặt với sự tái diễn của ít nhất 1 căn bệnh như vậy.
Africa CDC cho rằng những rào cản chính đối với việc giải quyết các mối đ.e dọ.a sức khỏe vẫn là việc thiếu kinh phí và hệ thống y tế yếu kém. Tổng Giám đốc Africa CDC châu Phi Jean Kaseya hy vọng, với chiến lược mới lần này “một trật tự y tế công cộng cho châu Phi” sẽ được thiết lập, trong đó yếu tố quan trọng là thúc đẩy sự tự lực của tất cả các quốc gia trong châu lục về an ninh y tế.
Châu Phi luôn phải vật lộn với nhiều loại dịch bệnh, trong đó có nhiều bệnh nhiệt đới đặc hữu. Dữ liệu từ Africa CDC công bố đầu tháng 12 cho biết, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) tiếp tục lây lan nhanh tại châu Phi, tăng hơn 5 lần so với năm ngoái. “Tình hình vẫn chưa được kiểm soát, nhìn chung bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang có xu hướng tăng” – ông Ngashi Ngongo, lãnh đạo Africa CDC cho biết.
Video đang HOT
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca t.ử von.g toàn châu lục.
Trước đó, giữa tháng 8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, sau khi một chủng virus mới bắt đầu lây lan từ Cộng hòa Dân chủ Congo sang các nước láng giềng.
Cũng trong năm 2024, virus Ebola lây lan rộng tại Tây Phi, khiến người ta nhớ lại 10 năm trước, vào năm 2014, Ebola đã khiến hơn 11.000 người thiệ.t mạn.g, trong đó có gần 4.000 người ở Sierra Leone. Nguyên nhân chính là không có vaccine phòng chống. Theo giới chuyên gia y tế, rất đáng sợ khi Ebola lưu hành ở động vật và có thể lây sang người và gây ra ít nhất 23 biến chứng sức khỏe với những người sống sót sau khi chữa khỏi căn bệnh này.
Không những thế, châu Phi còn phải đương đầu với các bệnh nhiệt đới đặc hữu (NTDs) do nhiều loại mầm bệnh gây ra bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố. Theo WHO, các loại dịch bệnh này chủ yếu xảy ra ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tác động xấu tới sức khỏe, tính mạng của những người nghèo – những người không được tiếp cận với nước sạch, vệ sinh và các dịch vụ y tế phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Các bệnh nhiệt đới có thể gây mù lòa, bệnh dại và sốt xuất huyết, mắt hột, bệnh phong… gây dị dạng và biến dạng cơ thể, gây bệnh ung thư và các vấn đề về thần kinh.
Mới đây, giới chức y tế Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết, từ ngày 10 đến 25/11, ở tỉnh Kwango đã ghi nhận trên 143 ca t.ử von.g do một bệnh lạ. Người đứng đầu ngành Y tế tỉnh Kwango – ông Apollinaire Yumba, cho biết các bệnh nhân đều có biểu hiện sốt cao, đau đầu, ho và thiếu má.u. WHO cũng đã chính thức tiến hành điều tra về sự xuất hiện của căn bệnh lạ nguy hiểm này.
Theo Tiến sĩ Suresh Kuchipudi (Phòng thí nghiệm chẩn đoán động vật Đại học Pennsylvania, Mỹ), có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh bắt nguồn từ châu Phi. Trong đó, chuyển dịch dân số là một trong những lý do nổi bật. Việc di cư trên quy mô lớn (do đói nghèo, xung đột, bạo lực…) khiến việc chăm sóc y tế trở nên khó khăn và cũng dễ khiến mầm bệnh lây lan thành dịch.
Theo WHO, các vùng nhiệt đới có tính đa dạng sinh thái cao nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều mầm bệnh, làm tăng khả năng xuất hiện mầm bệnh mới. Không chỉ trang trại, chợ động vật sống vẫn tồn tại trong các khu dân cư đông đúc cũng dễ dàng cho mầm bệnh lây lan từ loài này sang loài khác.
“Hàng nghìn virus lây bệnh vẫn tiếp tục tiến hóa tạo ra những nguy cơ một bệnh dịch mới có thể chỉ còn là vấn đề thời gian, nếu như không tăng cường vaccine và xây dựng hệ thống y tế dự phòng đủ mạnh” – chuyên gia virus bệnh học Michael Riffle cảnh báo.
