Bệnh lác đồng tiề.n là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng
Bệnh lác đồng tiề.n ( hắc lào) là tình trạng nhiễm nấm ở da thường gặp ở người sống ở môi trường nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém.
Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe tuy nhiên lại gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.
Bệnh lác đồng tiề.n là bệnh gì?
Lác đồng tiề.n (hay được gọi là hắc lào) là bệnh lý ở da và móng do nhiễm nấm gây nên. Do đó tình trạng này còn có thể gọi là nấm da.
Có xấp xỉ khoảng 40 loài nấm khác nhau có thể ra tình trạng da liễu này, phổ biến nhất là: Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton
Lác đồng tiề.n là một bệnh khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhưng những đối tượng có hệ miễn dịch yếu (như tr.ẻ e.m) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tại sao bị lác đồng tiề.n?
Lác đồng tiề.n (hay được gọi là hắc lào) là bệnh lý ở da và móng do nhiễm nấm gây nên.
Đây là bệnh có thể truyền nhiễm do nấm gây ra. Lác đồng tiề.n có khả năng lan truyền theo những cách thức sau:
Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: Nấm hắc lào thường lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với da của người mắc bệnh.
Do tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: có thể bị nhiễm nấm da sau khi chạm vào con vật mang mầm bệnh như chó, mèo.
Do tiếp xúc với đồ vật: có thể bị nhiễm nấm da lác đồng tiề.n sau khi tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt mà người/động vật nhiễm bệnh chạm vào gần đây như quần áo, khăn, ga giường, lược …
Do tiếp xúc với đất: Số ít trường hợp, tác nhân gây bệnh hắc lào lây sang người sau khi có tiếp xúc với nguồn đất nhiễm nấm gây bệnh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu: Sống trong vùng khí hậu ấm nóng, ẩm ướt; Tiếp xúc gần với người hoặc động vật nhiễm bệnh; Sử dụng chung quần áo, khăn trải giường, khăn tắm với người bị nấm da; Tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da trực tiếp với người khác, như đấu vật; Mặc quần áo bó sát hoặc hạn chế cử động trong thời gian dài; Hệ thống miễn dịch suy yếu…
Dấu hiệu bệnh lác đồng tiề.n
Bệnh lác đồng tiề.n sẽ có những triệu chứng sau:
Bệnh nhân có thể ngứa ngáy ngoài da: đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận ra. Tình trạng ngứa sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, ngứa nhiều hơn về ban đêm khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Ngứa sẽ chỉ khu trú tại vùng da bị tổn thương chứ không lan rộng. Điều này giúp phân biệt lác đồng tiề.n với các bệnh lý da liễu khác như dị ứng, mẩn ngứa mề đay…
Có thể nổi các nốt mẩn đỏ: sau ngứa là các nốt sần li ti bắt đầu xuất hiện. Các nốt ngứa hình tròn hay hình bầu dục, phần rìa hình tròn là các mụn nước tập trung và đỏ ửng;
Vị trí xuất hiện có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể, thường gặp nhất là ở nếp lằn mông, nếp gấp dưới cánh tay, vùng bẹn hoặc những vùng ra nhiều mồ hôi.
Điều trị bệnh thế nào?
Bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị lác đồng tiề.n phù hợp cho từng bệnh nhân dựa trên 2 yếu tố: Vị trí bị nhiễm và mức độ viêm nhiễm.
Video đang HOT
Điều trị tại chỗ: Thuố.c bôi lác đồng tiề.n: có thể điều trị dễ dàng bằng các loại thuố.c trị nấm không kê đơn. Tuy nhiên, một vài dạng khác thì cần được điều trị bằng những thuố.c được bác sĩ kê toa như kem bôi, thuố.c mỡ hay thuố.c uống trị nấm.
