Bệnh nhân ung thư cầu xin người Anh hãy tôn trọng lệnh phong tỏa để ông được thực hiện một tâm nguyện cuối cùng
Người đàn ông mòn mỏi chờ ngày dịch Covid-19 được đẩy lùi để cùng vợ ngắm phong cảnh nước Anh trước khi qua đời. Nhưng hiện giờ, hi vọng ấy dần tàn lụi vì còn quá nhiều người đang thờ ơ, không mảy may quan tâm đến lệnh phong tỏa.
Simon Cowls (51 tuổi) đã mua một chiếc xe van nhỏ, dự định đi du lịch với bà xã Ali và ghi lại những ký ức cuối cùng bên nhau trước khi ông qua đời vì bệnh ung thư ruột. Tháng 3 này, họ dự định sẽ lên đường rong ruổi khắp miền thôn quê nước Anh, nhưng rồi đại dịch Covid-19 đã bất ngờ ập tới.
Giờ đây, Simon dành 23 giờ mỗi ngày để giam mình trong xe, tự cách ly với tất cả mọi người. Các bác sĩ khuyến cáo hệ miễn dịch của ông đã suy yếu nghiêm trọng do ung thư giai đoạn cuối, nên không thể chống chọi với virus corona nếu nhiễm bệnh. Vậy là thay vì ở bên nhau lúc cuối đời, Simon chỉ có thể gửi gắm tình cảm đến vợ mình qua màn hình điện thoại.
Ông Simon và vợ Ali hi vọng có thể đi du lịch nước Anh trước thời khắc chia xa…
Ông Simon đã cầu xin “hàng tá người” dừng lại việc mua sắm hoảng loạn, và hãy tuân thủ lệnh phong tỏa để dịch bệnh được đẩy lùi càng sớm càng tốt.
“Tôi cảm thấy rất thất vọng. Tôi biết mình sẽ sớm qua đời nhưng lo lắng nhất là dịch virus corona này” – Simon nói. “Bây giờ tôi còn chẳng được kề cận bên những người yêu thương và chăm sóc mình nữa. Thật sự rất phiền lòng khi thấy nhiều người vẫn nghĩ mình bất khả chiến bại trước virus, họ cứ đi lung tung và tiếp tục sống như chẳng có gì xảy ra”.
“Tôi muốn nói rằng bạn không thể làm như vậy, điều đó sẽ giết chết nhiều người khác. Nếu may mắn vượt qua căn bệnh, bạn vẫn có thể truyền bệnh cho bà ngoại hay mẹ của mình… Tôi không biết làm cách nào để mọi người chịu lắng nghe. Nếu tôi nhiễm virus, tôi sẽ không cầm cự nổi. Và nhiều người bạn của tôi cũng đang phải giành giật sự sống mỗi ngày”.
Video đang HOT
Chiếc xe này đã trở thành nơi Simon trú ẩn trong dịch Covid-19
Theo Sky News, đại dịch Covid-19 đã phản ánh rõ nét khối lượng công việc khổng lồ mà nhân viên y tế nước Anh phải đảm nhận. Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã cho dừng nhiều ca phẫu thuật nhằm tập trung điều trị người nhiễm Covid-19, ngoài ra họ cũng thiếu nguồn nhân lực và các thiết bị bảo hộ.
Những bệnh nhân bị “gác lại” như Simon cảm thấy họ dễ tổn thương và đau đớn hơn bao giờ hết. Ông cho biết thêm, bác sĩ điều trị đã thông báo rằng người dân bắt đầu tích trữ các loại thuốc đặc trị tương tự như với mặt hàng giấy vệ sinh. Điều này có thể gây khan hiếm thuốc và đe dọa tính mạng của những người mắc bệnh mãn tính.
Hiện giờ Simon chưa biết bao giờ mới được nhập viện điều trị trở lại. Thời gian càng lâu, sức khỏe của ông càng suy yếu vì khối u đã di căn nhanh hơn.
Dù vậy, điều an ủi là ông được chính quyền địa phương và mọi người xung quanh giúp mua đồ ăn và các nhu yếu phẩm hàng ngày. Nhờ đó, vợ của ông cũng có thể hạn chế tiếp xúc xã hội và giảm nguy cơ mang mầm bệnh về nhà.
