Bệnh lạ ở quý ông: Cứ ‘yêu’ xong là bị bệnh, bác sĩ cũng đau đầu
Cứ sau mỗi lần lên đỉnh và xuất tinh thì người bệnh sẽ bị đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi cả tuần.
Những triệu chứng này khiến bệnh nhân gặp phải rơi vào chán nản vì ảnh hưởng đến cả hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống.
Cứ sau mỗi lần lên đỉnh và xuất tinh thì người bệnh sẽ bị đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi cả tuần, các bác sĩ gọi đây là “ Hội chứng sau cực khoái” – Ảnh minh họa: Freepik
Y văn thế giới gọi đây là “Hội chứng sau cực khoái”, mô tả các triệu chứng tiêu cực mà một người đàn ông sẽ gặp phải sau khi xuất tinh. Cho dù có hành vi quan hệ tình dục hay thủ dâm thì người đàn ông xuất tinh xong sẽ rơi vào một loạt các rối loạn hiếm gặp, bao gồm: toàn thân mệt mỏi rã rời, nghẹt mũi, nóng rát quanh mắt, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, tâm trạng chán nản, buồn nôn, nôn và các triệu chứng giống như khi bị cúm.
Video đang HOT
Các triệu chứng này xuất hiện trong vòng chỉ vài phút hoặc vài giờ sau xuất tinh và có thể kéo dài từ một ngày đến hai tuần, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường nhật của người đàn ông.
Tình trạng này được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2002, cho đến nay mới chỉ gần 60 trường hợp được ghi nhận. Con số có thể nhiều hơn do nhiều người mặc cảm không đi khám và hầu hết các bác sĩ không biết về hội chứng này, dẫn đến việc bệnh nhân được chuyển đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Hiện nay chưa có sự thống nhất về nguyên nhân cơ bản cũng như cách điều trị “Hội chứng sau cực khoái”.
Một số bác sĩ hàng đầu thế giới cho rằng có thể do nam giới bị dị ứng với tinh dịch của chính mình. Ngoài ra, vấn đề có thể bắt đầu sau khi người đàn ông bị nhiễm trùng hoặc chấn thương tinh hoàn dẫn đến một lượng nhỏ tinh trùng rò rỉ vào máu, sau đó cơ thể sẽ phản ứng lại.
Bình thường tinh trùng có một lớp màng tế bào sertoli nuôi dưỡng bao xung quanh bảo vệ nó cách ly với các tế bào miễn dịch. Nhưng nếu lớp màng này bị tổn thương, các tế bào miễn dịch trong cơ thể có cơ chế tấn công bất kỳ chất lạ nào xuất hiện sẽ lập tức phản ứng với tinh dịch như thể nó là một loại vi rút hoặc vi khuẩn lạ.
Do khó xác định nguyên nhân, cùng việc không phải chuyên gia y tế nào cũng biết đến hội chứng này nên các ca bệnh trước đây thường được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị thần kinh, tâm thần. Thậm chí, một số người còn được khuyên kiêng quan hệ tình dục hoặc chấp nhận sống chung với nó.
Tuy nhiên, thành công của các chuyên gia tại Trường Y William Beaumont thuộc Đại học Oakland, Hoa Kỳ khi điều trị cho một thanh niên 27 tuổi mắc “Hội chứng sau cực khoái” mới đây đã mở ra hy vọng mới cho những người chẳng may mắc hội chứng này.
Thanh niên giấu tên bắt đầu xuất hiện các rối loạn lạ sau xuất tinh vào khoảng năm 18 tuổi. Anh này sau đó buộc phải chia tay mối tình của mình và rơi vào trạng thái chán nản khi cứ mỗi lần xuất tinh là bị ho, sổ mũi và hắt hơi, phát ban trên cánh tay cả tuần. Các tuyến bạch huyết trên mặt và cổ của anh cũng sẽ nổi rõ khi “lên đỉnh”.
Anh đã đến khám chữa tại rất nhiều khoa như tiết niệu, tai mũi họng, khoa bệnh truyền nhiễm và cả khoa thần kinh. Tất cả các kết quả phân tích tinh dịch, nội tiết tố, sức khỏe tổng thể đều bình thường.
Nhưng sau khi thử các loại thuốc kháng histamine khác nhau, trong đó một loại thuốc đặc hiệu, có tác dụng kéo dài, được gọi là fexofenadine, anh đã giảm được 90% triệu chứng bệnh.
Theo công bố trên tạp chí y khoa Urology Case Reports, các chuyên gia cho biết tuy có thành công bước đầu nhưng phương pháp điều trị này chỉ mang tính chất thử nghiệm và chưa được đánh giá trong các thử nghiệm đối chứng với giả dược.
Các lời khuyên cơ bản cho nam giới hiện nay là tập luyện thể dục thể thao, ăn uống khoa học để giữ sức khỏe; giữ đời sống tình dục lành mạnh và nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa bệnh ngay khi có các dấu hiệu lạ.
Tổng thống Nepal Bidya Devi Bhandari mắc COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Á, ngày 9/10, một quan chức bệnh viện tiết lộ, Tổng thống Nepal Bidya Devi Bhandari đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 khi đang được điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu.
Tổng thống Nepal Bidya Devi Bhandari. Ảnh: AFP/TTXVN
Bác sĩ Dinesh Kafle - Giám đốc điều hành Bệnh viện đại học Tribhuvan - cho biết Tổng thống Bhandari đã nhập viện ngày 8/10 sau khi sốt cao, ho, đau đầu và đau nhức cơ thể. Kết quả xét nghiệm PCR cho thấy bà đã mắc COVID-19. Đến chiều 9/10, tình trạng sức khỏe của Tổng thống Bhandari đã tiến triển tốt, bà không còn bị sốt mà chỉ bị ho khan. Theo bác sĩ Kafle, Tổng thống có thể chỉ cần chăm sóc sức khỏe vài ngày nữa tại bệnh viện vì bà đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Quan chức phụ trách truyền thông của Văn phòng tổng thống Nepal, Tika Dhakal cho biết Tổng thống Bhandari cũng đã trải qua các cuộc kiểm tra bệnh sốt xuất huyết và cúm mùa nhưng các kết quả đều âm tính.
Mất ngủ, đau đầu: Nguyên nhân thúc đẩy đột quỵ ở người trẻ Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều người trẻ chỉ mới 30-40 tuổi đã có dấu hiệu của đột quỵ, đây được xem là "thảm họa" của cuộc sống hiện đại. Mối nguy đột quỵ từ đau đầu, mất ngủ Báo cáo cập nhật năm 2022 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, trung bình 40 giây lại có một người...