Phát triển ngành nhãn khoa kỹ thuật cao, giảm tỉ lệ mù lòa cho người dân
Trong những năm qua, ngành nhãn khoa đã phát triển với nhiều tiến bộ vượt bậc, áp dụng các kỹ thuật hiện đại của thế giới góp phần giảm tỉ lệ mù lòa cho người dân Việt Nam.
Chia sẻ tại sự kiện thành lập Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hải Phòng ngày 7/12, TS.BS Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các hệ thống y tế đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm tính bền vững và công bằng trong hệ thống y tế quốc gia. Đặc biệt giúp người dân có nhiều hơn lựa chọn về dịch vụ khám chữa bệnh nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
TS.BS Vương Ánh Dương chia sẻ về gánh nặng bệnh lý mắt ở Việt Nam.
Theo TS.BS Vương Ánh Dương, trong lĩnh vực chăm sóc mắt, gánh nặng bệnh tật về mắt vẫn còn khá cao. Đối với những người trên 50 tuổ.i phổ biến là các bệnh lý liên quan đến đục thủy tinh thể, chiếm tới hơn 60%. Tr.ẻ e.m lứa tuổ.i học đường mắc nhiều bệnh lý liên quan tật khúc xạ; các bệnh bong võng mạc ở trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non và nhiều bệnh lý khác... Chính vì vậy, việc tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt là cần thiết, đặc biệt với những dịch vụ kỹ thuật cao, góp phần giảm tỉ lệ mùa lòa cho người dân.
"Bệnh viện đi vào hoạt động là một trong những minh chứng cho sự hợp tác tích cực về y tế giữa hai nước Việt - Nga. Bệnh viện triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên môn chuyên sâu như: Phẫu thuật bong võng mạc tái phát; cắt dịch kính, bóc màng trước võng mạc; cắt dịch kính, khi nội nhân điều trị lỗ hoàng điểm; phẫu thuật bong võng mạc, cắt dịch kính có hoặc hoặc không dùng laser nội nhãn; điều trị một số bệnh võng mạc bằng laser (bệnh võng mạc tiểu đường, cao huyết áp, trẻ đẻ non...); tách dính mi cẩu, ghép kết mạc rời hoặc màng ối..." - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh nói.
Trong khuôn khổ Hợp tác Nhãn khoa giữa Bộ Y tế Việt Nam và Liên bang Nga, hệ thống bệnh viện đã khám và điều trị hơn 3 triệu bệnh nhân, phẫu thuật thành công hơn 200.000 ca, mang lại ánh sáng cho nhiều người dân.
Bác sĩ thăm khám mắt cho bệnh nhân.
Ông Bezdetko Gennady Stepanovich - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam cho biết: "Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực y tế đã đem lại sự đóng góp to lớn vào việc củng cố tình hữu nghị truyền thống, sự hợp tác và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Tôi hi vọng các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao của Nga và Việt Nam sẽ phát triển những kỹ thuật chất lượng cao, triển khai những cuộc phẫu thuật phức tạp nhằm đem lại thị lực tốt hơn không chỉ cho những người dân thành phố mà còn cho nhân dân các tỉnh lân cận".
Theo ông Dương Chí Kiên - lãnh đạo bệnh viện, cơ sở mới sẽ tạo điều kiện cho người dân Hải Phòng nói riêng và khu vực Đông Bắc Bộ nói chung được tiếp cận các dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế ngay trên chính quê hương mình.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao các kỷ lục cho bệnh viện.
Nhân dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao tặng cho bệnh viện Kỷ lục bệnh viện có số lượng ca phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Smile Pro nhiều nhất tại Việt Nam (trên 8.000 ca, tính từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2024); Bác sĩ Evgenii Chernov - Phẫu thuật viên phaco có số lượng phẫu thuật nhân thủy tinh thể toric (loạn thị) lớn nhất miền Bắc Việt Nam và Hệ thống bệnh viện có số lượng phẫu thuật nhân thủy tinh thể toric (loạn thị) lớn nhất Việt Nam.
Mẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhất Vitamin A là lá chắn vàng bảo vệ cho trẻ dưới 5 tuổ.i, giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường miễn dịch... Dưới đây là một số lưu ý để trẻ hấp thu dưỡng chất này tốt nhất. Trong số các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và phát...