Simon cho biết “ở đoạn cuối cuộc đời, chúng tôi muốn dành thời gian cho người thân và có những kỉ niệm tươi đẹp cùng nhau”. Ông hi vọng người Anh hãy ở nhà để ngăn chặn virus lây lan, giúp người mắc bệnh nan y sớm được điều trị và có thêm cơ hội sống.
Dù hiện tại có khó khăn đến mức nào, Simon vẫn hi vọng ông sẽ vượt qua quãng thời gian phong tỏa toàn quốc và cùng vợ thực hiện chuyến hành trình cuối cùng.
Bà Ali cũng bày tỏ: “Mỗi ngày được tiếp tục sống đều vô cùng quý giá. Vợ chồng tôi còn muốn đến thăm các di tích lịch sử, ngồi bên nhau uống tách trà trên bãi biển, tận hưởng tiết trời ấm áp sắp tới. Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy ở nhà thêm một thời gian nữa, chờ đợi một ngày dịch bệnh đi qua và chúng ta không còn phải sống trong sợ hãi”.
Nguyên nhân tình trạng thiếu bao cao su trong dịch Covid-19
Tình trạng thiếu bao cao su trên hầu khắp thế giới đã xuất hiện sau khi nhiều quốc gia là những nhà sản xuất bao cao su hàng đầu đang bị Covid-19 tấn công và phải dừng sản xuất.
Karex Bhd, một trong 5 công ty sản xuất bao cao su lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Malaysia, cho biết, 3 nhà máy của công ty này đã không làm ra được một chiếc bao cao su nào trong suốt 10 ngày qua do ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa toàn quốc của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Việc công ty Karex Bhd ngừng hoạt động đã khiến cho Durex, thương hiệu phân phối bao cao su hàng đầu thế giới thiếu hụt khoảng 100 triệu chiếc bao cao su.
Những chiếc bao cao su của Durex là nguồn cung chủ yếu cho nhiều hệ thống y tế của Anh, Mỹ và các chương trình của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
"Chúng ta sẽ phải chứng kiến sự thiếu hụt của bao cao su toàn thế giới, điều này sẽ rất đáng sợ. Điều chúng tôi quan tâm là sẽ có rất nhiều chương trình y tế tại châu Phi bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt này. Điều này diễn ra không chỉ vài tuần hay 1 tháng, nó sẽ kéo dài hàng tháng", Giám đốc điều hành của công ty Karex, ông Goh Miah Kiat cho biết.
Kiểm tra chất lượng bao cao su tại nhà máy của công ty Karex (ảnh: Reuters)
Malaysia là quốc gia có nhiều ca nhiễm virus nhất Đông Nam Á với 2.161 trường hợp và 26 người tử vong. Lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ được duy trì tại Malaysia ít nhất là đến ngày 14.4, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Các quốc gia sản xuất bao cao su hàng đầu thế giới khác là Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan cũng đang chịu ảnh hưởng của Covid-19 và chưa thể khôi phục lại sản xuất.
Ông Goh Miah Kiat cho biết, công ty Karex đang nỗ lực kêu gọi chính phủ Malaysia coi bao cao su là mặt hàng thiết yếu để miễn trừ lệnh tạm dừng hoạt động.
"Dù muốn hay không, bao cao su vẫn là mặt hàng thiết yếu cần phải có. Nhu cầu của người dân khắp thế giới về bao cao su là rất lớn. Trong thời điểm này, nhiều người đang phải ở nhà và có lẽ họ không có kế hoạch muốn sinh con", ông Goh Miah Kiat cho biết.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Quan chức Y tế Anh: Lệnh phong tỏa toàn quốc có thể kéo dài 6 tháng Phó Giám đốc Cơ quan Y tế cộng đồng Anh Jenny Harries cảnh báo lệnh phong tỏa có thể kéo dài 6 tháng nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19 ở nước này. Phó Giám đốc Cơ quan Y tế cộng đồng Anh Jenny Harries cho biết, Chính phủ Anh sẽ xem xét hiệu quả của lệnh phong tỏa trong ba tuần...