“Bệnh lạ”: Hoài nghi mới về nguyên nhân

Theo dõi VGT trên

Tại Hội thảo Chẩn đoán và điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân do Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức ở Đà Nẵng ngày 7/6, các chuyên gia cho rằng cần xét nghiệm dioxin khi tìm nguyên nhân gây bệnh.

Thông tin mới nhất được PGS. TS Trần Hậu Khang – giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư kiêm chủ tịch hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế – cho biết sáng 7/6, Hội Da liễu châu Á liên lạc với ông, đề nghị nếu cần hội sẽ đưa chuyên gia sang giúp đỡ tìm hiểu căn bệnh “lạ”. Tuy nhiên, do ngày 6/6 Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên chưa cần hội tham gia.

Ông Lương Ngọc Khuê (cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh) cho rằng nguyên nhân bệnh thì có thể nay mai hoặc trường kỳ kháng chiến mới tìm ra.

Dioxin có thể có trong thuốc bảo vệ thực vật

Khẩn trương cứu người Tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 7/6 về tình hình kinh tế – xã hội, đại biểu Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) rất bức xúc khi phác đồ điều trị cũng như các khuyến nghị của Bộ Y tế đã được địa phương kịp thời thực thi nhưng vẫn không hiệu quả, người bệnh vẫn cứ c.hết. “Tôi xin kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cần sử dụng tất cả các nguồn lực và tất cả tổ chức có thể, khẩn trương mời Tổ chức Y tế thế giới vào nghiên cứu nhằm sớm tìm ra giải pháp hữu hiệu để cứu người” – ông Phúc gay gắt. Lê Kiên

Các chuyên gia dự hội thảo đều nhận định nguồn gốc bệnh “lạ” là do nhiễm độc. Đồng thời các chuyên gia đề nghị phải đưa dioxin vào “tầm ngắm”. Theo PGS Khang, trong tất cả các xét nghiệm có một cái chưa làm đó là dioxin, và việc nhiễm độc dioxin có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

TS Phạm Duệ – giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) – thẳng thắn đề nghị phải đưa dioxin vào yếu tố nghi ngờ bởi lâu nay nguyên nhân từ dioxin bị xem nhẹ. Ông cũng thống nhất cao với kết luận nguồn gốc bệnh là từ nhiễm độc mãn tính dẫn tới hội chứng tổn thương gan và dày sừng da bàn tay, bàn chân.

“Tôi nghi ngờ dioxin có liên quan đến bệnh nhưng kinh phí xét nghiệm quá lớn nên chưa thể thực hiện. Lâu nay chúng ta nghĩ dioxin là do chiến tranh để lại nhưng không hẳn vậy, nó còn có trong thuốc bảo vệ thực vật” – TS Duệ cho hay.

Video đang HOT

Đồng quan điểm, bác sĩ Hoàng Văn Minh – Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM – cũng cho rằng phải tập trung vào việc xác định nhiễm độc do chất gì và không thể loại bỏ dioxin.

Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết về việc xét nghiệm dioxin, phía WHO và CDC đã nắm tình hình và sẽ có kế hoạch cụ thể.

Bệnh lạ: Hoài nghi mới về nguyên nhân - Hình 1

Bệnh nhân mắc bệnh “lạ” điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ

“Cần di dời dân thì sẽ di dời ngay”

Ông Nguyễn Xuân Mến – phó giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi – bức xúc cho rằng đa số trường hợp bị bệnh “lạ” mà lọc m.áu đều dẫn đến t.ử v.ong. Ông cho biết thêm lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đang chờ ý kiến của Bộ Y tế. Nếu bộ nói nhiễm độc do nước thì tỉnh sẽ xây dựng nhà máy cấp nước cho dân. Cần thiết cho di dời dân ở Ba Điền thì tỉnh cũng sẽ di dời ngay.

Tại hội thảo, Bộ Y tế đã công bố kế hoạch can thiệp giảm t.ử v.ong do bệnh “lạ” ở Ba Tơ từ tháng 5 đến tháng 12. Bộ Y tế giao đầu mối triển khai kế hoạch này là 14 bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc.

Kế hoạch được triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 tập trung nâng cao năng lực chuyên môn cho tỉnh Quảng Ngãi và chuyển tuyến điều trị các trường hợp bệnh nặng. Các trường hợp nặng được chuyển và các tuyến cuối điều trị như Bệnh viện T.Ư Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2… Giai đoạn 2 sẽ triển khai điều trị tại chỗ: bệnh nhẹ thì điều trị ở Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ, nặng thì đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

Trả lời thắc mắc bệnh nhân nặng khi chuyển về bệnh viện tuyến cuối điều trị còn bị t.ử v.ong, nay lại đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi liệu có cáng đáng nổi không, PGS. TS Trần Hậu Khang nói ngắn gọn: “Bộ sẽ tăng cường các chuyên gia có kinh nghiệm về giúp đỡ điều trị, đào tạo bác sĩ tại địa phương. Đồng thời tăng thêm nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Quảng Ngãi”.

Hội thảo chuyên đề đầu tiên

Tính từ khi xuất hiện bệnh nhân mắc bệnh “lạ” đầu tiên (19/4/2011), đây là hội thảo chính thức thứ hai về căn bệnh này được Bộ Y tế tổ chức (hội thảo lần 1 được tổ chức tháng 4/2012 tại Quảng Ngãi, với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long). Tuy nhiên đây là hội thảo chuyên đề về điều trị cho bệnh nhân bệnh “lạ” đầu tiên.

