Bệnh nhân đái tháo đường – ‘mồi ngon’ của nCoV
Người bệnh tiểu đường thường hệ miễn dịch kém khỏe mạnh, dễ dàng bị nCoV tấn công và thúc đẩy bệnh nhanh chóng trở nặng.
Ảnh minh họa
Trong 10 bệnh nhân Covid-19 tử vong liên quan Đà Nẵng, đến 6 người mang bệnh nền đái tháo đường, còn gọi là tiểu đường mạn tính. Rất nhiều bệnh nhân khác đang điều trị nCoV cũng mắc bệnh này.
Mới đây, Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) đưa ra khuyến cáo về nguy cơ và hướng dẫn phòng tránh nCoV cho bệnh nhân tiểu đường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo người cao tuổi và mang sẵn các bệnh nền có nguy cơ nhiễm nCoV cao hơn, dễ chuyển biến bệnh nặng hơn. Người mắc bệnh tiểu đường, với hệ miễn dịch thiếu khỏe mạnh, dễ trở thành nạn nhân của Covid-19.
IDF khuyên bệnh nhân đái tháo đường nên lưu giữ số điện thoại của nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế. Đồng thời, nên tự chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị, trang thiết bị cần thiết để theo dõi đường huyết tại nhà.
Bệnh nhân nên tuân thủ thực hiện đầy đủ những quy tắc để duy trì lượng đường trong máu ổn định:
- Không được ngừng tiêm insulin và uống thuốc điều trị đái tháo đường như thường lệ.
Video đang HOT
- Uống nước đầy đủ, 120-80 ml mỗi 30 phút để đề phòng mất nước. Duy trì chế độ ăn uống bình thường trước đó. Nếu cân nặng giảm trong khi vẫn ăn uống bình thường, đây có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết.
- Theo dõi sức khỏe và đo nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng, tối. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Tổ chức IDF khuyên bệnh nhân đái tháo đường type 1 nên đo đường huyết mỗi 4 giờ, cố gắng giữ mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl. Bệnh nhân đái tháo đường type 2, đo đường huyết hai lần mỗi ngày, duy trì mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl.
- Nếu có bất cứ triệu chứng nào, bao gồm khát nước, uống nhiều hay khô miệng, sụt cân, đi tiểu nhiều, mệt mỏi… phải kiểm tra ngay.
Bệnh nhân đái tháo đường, khi có các triệu chứng sốt, ho, mỏi mệt, tức ngực, khó thở, và có yếu tố dịch tễ, nên gọi cho các cơ sở y tế để được hướng dẫn. Nếu được yêu cầu đến bệnh viện, người bệnh bắt buộc di chuyển bằng phương tiện riêng, phải đeo khẩu trang.
Bên cạnh đó, các thói quen phòng tránh dịch bệnh phải được duy trì, như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, che miệng khi ho, hắt hơi…
Gánh nặng bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng
Các chuyên gia y tế dự báo nếu không có các biện pháp kiểm soát, hạn chế, bệnh không lây nhiễm sẽ ngày càng gia tăng và trở thành áp lực đè nặng lên sức khoẻ, kinh tế của hàng triệu người dân Việt Nam.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện sẽ góp phần giảm đáng kể gánh nặng bệnh không lây nhiễm.
Áp lực nặng nề
Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, các bệnh không lây nhiễm (BKLN) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các BKLN, số ca tử vong do BKLN chiếm tới 73% tổng số các ca tử vong, trong đó 43% số ca tử vong trước 70 tuổi, gánh nặng bệnh tật do BKLN chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật.
Các BKLN chính gây ra các tử vong là bệnh tim mạch (chiếm 44% trong tổng số tử vong do BKLN và 31% tử vong toàn cầu); ung thư (chiếm 22% tổng số tử vong do BKLN, 16% tử vong toàn cầu); bệnh phổi mạn tính (chiếm 9% tổng số tử vong do BKLN, 7% tử vong toàn cầu); đái tháo đường (chiếm 4% tử vong do BKLN và 3% tử vong toàn cầu).
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp; 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường; 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 165.000 ca mắc mới ung thư... Ngoài ra, các bệnh rối loạn tâm thần, trầm cảm - sa sút trí tuệ, tự kỷ ở trẻ em vẫn tiếp tục tăng.
Bàn về nguyên nhân của tình trạng này, các chuyên gia cho rằng đó là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do lối sống của người dân chưa hợp lý với các thói quen gây hại như việc hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá độ, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu vận động thể lực.
Theo bà Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh, hiện vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (9,4 gram/ngày).
