Bệnh nhân ngồi nhà được bác sĩ khám qua màn hình
Hiện bệnh nhân chưa phải trả phí khi ngồi tại nhà khám bệnh thông qua màn hình.
Theo lịch khám định kỳ, đúng 8 giờ 30 sáng, y sĩ Trần Huỳnh Như ( Trạm Y tế phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM) chạy xe tới nhà bà NTB (61 tuổi) cách đó hơn cây số. Bà B. bị tiểu đường type 2 và rối loạn tiền đình đã lâu.
Bác sĩ hỏi bệnh kỹ càng thông qua màn hình
Tới nhà bà B., y sĩ Như mở máy tính bảng có phần mềm kết nối với màn hình đặt tại Trạm Y tế phường 16. Tại đây, BS Nguyễn Thị Thương (trưởng trạm) chờ sẵn. Khi bà B. xuất hiện trên màn hình, BS Thương bắt đầu công việc.
BS Thương yêu cầu y sĩ Như đo huyết áp, kiểm tra đường huyết cho bà B. Tiếp theo, BS Thương hỏi bà B. việc ăn uống, vận động, ngủ nghỉ…, bà B. trả lời rành rọt từng câu.
Bà B. than dạo này hay chóng mặt mỗi khi chuyển tư thế từ nằm qua ngồi hoặc lắc đầu, đôi khi mau quên… BS Thương giải thích đó là biểu hiện điển hình của hội chứng rối loạn tiền đình mà bà B. đang mắc phải. BS Thương khuyên bà B. nên uống đủ nước mỗi ngày, đừng ngồi liên tục một chỗ quá lâu, không ngồi xuống hoặc đứng lên quá nhanh, đừng lo âu hoặc hoảng hốt… Điều quan trọng là nên ngồi hoặc nằm ngay khi chóng mặt.
Nghe bà B. nói mấy hôm nay làm biếng vận động, BS Thương liền khuyên nên dành thời gian đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ. BS Thương còn cẩn thận nhắc bà B. không nên ăn quá ngọt, thực hiện đúng chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường để ngăn lượng đường trong máu tăng cao. BS Thương nói xong, bà B. gật đầu tỏ ý hài lòng.
Chỉ số đường huyết, huyết áp và những thông tin trao đổi với bà B. được BS Thương cẩn thận ghi vào hồ sơ bệnh án. Sau đó, BS Thương ra toa thuốc và nói bà B. cho người nhà đến Trạm Y tế phường 16 nhận.
Hơn 1 giờ sau, bà TTC (58 tuổi) đến Trạm Y tế phường 16 khám bệnh. Trao đổi với BS Thương, bà C. cho biết thường bị những cơn đau bên hông và đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt. Chưa hết, thỉnh thoảng bà C. buồn nôn và có cảm giác ớn lạnh. Nghi ngờ bà C. bị sỏi thận, BS Thương đề nghị siêu âm.
Tiếp theo, BS Thương kết nối máy tính bảng với màn hình đặt tại phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp do BS Lê Thị Bích Vân phụ trách để truyền tải toàn bộ hình ảnh siêu âm của bà C.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng hình ảnh siêu âm trên màn hình, BS Vân kết luận bà C. bị sỏi thận. BS Vân cho toa thuốc và hướng dẫn bà C. đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Video đang HOT
BS Nguyễn Thị Thương, Trưởng Trạm Y tế phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM, đang khám bệnh cho bà B. thông qua màn hình. Ảnh: TRẦN NGỌC
Chưa thu tiền khám bệnh từ xa
Khoảng bốn tháng nay, Trung tâm Y tế quận Gò Vấp đưa ứng dụng khám bệnh từ xa thông qua màn hình vào hoạt động để người bệnh không phải cất công đến trạm y tế và bà B. là một trong những bệnh nhân được ưu tiên khám tại nhà, do là bệnh nhân quen từ hai năm nay.
“Đúng lịch khám định kỳ, nhân viên y tế đến nhà bệnh nhân và kết nối ứng dụng với màn hình đặt tại Trạm Y tế phường 16 để được BS Thương hỏi thăm bệnh tình và ra toa thuốc. Đây là cái được thứ nhất của ứng dụng khám bệnh từ xa bởi bệnh nhân không phải tốn thời gian đến trạm y tế” – BS Hòa nói.
Bệnh nhân nhiều, nếu BS Thương tới từng nhà xem bệnh thì khi người dân đến trạm y tế khám buộc phải tốn thời gian ngồi chờ BS Thương quay về. “Khám bệnh qua màn hình, BS Thương có thể vừa khám cho bệnh nhân ở nhà lại vừa có thể khám cho người bệnh ngay tại trạm y tế như trường hợp bà C. đề cập phần trên. Đây là cái được thứ hai bởi bệnh nhân đến trạm y tế không phải đợi chờ” – BS Hòa chia sẻ.
Theo BS Hòa, mô hình khám bệnh từ xa thông qua màn hình hiện chỉ áp dụng cho bệnh nhân đã được các trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp quản lý. Riêng bệnh nhân mới muốn được khám bệnh từ xa phải đăng ký với các trạm y tế.
