“Bệnh nhân mắc Covid-19 có kết quả âm tính trở lại là bình thường”
Theo chuyên gia dịch tễ, việc BN 50 ở Quảng Ninh dương tính trở lại với SARS-CoV-2 là bình thường. Đây là ca bệnh vẫn đang trong quá trình điều trị.
Thông tin từ Sở Y tế Quảng Ninh về việc một bệnh nhân mắc Covid-19 đang được điều trị tại bệnh viện trên địa bàn tỉnh lại có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau hai lần xét nghiệm âm tính trước đó, cho thấy diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh hiện nay.
Lực lượng chức năng Quảng Ninh phun tiêu độc khử trùng tại TP Hạ Long.
Trường hợp bệnh nhân nêu trên tại Quảng Ninh là BN 50 đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện số 2 của tỉnh. Theo thông tin từ Sở Y tế Quảng Ninh, BN 50 đã 2 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 26 và 28/3, nhưng sau đó lại có kết quả dương tính trở lại vào các ngày 30/3, 2/4 và 5/4. Ngành y tế Quảng Ninh nhận định đây là ca bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.
Bệnh nhân mắc Covid-19 có 3 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 sẽ đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện trường hợp ca bệnh âm tính, khỏi bệnh nhưng sau đó lại có kết quả xét nghiệm dương tính. Cụ thể, tại các nước dịch Covid-19 bùng phát từng ghi nhận những trường hợp này. Phân tích ở góc độ chuyên môn, các chuyên gia dịch tễ nhận định, đây là điều bình thường.
Về trường hợp BN 50 tại Quảng Ninh, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nhận định rằng, đây là một ca bệnh chưa điều trị xong, cơ thể bệnh nhân chưa đào thải hết virus. Vì ta không có thuốc đặc hiệu nên cũng không làm sạch được hết virus trong cơ thể bệnh nhân bị nhiễm.
“Chúng ta điều trị là để cơ thể chống lại virus, có thể có những con virus nằm ẩn nấp ở đâu đấy trong cơ thể, khi đó xét nghiệm thì cho kết quả âm tính nhưng lần khác xét nghiệm thì lại xuất hiện và cho kết quả dương tính. Vì vậy, bệnh nhân đã xét nghiệm âm tính 2 lần, và đến lần thứ 3 thì dương tính thì cũng không có gì là bất thường”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh tiêu chuẩn và đủ điều kiện ra viện đối với bệnh nhân nhiễm Covid-19 là phải 3 lần xét nghiệm âm tính. Đồng thời khi bệnh nhân xuất viện tiếp tục được yêu cầu duy trì cách ly tại nhà 14 ngày: “Sau điều trị, virus đã bị suy yếu nên khả năng lây bệnh cho người khác sau giai đoạn tiếp tục cách ly 14 ngày là rất thấp. Đến nay, chưa có trường hợp nào lây từ người đã điều trị xong trở về cộng đồng được báo cáo”.
Các chuyên gia cũng cho rằng theo đánh giá dịch tễ, có hai điểm đáng lo ngại nhất với dịch Covid-19 hiện nay. Thứ nhất, dịch ở trên thế giới vẫn đang rất phức tạp như tại Mỹ, châu Âu. Thứ hai, là các mầm bệnh vẫn còn ở trong cộng đồng rõ ràng là chưa kiểm soát được, không biết nguồn lây bệnh F0 ở đâu và F0 đã được kiểm soát hay chưa.
Những yếu tố này đồng nghĩa với việc người dân càng phải nâng cao ý thức phòng bệnh, thực hiện tốt giãn cách và cách ly xã hội để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh./.
Thiên Bình
Video đang HOT
Đằng sau hóa đơn xét nghiệm Covid-19 khiến người đàn ông Mỹ "hoảng hồn"
"Tôi cứ đinh ninh rằng mọi thứ sẽ được chi trả", người đàn ông Mỹ nhận hóa đơn sau khi xét nghiệm Covid-19.
Theo ABC News, đến ngày 5.3, Andrew Cencini, một chuyên gia khoa học máy tính tại Đại học Bennington ở Vermout, cảm thấy bị sốt, khó thở và cảm thấy khó chịu.
Trước khi bị ốm, Cencini có đến thành phố New York, giúp kiểm tra máy tính tại một nhà tù địa phương và tiếp xúc với các tình nguyện viên cứu hỏa.
Do số ca nhiễm Covid-19 ở New York bắt đầu tăng cao, Cencini gọi cho bác sĩ của mình. Người đàn ông này được chỉ dẫn đến lấy mẫu kiểm tra bệnh cúm và các loại virus khác. Kết quả là âm tính.
4 ngày sau, Cencini nói rằng mình cảm thấy tốt hơn dù vẫn ho và hơi sốt. Vài phút sau, Cencini nhận được cuộc gọi từ một trưởng khoa khẩn cấp và bệnh truyền nhiễm ở bệnh viện New York, nói rằng ông cần đến ngay để làm xét nghiệm mới về virus Corona.
