Bệnh mãn tính cần lưu ý trước khi quyết định mang thai
Khi mắc bệnh mãn tính, người mẹ thường phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định có thai.
Với những bà mẹ mắc bệnh mãn tính, khi mang thai việc kiểm soát bệnh tình là rất quan trọng, nếu không sức khỏe của hai mẹ con và quá trình sinh nở có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước khi quyết định mang thai, người phụ nữ cần lưu ý những bệnh mãn tính sau đây.
Có khoảng 1-2% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tuyến giáp. Nếu mắc bệnh, người bệnh cần phải điều trị trước khi quyết định mang thai ít nhất là sáu tháng. Cách này sẽ giúp tránh tình trạng thai chết lưu hoặc sẩy thai.
Việc mang thai gây nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch. Người bình thường có thể thích nghi được, nhưng người có bệnh tim dù nhẹ hay nặng đều chịu ảnh hưởng xấu. Khi mang thai mẹ có nguy cơ bị suy tim toàn bộ với tỷ lệ tử vong mẹ khá cao.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Bệnh tim ít gây sảy thai nhưng dễ gây đẻ non, thai chậm phát triển, thiếu máu, nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh viêm màng trong tim nhiễm khuẩn. Ngoài ra, dị dạng thai thường gặp ở người mẹ bị bệnh tim bẩm sinh.
Biến chứng cho mẹ như:Phù phổi cấp, suy tim cấp, loạn nhịp tim, tắc mạch phổi… Các biến chứng trên nhẹ hay nặng phụ thuộc vào mức độ của bệnh tim, tình trạng của thai và bệnh đi kèm của mẹ.
Tiểu đường và thai nghén bao gồm hai loại, một là phụ nữ khi có thai đã bị mắc bệnh tiểu đường từ trước, hai là bệnh lý tiểu đường do thai nghén gây ra. Loại thứ hai xuất hiện khi có thai và thường khỏi sau khi sinh, một số ít để lại di chứng tiểu đường kéo dài.
Tiểu đường là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa glucid, biểu hiện bằng tình trạng tăng lượng đường trong máu, nếu cao quá có thể xuất hiện đường trong nước tiểu, đây là bệnh của các nước phát triển.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Nguy cơ đối với thai nhi: thai bất thường, sảy thai, thai chết lưu, thai suy mạn tính, thai kém phát triển, đẻ non tháng, đa ối cấp, đa ối mạn tính, thai to…
Ở những trường hợp này, mặc dù thai to nhưng rất yếu, dễ bị rối loạn chuyển hóa và mắc các bệnh trong thời kỳ sơ sinh cũng như rất dễ bị nguy cơ hạ đường huyết sau sinh, trẻ sơ sinh còn có thể bị hạ calci huyết nhưng nguy cơ này ít gặp và ít nguy hiểm hơn.
Đối với mẹ: Ngoài những nguy cơ biến chứng của tiểu đường như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, mắt thì về mặt sản khoa, người mẹ còn dễ có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Khoảng 30-50% bệnh nhân bị động kinh lên cơn nhiều hơn khi mang thai. Việc lên cơ co giật có thể gây chấn thương cho mẹ và con, tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân, đẻ non, thậm chí nguy cơ thai chết lưu nếu cơn động kinh kéo dài.
Bên cạnh đó, người mẹ nên uống bổ sung viên axit folic trước và trong quá trình mang thai, bởi vì các loại thuốc điều trị động kinh có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thu acid folic của cơ thể. Thiếu axit folic sẽ hưởng ảnh đến sự phát triển hệ thần kinh, tuỷ sống của thai nhi.
Thai phụ nên giữ tinh thần thư thái, tránh các nguyên nhân gây căng thẳng dẫn đến lên cơn động kinh, có thể gây chấn thương cho cả mẹ và con.
Video đang HOT
Bệnh suyễn
Bệnh suyễn là căn bệnh thường gây cơn nghẹt thở, khó thở cấp tính, xảy ra về đêm và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không dùng thuốc kịp thời, do đó rất nhiều người lo lắng khi muốn có con. Trong một số trường hợp, người bệnh phải sử dụng thuốc thường xuyên mới có thể kiểm soát được căn bệnh của mình. Thật ra, những người bệnh suyễn vẫn có thể mang thai và sinh con nếu biết cách kiểm soát tốt bệnh suyễn của mình.
Trên đây là khái quát những bệnh mạn tính có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các sản phụ và trẻ sơ sinh mà nhiều khi chúng ta có rất ít sự lựa chọn cho mình, nhiều khi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả 2 mẹ con. Vì vậy các bà mẹ trước khi muốn có thai cần phải đi kiểm tra sức khỏe để biết được tình trạng sức khỏe của mình để được các bác sỹ tư vấn và điều trị kịp thời trước khi có thai.
Theo Cuasotinhyeu
Cân nhắc các ưu nhược điểm của từng độ tuổi mang thai
Hãy cùng xem qua những điểm có lợi và rủi ro khi mang bầu ở những độ tuổi khác nhau 20, 30, 40... để đi đến quyết định bạn sẽ có con khi nào.
Tất cả các chuyên gia đều cho biết không có một đích thời gian cụ thể để xây dựng gia đình nhưng lại có những ưu nhược điểm khi bạn mang thai ở những độ tuổi khác nhau.
Ví dụ, ở độ tuổi 20, bạn sẽ có thật nhiều năng lượng để thụ thai và chăm sóc em bé nhưng bạn lại chưa thể có nguồn tài chính dồi dào hay kinh nghiệm sống. Còn ở độ tuổi 30-40, bạn đã có nền tài chính vững vàng nhưng liệu những đứa con sinh ra lúc này có thực sự tốt.
Dưới đây là những ưu nhược điểm của việc mang thai theo từng độ tuổi mà các chuyên gia đã thống kê được. Mời các bạn tham khảo trước khi quyết định bạn sẽ có con khi nào.
1. Từ 20 - 24 tuổi
Cơ thể bạn
Đây là những năm tháng bạn dồi dào năng lượng nhất. Phụ nữ ở độ tuổi này có cơ hội thụ thai rất cao đến 20% số ngày trong tháng. Chính vì vậy, nếu bạn quyết định có thai ở độ tuổi này, Vợ chồng bạn có thể hoàn toàn yên tâm vể khả năng thụ thai mà không mất nhiều thời gian trông ngóng 'tin vui'.
Sức khỏe của phụ nữ giai đoạn này cũng khá ổn định. Một số nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, phụ nữ ở độ tuổi 20-24 cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến hơn một nửa so với phụ nữ tuổi 40, và nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ cũng rất thấp. Đó là lý do vì sao mới đây Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đã đề nghị loại bỏ các thử nghiệm định kỳ về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ dưới 25 tuổi.
Tâm trạng của bạn
Bạn có cảm nhận thế nào về việc mang thai ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn? Một số phụ nữ ở độ tuổi này ban đầu đã rất mâu thuẫn trong tư tưởng khi phải bỏ cơ hội việc làm để có em bé. Theo tiến sĩ Diane Ross Glazer: "Mối quan tâm khác nữa ở phụ nữ độ tuổi này là vóc dáng cơ thể. Khi mang thai, hình ảnh của họ sẽ không còn được thon gọn như thời con gái. Ngoài ra, phụ nữ ở lứa tuổi này mới chỉ quan tâm đến vấn đề hôn nhân và công việc chứ không để tâm lắm đến chuyện con cái".
Nguy cơ cho bé
Tỷ lệ sảy thai với Bà bầu độ tuổi 20-24 là khoảng 9,5% - thấp nhất trong mọi lứa tuổi mang thai. Thời điểm này, trứng của bạn rất dồi dào, vì vậy em bé sẽ ít có khả năng bị khuyết tật bẩm sinh như hội chứng down (tỷ lệ 1/1.667) và những bất thường ở các nhiễm sắc thể (tỷ lệ 1/526).
Sự nghiệp và tài chính của bạn: ỡ độ tuồi này, đại đa số sự nghiệp và tài chính của các bà mẹ trẻ chưa vững, cũng như kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con cái chưa chín muồi, nên sinh con trong giai đoạn này có thể bạn gặp nhiều khó khăn trong nuôi dạy con cái, và có thể bạn phải hy sinh một phần trong sự nghiệp của mình.
2. Từ 25 - 29 tuổi
Cơ thể bạn
Nếu bạn tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống khoa học thì khả năng thụ thai và sinh nở giai đoạn này là khá hoàn hảo. Ở độ tuổi này sau khi sinh con bạn cũng dễ dàng lấy lại vóc dáng như mong muốn. Tuy nhiên, xét về sức khỏe dài hạn, nếu bạn có thai ở độ tuổi 25-29, sau này rất dễ có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự thay đổi nội tiết xảy ra trong thời gian rụng trứng (tăng estrogen và progesterone), sự kích thích buồng trứng và núi đôi hàng tháng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư này.
Tâm trạng của bạn
Ở độ tuổi này, bạn đã có những suy nghĩ khá chín chắn về một gia đình hạnh phúc với ngôi nhà và những đứa trẻ. Tình hình tài chính cũng khá ổn định và bạn có thể hoàn toàn yên tâm với vốn kiến thức trong tay để lên chức mẹ.
Nguy cơ cho bé
Tỷ lệ sảy thai trong giai đoạn này chỉ là 10% (chỉ cao hơn một chút so với lứa tuổi 20-24). Khi bạn 25-29 tuổi, tỷ lệ thai nhi mắc hội chứ down là 1/1250 và những bất thường ở các nhiễm sắc thể là 1/476.
Sự nghiệp & tài chính/ kiến thức: trong giai đoạn này, bạn cũng đã có một công việc ổn định, và áp lực về tài chính sau khí có con có thể ít hơn so với các bà mẹ dưới 25 tuổi. Mức độ trưởng thành, và chín chắn về nhận thức cũng nhiều hơn, và bạn cũng nuôi dạy con tốt hơn các bà mẹ dưới 25 tuồi, Tuy nhiên, bạn vẫn cần sự giúp đỡ của gia đình nội ngoại hai bên trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, để có thể tiếp tục thăng tiến trong công việc.
3. Từ 30 - 34 tuổi
Cơ thể bạn
Khả năng sinh sản ở phụ nữ bắt đầu suy giảm ở độ tuổi 30, mức độ suy giảm càng tăng lên ở 5 năm tiếp theo. Tuy vậy, nếu bạn cần điều trị vô sinh cơ hội vẫn cao hơn những người phụ nữ ở những lứa tuổi sau. Đối với phụ nữ độ tuổi dưới 35, tỉ lệ thành công từ thụ tinh trong ống nghiệm là 25-28%. Trong khi đối với những người trên 40 tuổi, tỷ lệ này giảm 6-8%.
Một nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng, việc mổ lấy thai thành công ở phụ nữ độ tuổi này giảm 2 lần so với phụ nữ tuổi đầu 2. Dù vậy, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Tâm trạng của bạn
Những người phụ nữ ở độ tuổi 30-34 có ý thức đầy đủ về cuộc sống gia đình và thường rất dồi dào năng lượng để lo cho việc bầu bí và chăm sóc con. Tuy vậy, họ lại có nhược điểm là thường lo lắng thái quá dẫn đến hiện tượng stress trong cuộc sống.
Nguy cơ với bé
Tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi này là 11,7%. Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là 1/952 và những bất thường ở các nhiễm sắc thể là 1/385.
Sự nghiệp và tài chính/ kiến thức: đại đa số phụ nữ kết hôn và bắt đầu có con trong độ tuổi này, đã có một sự nghiệp vững chắc, và đã có độ chín mùi trong suy nghĩ nhận thức, nên bạn sẽ có đầy dủ khả năng nuôi dạy, giáo dục con thật tốt. Nếu là phụ nữ có con đầu lòng trong giai đoạn này, thì đứa con là nguồn hạnh phúc vô bờ bến của cả gia đỉnh, tuy nhiên bạn cũng cần một phần sự giúp đỡ của gia đình để tiếp tục có những bước đi tiếp trong sự nghiệp riêng của mình.
4. Từ 35-39 tuổi
Cơ thể bạn
Khả năng sinh sản của phụ nữ ngày càng giảm sau tuổi 35 và giảm mạnh nhất sau tuổi 38. Theo tiến sĩ Benjamin - giám đốc điều hành Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ: "sự suy giảm này xuất phát chủ yếu do trứng của phụ nữ đã bị lão hóa và họ thực sự khó khăn để thụ thai".
Đối với độ tuổi 35, hầu hết các bác sĩ đều khuyên các cặp Vợ chồng nên kiên trì chờ đợi tin vui trong khoảng 1 năm trước khi nghĩ đến các biện pháp điều trị vô sinh. Khoảng thời gian này giảm đi một nửa đối với phụ nữ trên 35 tuổi. "Vấn đề lớn nhất đối với các cặp Vợ chồng vô sinh là trì hoãn điều trị bởi vì có tỷ lệ thành công khác biệt giữa phụ nữ tuổi 30 và tuổi 40. Trong thực tế, nhiều phòng khám vô sinh còn từ chối điều trị cho những người 39, 40 tuổi", tiến sĩ Ruth Fretts cho biết.
Phụ nữ mang thai ở độ tuổi từ 35-39 có nguy cơ mắc huyết áp cao trong thai kì cao hơn phụ nữ trẻ tuổi đến 2 lần. Đối với bệnh tiểu đường, họ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn từ 2-3 lần so với phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt với những người đã béo từ trước đó.
Cơ hội thành công trong việc sinh nở của phụ nữ giai đoạn này cũng giảm 2 lần so với những người trẻ hơn. Khi Bà bầu đau bụng đẻ quá hai giờ, các bác sĩ thường can thiệp bằng cách mổ lấy thai để không gây áp lực cho Bà bầu và thai nhi, thông tin từ các bác sĩ khoa sản thuộc Đại học Y Dược New York.
Tâm trạng của bạn
Trong độ tuổi này, các thai phụ thường bị yêu cầu chọc ối hay các xét nghiệm tương tự để kiểm tra độ rủi ro nếu em bé mắc hội chứng Down hoặc chứng rối loại nhiễm sắc thể. Việc làm này thường gây tâm lý lo lắng và hoảng sợ cho Bà bầu suốt thời kì mang thai. Bà bầu tuổi từ 35-39 thường xuyên đối mặt với tâm lý lo sợ này.
Nguy cơ cho bé
Khả năng sinh nhiều (chủ yếu là sinh đôi hoặc sinh ba) tăng đáng kể ở độ tuổi này. Nguyên nhân được cho là do những biến đổi nội tiết buồng trứng. Việc sinh đôi, sinh ba không thực sự tốt cho cả mẹ và bé trong tương lai. Tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi trên 35 lên tới 18%. Tỷ lệ lưu thai, thai chết cũng tăng gấp đôi so với phụ nữ trẻ tuổi hơn mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ.
Sự nghiệp và tài chính/ kiến thức: ỡ tuổi này đại đa số các bà mẹ đã có kiến thức và kinh nghiệm nuôi đứa con đầu lòng, nên bạn có thể yên tâm về việc nuôi dạy con trong giai đoạn này. Đối với phụ nữ đi làm, trong giai đoạn này gia đình nhỏ của bạn đã vững chắc, và bạn cũng không phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của gia đình nội ngoại hai bên.
5. Từ 40-44 tuổi
Cơ thể bạn
Một thông tin tốt lành cho bạn: nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những phụ nữ trên 40 tuổi sinh con mà không có sự can thiệp của các loại thuốc trợ sinh hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản sẽ sống lâu hơn những người Bình thường. Vì sao? Một giả thuyết giải thích rằng, estrogen vẫn còn sản xuất trong nhiều phụ nữ khỏe mạnh sẽ có tác dụng kích thích trái tim, xương và các cơ quan khác khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên chỉ có 1/100 phụ nữ ở độ tuổi 40-44 sinh con.
Cơ hội sinh con trong một tháng của phụ nữ trên 40 tuổi chỉ còn 5% (trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ 20-30 tuổi là 20%). Ngoài ra khi mang thai ở độ tuổi này, phụ nữ thường đối mặt với triệu chứng mệt mỏi trầm trọng.
Nếu bạn có thai trong độ tuổi này, bạn cũng rất dễ bị trĩ, áp lực lên bàng quang, sa mô trong tử cung và âm đạo, ngực chảy xệ hơn. Bạn có thể giảm thiểu những triệu chứng này bằng cách đảm bảo không tăng quá nhiều trọng lượng khi bầu bí và nên tập luyện những bài tập Kegel cho bà bầu.
Tâm trạng của bạn
Khi bạn đã 40 tuổi, chắc chắn bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc em bé nhưng ngược lại bạn rất dễ mắc chứng mệt mỏi đặc biệt sau khi sinh. Tâm lý của những người sinh con độ tuổi này thường lo lắng cho tương lai của con khi đã họ đã về già và cho đến khi bạn 60-70 tuổi, bạn vẫn phải lo lắng cho con cái.
Nguy cơ với bé
Khoảng 1/3 phụ nữ mang thai độ tuổi 40-44 đều bị sảy thai. Có rất nhiều lý do: Lúc này này, những quả trứng trong quá trình thụ tinh đã không còn chuẩn, nội mạc tử cung có thể không đủ dày, quá trình cung cấp máu cho tử cung không đủ để duy trì thai kì, những rủi ro của nhau thai... Em bé sinh ra bởi người mẹ hơn 40 tuổi cũng có nhiều khả năng trọng lượng thấp.
Rủi ro do nhiễm sắc thể dị tật bẩm sinh cũng gia tăng mạnh đối với phụ nữ trên 40 tuổi. Tỷ lệ em bé mắc hội chứng down là 1/106, tỷ lệ bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/66.
Lời khuyên cho bạn: ở độ tuổi này bạn vẫn còn cơ hội có con được, tuy nhiên bạn cần theo dõi thai kỳ theo chế độ nghiêm ngặc và cần tư vấn bác sĩ, kiểm tra sức khỏe thật kỹ trước khi quyết định mang thai, Con cái là tài sản quý giá và là niềm hạnh phúc vô bờ của bạn, chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh .
6. Từ 45-49
Cơ thể bạn
Tỷ lệ phụ nữ có thai trong độ tuổi này là 0,03 và cơ hội điều trị vô sinh cũng giảm xuống đáng kể. Có thể thụ thai và nuôi dưỡng thai kì thành công trong độ tuổi này là một điều tuyệt vời. "Chúng ta đều biết, những câu chuyện thụ thai thành công ở phụ nữ độ tuổi này hầu hết là nhờ thụ tinh nhân tạo và đặc biệt trứng được cung cấp từ bên ngoài chứ không phải do cơ thể sản sinh ra", tiến sĩ Younger cho hay.
Một khi bạn đã thụ tinh nhân tạo, bạn sẽ phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm và theo dõi sát sao của bác sĩ. Hầu hết những phụ nữ 44-49 tuổi mang thai đều phải trải qua các kì kiểm tra nghiêm ngặt với sức khỏe tim mạch và bệnh tiểu đường.
Tâm trạng của bạn
Hầu hết những phụ nữ trên 44 tuổi mang thai đều rất quan tâm đến sức khỏe của cả mẹ và bé với những rủi ro đã được cảnh báo. Đây cũng là những lo lắng chính đáng. Nếu bạn chăm sóc tốt thì hoàn toàn có thể yên tâm vào khả năng thành công đến khi em bé chào đời.
Nguy cơ với bé
Hơn một nửa số thai phụ 44-49 tuổi mang thai đều bị sảy (trước 20 tuần tuổi). Nguy cơ lưu thai cũng tăng gấp đôi so với phụ nữ độ tuổi 20-30. Những triệu chứng bất thường ở bộ nhiễm sắc thể cũng tăng đáng kể. Tỷ lệ em bé mắc hội chứng down là 1/30, tỷ lệ bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/21. Sự gia tăng rủi ro đến tuổi 49 có thể là 1/11 và 1/8.
Lời khuyên cho bạn:
Nếu bạn đã có con, và muốn có thêm đứa nữa: thì nên nên tham khảo tư vấn bác sĩ cũng như khám sức khỏe trước khi quyết định có con, đồng thời bạn nên chấp nhận là có một vài rủi ro có thể xẩy ra nếu bạn mang thai trong giai đoạn này. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc xin con nuôi hoặc các kế hoạch khác cho tương lại ngoài việc có con.
6. Trên 50 tuổi
Độ tuổi trung Bình của phụ nữ mãn kinh là 51, nhưng thông thường xảy ra từ 45-55 tuổi. Phụ nữ độ tuổi này muốn có con hầu hết đều phải dựa vào thuốc hỗ trợ sinh sản, bổ sung nội tiết tố hoặc nhận trứng từ bên ngoài. Phụ nữ trên 50 tuổi có thai thường có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh tăng huyết áp, bệnh thận, và các vấn đề nhau thai. Vì vậy cần phải được chăm sóc y tế vô cùng kỹ lưỡng.
Lời khuyên cho bạn; nếu bạn đã có con, và vẫn muốn có thêm đứa con nữa trong giai đoạn này (hoặc bạn chưa có con, và mới kết hôn), thì lời khuyên cho bạn là : bạn nên xem xét cân nhắc kỹ trước khi quyết định có con, vì những nguy cơ có thể xẩy đến cho con bạn, cũng như trách nhiệm phải nuôi dạy con bạn đến trưởng thành là rất lớn.
Theo Eva.vn
Nên sinh con ở độ tuổi nào thì con thông minh nhất ? Di truyền, tuổi tác cha mẹ, chế độ dinh dưỡng, quá trình giáo dục, tâm lý cha mẹ...là một trong những yếu tố quyết định sự thông minh của trẻ nhỏ. Vậy độ tuổi nào là thích hợp nhất cho chuyện sinh con? 1. Độ tuổi người cha: 30-35 tuổi Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho thấy, những...