Bệnh nhân ung thư có nguy cơ tử vong cao khi mắc COVID-19
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Cancer – Ung thư, những bệnh nhân nhập viện do bệnh ung thư có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn những bệnh nhân còn sống sau điều trị khỏi ung thư và những bệnh nhân chưa từng bị ung thư.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ bệnh án của gần 4.200 bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm y khoa NYU Langone ở thành phố New York (Mỹ) có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (virút gây bệnh COVID-19). Trong số những bệnh nhân này, 233 bệnh nhân có chẩn đoán bị bệnh ung thư.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện do COVID-19 là khoảng 34% ở bệnh nhân đang bị ung thư, nhưng giảm xuống còn khoảng 28% ở những người đã điều trị khỏi ung thư hoặc không có tiền sử bị bệnh ung thư. Trong đó, những người bị bệnh ung thư máu có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao nhất.
Nhóm nghiên cứu cho biết việc tiếp nhận các biện pháp điều trị ung thư, bao gồm hóa trị liệu, liệu pháp phân tử đích và liệu pháp miễn dịch, trong vòng ba tháng trước khi bệnh nhân nhập viện không liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn.
Video đang HOT
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Daniel Becker, chuyên gia ung thư tại NYU Langone, cho biết: “Trong số những người nhập viện vì ung thư và COVID-19, các liệu pháp điều trị ung thư gần đây không liên quan đến tăng nguy cơ trầm trọng tình trạng bệnh. Do đó, những bệnh nhân ung thư nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh nhiễm COVID-19, bao gồm cả việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhưng không cần phải tránh điều trị ung thư”.
Theo tổng biên tập của tạp chí Cancer, Tiến sĩ Suresh Ramalingam – phó giám đốc Viện nghiên cứu Ung thư Winship thuộc Trường Đại học Emory ở Atlanta (Mỹ), kết quả nghiên cứu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho bệnh nhân ung th
Bệnh nhân ung thư có phản ứng miễn dịch tốt khi tiêm vaccine COVID-19
Khoảng 90% bệnh nhân ung thư có đủ kháng thể virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm chủng.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang mạng CIDRAP News, trong hai nghiên cứu vừa mới được xuất bản gần đây trên tập san học thuật JAMA Oncology về COVID-19 và bệnh nhân ung thư, các nhà khoa học đều nhận thấy các bệnh nhân có phản ứng miễn dịch tốt khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech.
Trong nghiên cứu của Israel, nhóm khoa học thuộc bệnh viện Beilinson ở thành phố Petah Tikva đã so sánh độ nhạy huyết thanh virus SARS-CoV-2 ở 102 bệnh nhân trưởng thành đang điều trị liệu pháp tiêm tĩnh mạch đối với khối u với 78 người khỏe mạnh khác từ ngày 22/2 đến ngày 15/3/2021.
Cả hai nhóm đều được kiểm tra độ nhạy huyết thanh sau khi hoàn thành đủ 2 liều vaccine ít nhất 12 ngày. Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân ung thư tham gia nghiên cứu là 66 tuổi, trong đó có 57% là nam giới. Các khối u phổ biến nhất là đường tiêu hóa (28%), phổi (25%) và vú (18%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy 90% bệnh nhân ung thư có đủ kháng thể trước virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, độ bền và thời gian miễn dịch đối với vaccine Pfizer ở bệnh nhân ung thư cũng như ý nghĩa của chúng trong khả năng bảo vệ cơ thể trước COVID-19 vẫn chưa được xác định.
Các nhà nghiên cứu giải thích: "Phản ứng miễn dịch tế bào ở bệnh nhân ung thư bị hạn chế, điều này có thể làm cơ sở cho việc giảm phản ứng của họ với vaccine và có thể khiến họ mẫn cảm hơn so với những người khỏe mạnh, ngay cả khi có đủ lượng kháng thể. Nó cũng có thể dẫn đến độ bền của lớp bảo vệ bị suy giảm".
Tuy nhiên, các tác giả gợi ý tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể làm giảm bớt nỗi sợ hãi và căng thẳng cho bệnh nhân ung thư và những người chăm sóc họ, đồng thời cho phép bệnh nhân ung thư cảm thấy an toàn khi đang được chăm sóc tại các trung tâm y tế.
"Phát hiện của chúng tôi cho thấy việc tiêm ngừa COVID-19 cho những bệnh nhân như vậy trong quá trình điều trị ung thư dưới bất kỳ hình thức nào nên được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cho đến khi mối tương quan giữa mức độ kháng thể và khả năng bảo vệ được thiết lập, bệnh nhân ung thư, giống như những người dân khác, nên tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội", các tác giả kết luận.
Nghiên cứu thứ hai do các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia ở Tokyo thực hiện tiến hành đo tỷ lệ huyết thanh virus SARS-CoV-2 ở 500 bệnh nhân ung thư và 1.190 nhân viên y tế từ 16 tuổi trở lên tại 2 bệnh viện từ ngày 3/8 đến ngày 30/10/2020.
Mục tiêu của nghiên cứu là có được bức tranh toàn cảnh hơn về sự lây lan COVID-19 trong các cơ sở chăm sóc bệnh nhân ung thư, nơi mà nhân viên y tế cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Trong tổng số bệnh nhân ung thư tham gia nghiên cứu, 1,0% có kháng thể trước virus SARS-CoV-2 trong khi tỷ lệ đó ở nhân viên y tế là 0,67%.
Bệnh nhân mắc ung thư thường là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm SARS-CoV-2 và dễ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khác, bao gồm cả tử vong. Chính vì vậy, việc tiêm ngừa COVID-19 hay tìm ra một loại vaccine đặc hiệu cho cho nhóm bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư nên trở thành ưu tiên hàng đầu cho các nhà khoa học và nghiên cứu y tế.
Chăm sóc sức khỏe người mắc các bệnh không lây nhiễm trước nguy cơ của dịch bệnh Covid-19 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những người mắc các bệnh không lây nhiễm (KLN) có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn những người khác và cần được bác sỹ theo dõi sức khỏe, thăm khám thường xuyên tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều người mắc các bệnh...