Ngoài ra, theo ước tính của Bộ Y tế, Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỉ lệ béo phì gia tăng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, chiếm 3,6% tổng dân số. Thực tế này dẫn đến các bệnh không lây nhiễm về tim mạch, tiểu đường, xương khớp, ung thư...
Cũng theo bà Xuyên, việc thiếu hụt các dịch vụ quản lý BKLN tại tuyến y tế cơ sở, quy định về bảo hiểm y tế, cơ chế tài chính chưa khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động này ở tuyến xã; năng lực chuyên môn của cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ người bệnh mắc các BKLN tại cộng đồng được phát hiện và được điều trị định kỳ còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện có rất nhiều người mắc bệnh nhưng không nằm trong thống kê, hoặc không có khả năng tham gia điều trị bệnh. Rất nhiều bệnh nhân không biết mình đang mắc bệnh cao huyết áp hay đái tháo đường. Bác sỹ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, tỉ lệ bệnh nhân đang thực sự điều trị căn bệnh này ở Việt Nam khá thấp, chỉ ở mức 29% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường và 14% bệnh nhân cao huyết áp đang có được nhận các chăm sóc y tế cần thiết.
Ứng phó khẩn cấp
Để ứng phó với gánh nặng của BKLN, Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp. Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, để ứng phó với gánh nặng của BKLN, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2013-2020". Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1092/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng BKLN.
Chương trình sẽ tập trung tăng cường phát hiện sớm người mắc các BKLN (tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch) ngay từ tuyến y tế cơ sở, thông qua theo dõi các chỉ số khối cơ thể (BMI), đo huyết áp, xét nghiệm đường máu tối thiểu 1 lần/năm, phát hiện sớm một số ung thư phổ biến qua khám sàng lọc tại y tế cơ sở và cộng đồng; quản lý, chăm sóc liên tục và lâu dài tại y tế cơ sở và tại cộng đồng...
"Hiện Bộ Y tế đã xây dựng mô hình thí điểm cho 26 trạm y tế xã và trong thời gian tới, tiếp tục sẽ có 1.000 trạm y tế được xây dựng theo mô hình này. Bên cạnh đó, các địa phương cũng xây dựng trạm y tế theo mô hình trạm y tế 26 xã điểm góp phần nâng cao vai trò chăm sóc, quản lý người mắc BKLN từ tuyến cơ sở", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết.
Còn ông Trương Hồng Sơn thì cho rằng, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các BKLN. Trong đó, một trong những nguy cơ gây ra bệnh không lây nhiễm là vấn đề thừa cân, béo phì.
Do vậy, chuyên gia này khuyến cáo mọi người cần xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, phù hợp với mình và nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, ăn nhạt, hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ, đường, thức ăn chế biến sẵn...
Ngoài ra, để giảm gánh nặng BKLN, người dân nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá vì trong khói thuốc lá chứa khoảng 7.000 loại hóa chất khác nhau, trong đó có hàng trăm loại hóa chất có hại cho sức khỏe và có khoảng 69 chất gây ung thư.
"Người dân cũng nên tiến tới hạn chế sử dụng rượu bia, tốt nhất không nên sử dụng rượu bia bởi sử dụng rượu bia quá mức dẫn tới mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tâm thần do sử dụng rượu, xơ gan, tai biến mạch máu não, ung thư gan, ung thư miệng, hầu họng, ung thư thực quản,...", ông Sơn nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo để hạn chế các BKLN, người dân cần tăng cường hoạt động thể lực, đồng thời cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và tiêm vắc xin phòng một số bệnh là nguyên nhân gây ung thư như vắc xin viêm gan B để phòng mắc viêm gan B là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan và phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng tiêm vắc-xin HPV. Các loại ung thư khác có thể chữa khỏi thông qua khám sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị từ giai đoạn tiền ung thư...
Mục tiêu của "Chiến lược quốc gia phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác" giai đoạn 2015-2025 của Bộ y tế là giảm 30% số người hút thuốc, giảm 10% số người uống rượu bia ở mức có hại, giảm 10% số người thiếu hoạt động thể lực, giảm 30% số người tiêu thụ muối/người, kiểm soát thừa cân béo phì xuống dưới 15%, kiểm soát tăng cholesterol dưới 35%, kiểm soát gia tăng huyết áp dưới 30%,...
Gia vị châu Á được phát hiện là "thần dược" cho căn bệnh phổ biến Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng bổ sung quế - loại gia vị phổ biến ở châu Á - có thể giúp đẩy lùi tiểu đường, căn bệnh không lây phổ biến và gây tử vong sớm. Theo nghiên cứu vừa công bố trên Journal of the Endocrine Society, quế rất giàu chất chống oxy hóa giúp kiểm soát lượng...