“Những ngày đầu, bác sĩ phải tới nhà khám và lập hồ sơ bệnh án. Sau khi nắm rõ bệnh tình, những lần khám sau bác sĩ không phải tới nhà và khám thông qua màn hình. Trung tâm Y tế quận Gò Vấp cũng chưa thu tiền bệnh nhân khám tại nhà lần đầu” – BS Hòa cho biết.
Sẽ nhân rộng mô hình nếu hiệu quả
Trung tâm Y tế quận Gò Vấp là đơn vị đầu tiên của TP.HCM thí điểm mô hình khám bệnh từ xa thông qua màn hình.
Sở Y tế TP.HCM sẽ đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân khi sử dụng mô hình này, mức độ an toàn về chuyên môn khi sử dụng mô hình, cơ chế chi trả tiền khám… Nếu thực sự hiệu quả, Sở Y tế TP.HCM sẽ nhân rộng mô hình này trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, đề xuất Bộ Y tế kiến nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam có cơ chế chi trả cho bệnh nhân thuộc diện bảo hiểm y tế được khám tại nhà.
PGS-TS-BS TĂNG CHÍ THƯỢNG, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
7 dấu hiệu của tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua
Ngoài việc kiểm tra đường huyết thường xuyên, có một số dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết sớm tiền tiểu đường
Có thể ngăn chặn tiền tiểu đường diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2 nếu bạn sớm nhận ra và hiểu rõ các nguy cơ gây bệnh. Người có mức đường huyết nhỉnh hơn bình thường nhưng chưa vượt ngưỡng thì được xếp vào giai đoạn tiền đái tháo đường.
Tuy nhiên, đây là dấu hiệu sớm có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 với tất cả các hậu quả tiêu cực về sức khỏe. Theo một số ước tính, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể rút ngắn 10 năm tuổi thọ của bạn.
Sau đây là một số dấu hiệu của tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua:
Huyết áp cao: Những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì tăng huyết áp buộc tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể. Chính điều này khiến cơ thể khó loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu. Tăng huyết áp và tiền tiểu đường khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, làm gia tăng đáng kể nguy cơ suy tim.
Mắt bị mờ: Cả tiền tiểu đường và tiểu đường đều có tác động đến thị giác. Khi lượng đường trong máu dao động mạnh từ cao xuống thấp, nó có thể khiến chất lỏng rò rỉ vào ống kính của mắt bạn. Điều đó xảy ra bởi vì cơ thể bạn đã hoạt động quá mức để lấy càng nhiều nước càng tốt từ các tế bào giúp loại bỏ lượng đường dư thừa. Điều này có thể là khiến mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và cuối cùng là hình ảnh bị mờ nhạt.
Các vấn đề về da: Đôi khi các vấn đề bên trong cơ thể lại biểu hiện ra bên ngoài. Tiền tiểu đường có thể gây ra các mảng sáng bóng, có vảy hoặc các mảng tối trên da do nồng độ insulin trong máu tăng lên. Tiền tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu thông máu, có thể gây ngứa ở tứ chi, đặc biệt là chân.
Bệnh Gout: Bệnh Gout là một dạng viêm khớp do sự tích tụ axit uric trong mô khớp. Nó khiến người bệnh đau đớn và cũng có thể báo hiệu tiền tiểu đường.
Đói không rõ nguyên nhân: Đường hay glucose, là nguồn nhiên liệu chúng ta cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi chúng ta nhận được quá nhiều, insulin được sản xuất bởi tuyến tụy sẽ không thể xử lý glucose hiệu quả, khiến lượng đường dư trong máu, không thể chuyển hóa thành năng lượng.
Kết quả là bạn có thể cảm thấy đói ngay sau bữa ăn, bởi vì cơ thể bạn không nhận đủ những gì nó cần. Nếu điều này xảy ra tốt hơn là nên uống một ít nước để giúp loại bỏ đường thừa qua nước tiểu, tham gia tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể.
Luôn bị mệt mỏi: Lượng đường trong máu dư thừa có thể dẫn đến đói và kiệt sức. Khi cơ thể bạn không nhận được năng lượng cần thiết, mặc dù ăn đầy đủ bữa, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Lối sống ít vận động và chế độ ăn uống kém là hai yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với tiền tiểu đường.
Luôn khát nước: Luôn khát nước, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể báo hiệu tiền tiểu đường. Cơ thể của bạn đã bắt đầu làm việc chăm chỉ để loại bỏ glucose dư thừa trong máu, và một trong những cách đó là pha loãng máu và thải đường chưa qua xử lý qua nước tiểu. Để có được lượng nước đó, cơ thể bạn sẽ phải lấy từ các tế bào xung quanh, khiến chúng bị mất nước và bạn thường xuyên khát nước./.
Căn bệnh gần 4 triệu người Việt mắc nhưng vẫn còn mù mờ chưa hiểu Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tại Việt Nam có khoảng gần 4 triệu người mắc bệnh và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm 2040. Dùng chung đơn thuốc Các chuyên gia về đái tháo đường cho biết người dân vẫn còn chưa...