Điều trị toàn thân: Tình trạng nấm da ở da đầu hay móng tay có thể cần dùng các thuố.c trị dạng uống theo đơn có tác dụng mạnh như griseofulvin hoặc terbinafine…
Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Cách phòng ngừa bệnh lác đồng tiề.n
Lác đồng tiề.n gây ra bởi vi nấm do đó có khả năng lây truyền nhanh chóng. Tuy nhiên, có thể thực hiện những biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ:
Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và tuân thủ vệ sinh cá nhân cẩn thận; Giữ cơ thể luôn thoáng mát, khô ráo, tránh mặc quần áo quá dày và nóng làm cơ thể đổ mồ hôi nhiều; Lựa chọn xà phòng và sữa tắm phù hợp với loại da; Tránh tiếp xúc với động vật có dấu hiệu bị nhiễm nấm; Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, lược với người khác; Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và thực hiện thể dục thể thao đều đặn.
Món ăn bài thuố.c phòng và trị cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Việc sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng rất tốt trong phòng, hỗ trợ điều trị cảm lạnh...
Theo y học cổ truyền, cảm lạnh (phong hàn phạm phế), chủ yếu do phong hàn xâm nhập vào cơ thể suy nhược hoặc vệ khí (khả năng phòng ngừa bệnh) suy yếu.
Phong hàn thường tác động đến kinh Phế, gây rối loạn khí cơ và dẫn đến các triệu chứng như sợ lạnh, ho, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí sốt nhẹ...
Nguyên tắc điều trị cảm lạnh trong y học cổ truyền là khu phong, tán hàn, giải biểu và điều hòa khí huyết.
1. Món ăn bài thuố.c từ gừng giúp phòng và trị cảm lạnh
Thời tiết lạnh nhiều người dễ mắc cảm lạnh với các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi...
Gừng (sinh khương) có tính ấm, vị cay, quy kinh Phế, Tỳ, Vị. Gừng có tác dụng tán hàn, giải biểu, ôn trung, và hành khí, gừng còn có tác dụng giảm buồn nôn, chống viêm và làm ấm cơ thể vào mùa đông.
Ứng dụng:
- Trà gừng: Thái 5-7 lát gừng tươi, đun sôi với nước, thêm mật ong hoặc đường phèn, uống khi còn ấm.
- Cháo gừng: Nấu cháo trắng, thêm vài lát gừng tươi vào cuối, ăn nóng để làm ấm người, kích thích toát mồ hôi.
2. Món ăn bài thuố.c từ tía tô (tô diệp)
Lá tía tô cũng là một trong những vị thuố.c y học cổ truyền có nhiều tác dụng trong phòng và điều trị cảm lạnh. Tía tô có tính ấm, vị cay, quy kinh Phế, Tỳ; công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải biểu, hành khí, chỉ ho và giảm đầy bụng; đặc biệt, tía tô giúp làm ấm cơ thể và cải thiện các triệu chứng cảm lạnh do phong hàn.
Ứng dụng:
- Nước tía tô: Lá tía tô tươi 15-20g, rửa sạch, nấu với 300ml nước, uống khi còn ấm.
- Cháo tía tô: Thêm lá tía tô thái nhỏ vào cháo nóng, ăn liền sau khi chế biến.
Nước tía tô giúp làm ấm cơ thể và cải thiện các triệu chứng cảm lạnh do phong hàn.
3. Món ăn bài thuố.c từ cát căn (sắn dây)
Sắn dây có tính mát, vị ngọt, quy kinh Tỳ, Vị; tác dụng giải cơ, hạ nhiệt, thăng dương khí và sinh tân dịch. Vị thuố.c này đặc biệt hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm sốt, đau đầu và cải thiện triệu chứng khát nước do cảm lạnh.
Ứng dụng:
- Nước sắn dây: Bột sắn dây 20g khuấy đều với nước ấm, uống 2 lần/ngày.
- Canh cát căn: Sắn dây tươi thái nhỏ, hầm cùng thịt gà để bổ khí và giải cảm.
Nước sắn dây hỗ trợ giảm sốt, đau đầu và cải thiện triệu chứng khát nước do cảm lạnh.
4. Món ăn bài thuố.c từ kinh giới
Theo y học cổ truyền, kinh giới có tính ấm, vị cay, quy kinh Can, Phế. Sử dụng kinh giới giúp giải biểu, tán phong, chống viêm và cầm má.u. Vị dược liệu này thường được dùng để giảm sốt, đau đầu và trị cảm lạnh do phong hàn.
Ứng dụng:
- Nước kinh giới: Dùng 10g kinh giới khô đun với 300ml nước, uống nóng.
- Xông hơi kinh giới: Kinh giới, tía tô, lá sả mỗi loại 20g, nấu với 1 lít nước, dùng xông hơi để làm ấm và giải cảm.
5. Món ăn bài thuố.c từ hành (thông bạch)
Tương tự các vị thuố.c trên, hành vừa là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp, vừa là vị dược liệu có tác dụng tốt trong phòng và trị cảm lạnh. Hành có tính ấm, vị cay, quy kinh Phế, Vị; tác dụng phát hãn, thông dương, giải biểu, giảm đầy bụng và chống cảm lạnh do hàn.
Ứng dụng:
- Cháo hành: Nấu cháo trắng, thêm hành lá thái nhỏ và vài lát gừng, ăn nóng để giải cảm.
- Nước hành: Hành lá tươi 20g, thái nhỏ, hãm với nước sôi, uống khi còn ấm.
Cháo hành tác dụng phát hãn, thông dương, giải biểu, giảm đầy bụng và chống cảm lạnh do hàn.
6. Món ăn bài thuố.c từ quế chi
Quế chi có tính ấm, vị cay ngọt, quy kinh Tâm, Phế, Bàng quang. Quế chi giúp tán hàn, giải biểu, ôn thông kinh mạch, làm ấm cơ thể và cải thiện triệu chứng nhức mỏi do cảm lạnh.
Ứng dụng:
- Nước quế chi: 5g quế chi, đun với 500ml nước, uống nóng.
- Cháo quế chi: Thêm bột quế chi vào cháo nóng, ăn để giảm cảm giác lạnh và đau nhức.
7. Món ăn bài thuố.c từ cam thảo
Một trong những vị thuố.c giúp bổ khí, tăng sức đề kháng trong mùa đông không thể không nhắc tới cam thảo. Cam thảo tính bình, vị ngọt quy kinh Tâm, Tỳ, Phế, Vị. Dược liệu này có tác dụng giải độc, hòa hoãn, bổ khí, tăng sức đề kháng và làm dịu các triệu chứng ho, đau họng do cảm lạnh.
Ứng dụng:
- Nước cam thảo: 5g cam thảo khô, đun với nước, uống ấm.
- Hãm trà: Kết hợp cam thảo, cát căn và táo đỏ để pha trà, uống giúp tăng cường đề kháng.
8. Một số lưu ý khi phòng và điều trị cảm lạnh
- Không nên lạm dụng các dược liệu có tính cay nóng như gừng, quế chi trong thời gian dài, tránh tổn thương âm.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuố.c trên cho phụ nữ mang thai, người cho con bú, trẻ nhỏ hay những người có nhiều bệnh lý nền.
- Kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, sử dụng các vị thuố.c có tính ôn bổ như hoàng kỳ, nhân sâm để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế tiếp xúc với gió lạnh, mưa hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột; mặc ấm và chú trọng vùng cổ, ngực, bàn chân khi đi ra ngoài.
Bên cạnh việc sử dụng các vị thuố.c đã nêu ở trên, để phòng và trị cảm lạnh, bạn có thể kết hợp với các phương pháp khác như:
- Xông hơi: Dùng các loại lá như kinh giới, tía tô, bạc hà, sả để xông hơi.
- Bấm huyệt: Day ấn huyệt Hợp cốc, Phong trì và Thái dương để giảm đau đầu, nghẹt mũi và làm thông kinh khí.
- Khí công, dưỡng sinh: Thực hành khí công, tập các bài thở chậm rãi để cân bằng khí huyết, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau cảm lạnh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc bảo vệ cơ thể trước tác động của phong hàn và duy trì sức khỏe toàn diện là cách hiệu quả để ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh lý khác trong mùa lạnh.
Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh cho con người, nhất là tr.ẻ e.m khi sức đề kháng của trẻ còn yếu. Dưới đây là những biện pháp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa. Tiêm chủng đầy đủ theo lịch Trẻ càng nhỏ...