Bệnh nhân đến khám tâm thần tăng đột biến
Những ngày gần đây, tỷ lệ bệnh nhân đến Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai tăng lên đáng kể, khoảng 250- 300 người mỗi ngày.
Ths. Bs Bùi Văn San
Bệnh nhân chủ yếu gặp những vấn đề về rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng lo lắng.
ThS.BS Bùi Văn San – Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay trên các phương tiện truyền thông hay các số liệu báo cáo trên thế giới đều cho rằng khi đại dịch đến sẽ gây gánh nặng tâm lý rất lớn, tạo ra áp lực căng thẳng về đời sống tinh thần cho mọi người, như nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Video đang HOT
“Giả dụ trước kia chúng ta có thể đi tập thể dục, đi gặp bạn bè thì bây giờ ai cũng lo lắng là mình ra đường gặp người này người kia thì có bị nhiễm bệnh không?”, BS Bùi Văn San nhấn mạnh.
Chưa kể, một số người đang có sẵn bệnh nền trong cơ thể, ví dụ như những người lớn tuổi đã có những bệnh nền tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận, suy tim thì đã căng thẳng, lo âu nhiều rồi, mà còn căng thẳng do dịch nữa thì sẽ càng tăng trầm trọng thêm, cả cơ thể và tinh thần sẽ đều bị ảnh hưởng.
Với những nghiên cứu trên thế giới như Trung Quốc thì tỉ lệ sự căng thẳng, lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ của nhân viên y tế trong dịch đã tăng khoảng 30 đến 40%.
Bác sĩ San cho biết gần đây tỉ lệ bệnh nhân đi khám ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần tăng lên đáng kể, đạt khoảng 250 đến 300 người đi khám mỗi ngày, chủ yếu gặp những vấn đề về rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng lo lắng.
Một số nguyên nhân gây căng thẳng khác là về tình trạng tài chính, đời sống kinh tế giảm xuống. Những người làm kinh doanh trong hoàn cảnh giãn cách xã hội, nhiều khoản vay ngân hàng hay mối lo lắng sợ bị mất việc. Đời sống kinh tế giảm xuống thì rõ ràng chúng ta phải lo lắng và những người tâm lý nhạy cảm thì rất dễ gây bệnh.
ThS.BS Bùi Văn San khuyến cáo, khi chúng ta quá lo lắng và bị căng thẳng quá mức thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm đến những người mà chúng ta có thể chia sẻ được như người trong gia đình hay bạn bè, người thân.
“Chúng ta chia sẻ bớt những căng thẳng đó đi, nếu nặng hơn mà bị rối loạn lo âu hay mất ngủ thường xuyên, buồn nhiều thì chúng ta nên đến điều trị ở các cơ sở điều trị về sức khỏe tâm thần. Khi đó có những tư vấn chuyên sâu thì giúp cho chúng ta chăm sóc đời sống tinh thần tốt lên, những lo lắng căng thẳng sẽ bớt đi nhanh hơn đó là những điều các bạn nên làm”, BS Văn San khuyến cáo.
Nhập viện sau khi uống 6 gói thuốc diệt chuột thế hệ mới vì nhầm là bột ngũ cốc
Bệnh nhân đã uống 6 gói thuốc diệt chuột vì nhầm tưởng là gói... bột ngũ cốc. Theo các chuyên gia, đây là loại thuốc diệt chuột mới gây độc rất kín đáo, trong 3 ngày đầu các dấu hiệu đều hoàn toàn bình thường.
Bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới đang được điều trị tại BV Bạch Mai (ảnh: BVCC)
Ngày 12/10, bác sĩ Phạm Thị Lan Hương, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân 59 tuổi (trú tại Hưng Yên) bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới.
Trước đó, bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng rất nặng, rối loạn đông máu, được sử dụng thuốc giải độc. Bệnh nhân cho biết, đã uống nhầm 6 gói thuốc diệt chuột vì nhầm tưởng là gói... bột ngũ cốc. Ngay khi phát hiện, gia đình đã đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân được chuyển lên BV Bạch Mai.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, trường hợp trên chỉ là một trong số các bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới mà BV đã tiếp nhận và điều trị. Các bệnh nhân bị ngộ độc vì nhiều lý do như tự tử hoặc nhầm lẫn với thực phẩm. Cũng vì thế, một số bệnh nhân ngại ngùng không nói, chỉ đến khi bị ra máu, ngã,...là biểu hiện chất độc phát tác mới vào viện.
Bác sĩ Nguyên cũng cho biết, thuốc diệt chuột thế hệ mới có những chất gây xuất huyết, thay thế toàn bộ hóa chất của thuốc diệt chuột trước đây đã từng sử dụng. Những chất này gây độc rất kín đáo, trong 3 ngày đầu các dấu hiệu đều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, 3 ngày sau thì xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết ở răng, mũi, da, tiêu hóa. Vì thế, khi bệnh nhân đến cơ sở y tế đã rơi vào tình trạng nặng, gây khó khăn cho công tác điều trị.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, để đề phòng ngộ độc thuốc diệt chuột, phụ huynh cần để khỏi tầm với của trẻ; không để thuốc diệt chuột gần khu vực thức ăn dễ gây nhầm lần.
Khi phát hiện người uống nhầm thuốc diệt chuột, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Người nhà nhớ mang theo viên thuốc hoặc vỏ thuốc để có thể nhanh chóng xác định loại thuốc mà người bệnh uống nhầm. Sau khi xác định được độc tố, bác sĩ có thể dùng các biện pháp thải độc như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để đào thải bớt thuốc ra ngoài.
Điều trị dọa sảy thai, sản phụ sốc phản vệ, ngừng tim, hôn mê sâu Sản phụ dọa sẩy thai, được chỉ định dùng thuốc điều trị phổ biến trong bệnh này nhưng đã xuất hiện các triệu chứng phản vệ nặng và nguy kịch. Kíp bác sĩ BV Bạch Mai hỗ trợ đặt ECMO cho BN tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp TS.BS. Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực -...