Bệnh lý mạch máu ngày càng trẻ hóa
Những năm gần đây, các bệnh lý mạch máu ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Trong số đó, các bệnh về mạch máu như phình động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh… được ví như ’ sát thủ thầm lặng’ đối với con người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 90% bệnh lý mạch máu không có triệu chứng. 70-80% trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng. Hơn nữa, ở giai đoạn nặng, khi xuất hiện biến chứng thì việc điều trị sẽ rất tốn kém, thậm chí gây nguy hiểm với tính mạng.
Bệnh lý mạch máu nguy hiểm có thể gây biến chứng tim mạch nghiêm trọng như huyết khối, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…, thậm chí khiến người bệnh phải cắt cụt chi, tử vong. Riêng đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nhưng đột quỵ ảnh hưởng đến não, còn nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến tim.
Đơn cử như bệnh lý động mạch chủ (phình động mạch chủ, bóc tách động mạch chủ…). Đây là một trong những nhóm bệnh lý khó và nguy hiểm, vì nguy cơ đột tử cao. Bệnh này có một đặc điểm là bệnh nhân không hề có triệu chứng trước đó cho đến khi được phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe và được xử lý kịp thời. Còn nếu giả sử không được phát hiện sớm, bệnh ngày càng diễn tiến âm thầm thì nguy cơ đột quỵ rất cao.
Đáng lo ngại hơn khi các bệnh lý này đang ngày càng phổ biến. Tỷ lệ người cao tuổi nhập viện do các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch nói chung, đặc biệt bệnh lý mạch máu nói riêng cũng tăng lên.
BSCKII Phan Duy Kiên – Hội Bệnh lý mạch máu Việt Nam cho biết: Một thực trạng dễ nhận thấy, số người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng. Trong khi đó, người bị đái tháo đường lâu năm sẽ gây tổn thương mạch máu. Cho nên có bao nhiêu bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thì có bấy nhiêu bệnh nhân có bệnh lý mạch máu. Đái tháo đường thường gây tổn thương động mạch ngoại biên, mạch máu nhỏ ở mắt, ở não, đặc biệt động mạch chi dưới bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo BS Lê Nhật Tiên – Tổng Thư Ký Hội Bệnh mạch máu Việt Nam: “Tại Trung tâm Tim mạch và lồng ngực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng như nhiều trung tâm tim mạch lớn trên cả nước, hàng năm mỗi bệnh viện có khoảng 400-800 bệnh nhân cao tuổi được mổ và can thiệp điều trị hẹp, tắc động mạch chi dưới, trong đó đa phần là các trường hợp thiếu máu trầm trọng chi do phát hiện muộn, hoặc điều trị chưa dứt điểm, dẫn đến nhiều trường hợp phải phối hợp cắt cụt ngón chi sau can thiệp, phẫu thuật”.
Video đang HOT
Đáng lo ngại hơn, bệnh lý mạch máu không chỉ gia tăng đối với riêng người cao tuổi. Thực tế cho thấy, hiện nay các căn bệnh liên quan tới mạch máu đang ngày càng trẻ hóa. PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Chủ tịch Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho hay, nguyên nhân là người trẻ trong xã hội hiện đại thường xuyên đối mặt với áp lực công việc, lối sống ít vận động, mắc nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, xơ vữa động mạch, thói quen hút thuốc lá… dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngày càng gia tăng.
Thống kê tại các bệnh viện lớn hiện nay cho thấy, tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã đang tăng lên đến 10,5% và rất trẻ là 1,8%. Đây là những con số đáng báo động về mức độ trẻ hóa của bệnh nhồi máu cơ tim, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh đối với giới trẻ hiện nay. Đã có những người bệnh mới chỉ 26 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim và rơi vào tình trạng nguy kịch khi đến bệnh viện.
Ngoài ra, hiện nay có khoảng 25% các ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu hay thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chỉ số cân nặng quá mức…
Để phòng bệnh tim mạch nói chung và các bệnh lý mạch máu nói riêng, người dân nên thực hiện nhiều hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng; hạn chế bia, rượu và kiểm soát huyết áp cao, quản lý cholesterol trong máu cao và bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, kẻ thù của bệnh lý mạch máu là khói thuốc lá. Nguyên nhân là do khói thuốc lá có nhiều chất độc, lưu trong cơ thể gây tổn thương nội mạc mạch máu, gây viêm và tắc mạch máu.
Loại hoa màu đỏ đem phơi khô, pha trà lại thành 'thảo dược quý' cho tim mạch
Hoa dâm bụt là loài hoa quen thuộc được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Không chỉ đẹp, hoa dâm bụt khi phơi khô, pha trà cũng đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lí do bạn không nên bỏ lỡ loại thảo dược cực dễ tìm này.
Hoa dâm bụt giúp giảm huyết áp
Hoa dâm bụt có đặc tính lợi tiểu tự nhiên, giúp tăng lượng nước tiểu và loại bỏ muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này giúp giảm áp lực lên thành mạch máu và từ đó giảm huyết áp.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy trà hoa dâm bụt có khả năng ức chế hoạt động của men chuyển angiotensin - một loại enzyme có vai trò quan trọng trong việc tăng huyết áp. Từ đó giúp giảm nguy cơ huyết áp cao đối với một số trường hợp
Hoa dâm bụt tốt cho sức khỏe tim mạch
Các chất chống oxy hóa trong hoa dâm bụt, đặc biệt là polyphenol, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Điều này giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, một nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch.
Trà hoa dâm bụt cực tốt cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Tuasaude
Uống trà hoa dâm bụt đồng thời giúp cải thiện chức năng nội mạc mạch máu, lớp tế bào lót bên trong mạch máu, giúp duy trì sự đàn hồi và sức khỏe của mạch máu. Vì có thể giúp giảm huyết áp nên uống trà hoa dâm bụt cũng là một phương pháp phòng ngừa các bệnh tim mạch bạn không nên bỏ qua.
Hỗ trợ sức khỏe gan
Các chất chống oxy hóa trong trà hoa dâm bụt, đặc biệt là flavonoid và anthocyanin, có khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh gan mãn tính như xơ gan và ung thư gan.
Một số nghiên cứu trên động vật và người cũng cho thấy chiết xuất từ hoa dâm bụt có thể giúp giảm mỡ tích tụ trong gan, nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Giúp chống viêm
Hoa dâm bụt chứa các chất chống oxy hóa mạnh nhẽ như flavonoid và anthocyanin. Các chất này hoạt động bằng cách ức chế sản xuất các cytokine gây viêm, giảm hoạt động của các enzyme gây viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do viêm. Uống trà hoa dâm bụt có thể giúp giảm đau và sưng do viêm nhiễm gây ra.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hoa dâm bụt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm.
Bên cạnh đó, hoa dâm bụt chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và anthocyanin. Các chất này giúp bảo vệ tế bào miễn dịch khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Tốt cho sức khỏe làn da
Các chất chống oxy hóa trong hoa dâm bụt giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và các yếu tố môi trường khác. Do chứa nhiều vitamin C, uống trà hoa dâm bụt thường xuyên sẽ giúp có thể tăng cường sản xuất collagen, giúp da đàn hồi, săn chắc và giảm nếp nhăn.
Dùng thuốc chống đông máu có những tương tác bất lợi gì? Nhiều bệnh nhân cần phải dùng thuốc chống đông để điều trị bệnh, thậm chí trong thời gian dài. Vậy cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng thuốc, đặc biệt là những tương tác thuốc có thể gặp phải? 1. Thuốc chống đông máu được dùng như thế nào? ThS.BS. Nguyễn Thu Huyền, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện 19-8 BCA...