Bệnh viện đề nghị gửi xe cứu thương nhưng Cencini nói có thể tự lái xe được trong hành trình kéo dài khoảng một giờ.
Tại phòng cách ly, các bác sĩ làm các thủ thuật, chụp X-quang ngực và lấy mẫu ở cổ họng.
Giờ đây, Cencini nhận được hóa đơn trách nhiệm của người đóng bảo hiểm, trong đó liệt kê các chi phí mà ông cần đóng với tổng số tiền gần 2.000 USD.
Cencini được bác sĩ chỉ định vào phòng khẩn cấp làm các kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
"Tôi cứ nghĩ rằng mọi thứ sẽ được chi trả", Cencini nói. Con số trên tương đương gần một nửa thu nhập hàng tháng của ông. Cencini kiếm được khoảng 54.000 USD mỗi năm.
"Tôi có thể chọn không làm xét nghiệm nhưng như vậy có thể đe dọa đến sự an toàn của người khác. Tôi nghĩ mình làm điều đúng đắn", Cencini nói.
Trong khi chính phủ Mỹ đưa ra các phương án hỗ trợ kinh tế, tăng cường sản xuất thiết bị và vật tư y tế cho các bệnh viện, những trường hợp như Cencini lại không được lưu tâm.
Người đàn ông này bị các bác sĩ và công ty bảo hiểm thông đồng để yêu cầu phải trả khoản phí 2.000 USD. Hôm 18.3, ông Trump đã ký luật đảm bảo rằng người Mỹ được xét nghiệm miễn phí, dù có bảo hiểm hay không.
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy, Cencini được miễn phí xét nghiệm virus Corona nhưng vẫn bị tính chi phí đến phòng khẩn cấp.
Trong một nghiên cứu vào năm ngoái, cứ 1/6 lần người Mỹ đến phòng khẩn cấp ở bệnh viện thường nhận được hóa đơn với những chi phí khổng lồ, theo ABC News.
Dĩ nhiên, người có bảo hiểm không phải trả toàn bộ phí. Công ty bảo hiểm sẵn sàng đứng ra trả thay viện phí, còn người đóng bảo hiểm phải chỉ phải trả một số tiền nhất định cho công ty bảo hiểm (khoảng vài ngàn USD).
Nhiều người Mỹ nếu không để ý sẽ bị bệnh viện và công ty bảo hiểm móc nối để trục lợi.
Sở dĩ điều này xảy ra vì nhiều phòng khẩn cấp ở bệnh viện có bác sĩ móc nối với các công ty bảo hiểm. Các bác sĩ này sẽ trực tiếp tạo ra những hóa đơn điều trị khổng lồ không cần thiết mà người bệnh không hay biết.
Từ đó, phòng thí nghiệm làm xét nghiệm được hưởng chi phí, bác sĩ hưởng hoa hồng, còn công ty bảo hiểm nhận được một số tiền nhỏ của người bệnh và chi phí đóng bảo hiểm của người này sang năm chắc chắn sẽ cao hơn năm trước.
Trường hợp tương tự xảy ra với Alexa Kasdan, một người sống ở New York, cảm thấy bị cảm lạnh, đau đầu. Kasdan được yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm ở cổ họng, gửi đến phòng thí nghiệm và sau đó nhận được hóa đơn 28.000 USD.
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, những người Mỹ nếu không thực sự chú ý đến những xét nghiệm mà bệnh viện tiến hành, rất dễ nhận được những hóa đơn thanh toán bất ngờ.
Đây được coi là lỗ hổng trong hệ thống bảo hiểm và y tế ở Mỹ và càng bị trục lợi trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 mà các nghị sĩ Mỹ chưa có phương án xử lý phù hợp.
Đối với Cencini, xét nghiệm virus Corona cho kết quả âm tính. Khi người đàn ông này phản ứng về khoản phí lên tới 2.000 USD, hãng bảo hiểm phản hồi rằng 1.200 USD trong số đó là phí dịch vụ chi trả cho bệnh viện, số tiền còn lại là chi phí bảo hiểm.
Cencini nói rằng ông đã hết sức tức giận khi nghe điện thoại từ hãng bảo hiểm. "Các khoản tiền tiết kiệm về hưu của tôi đang cạn kiệt và các người vẫn thu phí này?", Cencini đặt câu hỏi.
Cencini vẫn còn cảm thấy may mắn vì ông nằm trong danh sách những người đủ điều kiện nhận 1.200 USD tiền hỗ trợ từ chính phủ, trong gói ngân sách 2,2 nghìn tỉ USD mà ông Trump mới thông qua. Dù vậy, người đàn ông này vẫn mất tiền cho những chi phí không thực sự cần thiết.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Tổng thống Philippines âm tính với virus corona Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona chủng mới và không bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào. Tổng thống Rodrigo Duterte (Ảnh: Bloomberg) Thượng nghị sĩ Christopher Lawrence Go, trợ lý thân cận của Tổng thống Rodrigo Duterte, và nhà lãnh đạo Philippines đã xét nghiệm virus corona chủng mới (Covid-19) hôm 12/3...