Bệnh nhân đầu tiên thay đĩa đệm nhân tạo thành công
Từng không thể đi lại vì bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, sau 2 tháng thay đĩa đệm nhân tạo, chị Thanh (Cẩm Phả, Quảng Ninh) vui mừng vì đã đi lại và không phải chịu những cơn đau đớn.
Người phụ nữ 39 tuổi này là bệnh nhân đầu tiên được áp dụng phương pháp thay đĩa đệm cột sống thắt lưng nhân tạo tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Bị thoát vị đĩa đệm từ năm 2007, chị Thanh đã mổ 2 lần tại bệnh viện tỉnh nhưng sau đó bệnh tái phát khiến chị luôn bị cơn đau hành hạ, đi lại khó khăn, phải nhờ người dìu. Vì đau triền miên, chị phải bỏ việc, quanh quẩn ở nhà. Hai tháng trước, chị đến Bệnh viện Việt Đức khám và được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 trái, phải mổ thay đĩa đệm nhân tạo cột sống thắt lưng, nếu để lâu có thể liệt chân trái, thậm chí rối loạn đại, tiểu tiện.
Phó giáo sư Nguyễn Văn Thạch đang kiểm tra chức năng vận động cho bệnh nhân thay đĩa đệm cột sống thắt lưng nhân tạo đầu tiên khi chị tái khám sau mổ 2 tháng. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Phó giáo sư Nguyễn Văn Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Viện trưởng viện Chấn thương chỉnh hình, cho biết chỉ sau 2-3 ngày mổ thay đĩa đệm, chị Thanh đã ngồi dậy, tập đi lại được. Đến bệnh viện khám lại vài ngày trước, kết quả cho thấy đĩa đệm nhân tạo cột sống của chị được thay rất tốt, giúp cải thiện cuộc sống đáng kể. Chị gần như đã bình phục hoàn toàn, có thể đi lại dễ dàng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thạch cho biết, cột sống được ví như chiếc trụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Cột sống gồm 25 đốt và giữa mỗi hai đốt có đĩa đệm xen giữa, có tính đàn hồi (như bộ phận giảm xóc) giúp chúng ta đi lại không đau đớn. Bình thường đĩa đệm như một lò xo, ở giữa là nhân nhầy, tiết dịch nhầy, làm đĩa đệm căng phồng, có khả năng đàn hồi. Vì lý do nào đó như viêm dị ứng hay thoái hóa, đĩa đệm giảm tiết dịch nhầy khiến việc đi lại của người bệnh đau đớn.
Thoát vị đĩa đệm thường có 4 mức độ. Mức độ 1 có thể điều trị bằng thuốc (tây y hoặc đông y) kết hợp với tập phục hồi chức năng. Mức độ 2 vẫn điều trị bằng nội khoa và sóng cao tần. Mức độ 3 và 4 thường phải dùng tới phẫu thuật, nếu không tình trạng thoát vị nặng sẽ gây đau, liệt rễ thần kinh… Theo kết quả một công trình nghiên cứu của các bác sĩ khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức, ở Việt Nam, cứ 1.000 người bị thoát vị đĩa đệm thì chỉ 6-7 người phải mổ.
Trước đây, bệnh nhân phải mổ thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp kinh điển lấy đĩa đệm, cố định cột sống hàn xương liên thân đốt. Nhược điểm của phương pháp này là làm cứng hoàn toàn một đoạn cột sống, do vậy sẽ làm hạn chế vận động của bệnh nhân sau mổ, thời gian hồi phục lâu, dễ làm hỏng đĩa đệm liền kề.
Phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo cột sống thắt lưng bảo tồn được nguyên vẹn chức năng vận động của cột sống, do đĩa đệm nhân tạo được thiết kế gần giống thật. Sau mổ, bệnh nhân vẫn cử động vùng thắt lưng bình thường mà không bị cứng. Đĩa đệm nhân tạo có chức năng sinh lý như đĩa đệm thật nên làm giảm nguy cơ tổn thương các đĩa đệm liền kề. Trên thế giới, phương pháp này được áp dụng từ năm 1991 và cho tới nay, chưa ghi nhận biến chứng nào liên quan.
“Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị thoát vị đĩa đệm cũng có thể thay đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp này sẽ được chỉ định cho những người bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm nhưng cột sống phải vững, các mỏm khớp vẫn trơn tru, không bị cứng, thoái hóa”, bác sĩ cho biết.
Theo VNE
Bàng quang nhân tạo
Các nhà nghiên cứu Anh đang thử nghiệm thiết bị trong tương lai khôi phục chức năng của bàng quang ở người bị chấn thương nghiêm trọng cột sống.
Tổn hại ở cột sống có thể cắt đứt sự trao đổi thông tin giữa não và bọng đái - Ảnh: SPL
Thương tổn thần kinh trong những trường hợp chấn thương nặng cột sống có thể khiến bệnh nhân mất đi hoàn toàn cảm giác đầy ở bọng đái hoặc không thể kiểm soát được khi nào cần đi vệ sinh.
Việc mất đi sự kiểm soát bàng quang, ruột và chức năng sinh hoạt tình dục sau khi chấn thương cột sống thường được bệnh nhân xem là ảnh hưởng lớn nhất đối với chất lượng cuộc sống.
Báo cáo mới, được công bố trên chuyên san Science Translational Medicine, đã giới thiệu thiết bị đọc các tín hiệu của những dây thần kinh còn sót lại, vốn chịu trách nhiệm kiểm soát cơ quan này.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge đã nghĩ cách lắp điện cực xung quanh các bó thần kinh, nhằm diễn dịch các tín hiệu về trạng thái của bàng quang, từ đó giúp hoạt động tiểu diễn ra bình thường.
Hiện thiết bị đã được thử nghiệm thành công ở chuột, và đang được chuyển đổi công năng để phục vụ cho con người.
Và thách thức lớn nhất của các chuyên gia là làm sao thu nhỏ kích thước thiết bị, hiện phụ thuộc cỗ máy cao 2 m, thành thiết bị nhỏ gọn có thể cầm tay được.
Theo TNO
Tác dụng phụ có thể gặp nếu thụ tinh nhân tạo Thụ tinh nhân tạo mang đến hi vọng thụ thai cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt đối với người phụ nữ. Hội chứng quá kích buồng trứng Kích thích buồng trứng là bước đầu tiên trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Mục...