Theo Bộ Y tế, đã có hai chuyến khảo sát của Bệnh viện Da liễu T.Ư trong năm 2011, hai đoàn khảo sát liên viện. Đoàn 1 từ ngày 25 đến 28-4 với 35 thành viên và đoàn 2 trong tháng 5/2012 với 70 thành viên, chưa kể các chuyến công tác lẻ tẻ khác. L. Anh

Theo Đoàn Cường (T.uổi Trẻ)

Truy tìm nguồn cơn "bệnh lạ"

Từ mái hiên nhà đến chuồng trâu, chuồng bò, từ nhà vệ sinh đến gầm nhà sàn, từ mẫu m.áu đến mẫu tóc, đầu móng tay... từ rắn rết, chuột, ve, ong, muỗi... không một cái gì bị bỏ qua trong chiến dịch truy lùng mầm của bệnh "lạ".

Các chuyên viên ngành y đang ngày đêm lùng sục khắp bản làng nơi rẻo cao xa xôi để tìm ra gốc tích của căn bệnh đầy bí ẩn và c.hết chóc.

Vạch rừng tìm bệnh

Tổng hành dinh của đoàn công tác Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn là một nhà kho cũ ọp ẹp nằm sát trụ sở chính quyền xã Ba Điền. Căn phòng chưa đến 20m2 là chốn ăn, ở, sinh hoạt, vừa là phòng thí nghiệm và cũng là nhà kho của 14 chuyên gia viện nghiên cứu này. Đã gần một năm qua, từ ngày căn bệnh "lạ" đến tai các nhà quản lý, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn là đơn vị đầu tiên được Bộ Y tế đưa đến đây để lấy mẫu phân tích.

Nắng như nung. Con đường đất đỏ từ trung tâm huyện Ba Tơ vào làng Rêu ngập trong bụi. Thắng gấp chiếc xe máy chở đầy bẫy chuột và lũ chuột với nhiều loài khác nhau được chuyên gia Trần Thanh Hùng thu gom từ đêm trước ở làng Hi Long mang về nghiên cứu. Kéo tay áo quẹt mồ hôi trán, ông Hùng cẩn thận bắt từng con chuột, phân loài bỏ riêng vào từng giỏ chờ phẫu thuật. "Vạch lá tìm sâu", công việc tưởng chừng đã khó khăn nhưng so với việc vạch muông thú tìm côn trùng gây bệnh là điều càng khó hơn. "Công việc tỉ mỉ đòi hỏi người nghiên cứu phải hết sức nghiêm túc và tập trung trong công việc. Chúng tôi rất nóng lòng tìm ra nguyên nhân căn bệnh nhưng đây chỉ là một trong tám công việc mà nhóm chúng tôi đảm trách. Việc thu thập dữ liệu bây giờ ngoài tìm ra căn nguyên của bệnh "lạ", đây còn là dữ liệu quý giá cho hàng trăm năm sau khi tiến hành phân tích bệnh ở vùng đất này" - chuyên gia Hùng tiết lộ.

Truy tìm nguồn cơn bệnh lạ - Hình 1

Truy tìm côn trùng gây bệnh từ các vật dụng trong nhà người dân

Bắt chú chuột có bộ lông màu nâu ra phẫu thuật, ông Hùng giải thích đây là loài chuột hươu rất ít gặp. Trước khi phẫu thuật chúng phải dùng lược chải nhẹ từng thớ lông màu nâu và soi kính lúp tỉ mẩn để tìm những côn trùng ký sinh trên chuột. Cạnh đó một ống nghiệm chứa chất lỏng được để sẵn để ngâm các côn trùng vừa tìm thấy. Từng con bọ chét, từng con mò trắng, mò đỏ được chuyên gia Hùng soi kính lúp, dùng kẹp cẩn thận lấy ra từ lưng con chuột hươu bỏ vào dung dịch. "Chúng có thể là mầm bệnh của căn bệnh "lạ" và cũng có thể là nguồn cơn của những căn bệnh khác liên quan mà sau này chúng ta tiếp tục nghiên cứu" - ông Hùng giải thích.

Ứng phó trước tình hình bệnh "lạ" ngày một nóng tại Quảng Ngãi, chuyên gia Bùi Quốc Đạt được Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn điều tức tốc từ Lào về Việt Nam để vào cuộc. Ngồi dưới mái hiên nhà lợp bằng tôn nóng cháy da, ông Đạt soi từng mẫu m.áu, phân tích từng vật thể li ti qua kính hiển vi rồi cẩn thận ghi chép vào nhật ký. "Việc tìm kiếm mầm bệnh không thể một sớm một chiều được vì trong hàng vạn sinh vật chưa biết yếu tố nào gây nên. Có thể còn do các nguồn khác như đất, nước, chất độc hoặc dịch tễ, thực phẩm hoặc một yếu tố khác, nhưng chúng tôi vẫn phải miệt mài..." - chuyên gia Đạt chia sẻ.

Truy tìm nguồn cơn bệnh lạ - Hình 2

Công việc thường ngày của các chuyên gia ký sinh trùng ở làng Rêu

Bẫy côn trùng...

Sáng nay đoàn công tác của viện nghiên cứu sẽ nghiên cứu nhà ông Phạm Bèo ở làng Hi Long của xã Ba Điền. Đối diện nhà ông Bèo là nhà của hai bệnh nhân đang mắc chứng bệnh "lạ" nên xóm này được đưa vào "tầm ngắm" để nghiên cứu. Những chiếc đĩa nhạc hiệu akay, những chiếc khay inox cùng hàng loạt bao vải, bóng đèn được mang đến hiện trường.

Xắn tay áo, thạc sĩ Bùi Văn Tuấn chui xuống gầm giường nơi góc tối của căn nhà sàn đầy mạng nhện để đặt chiếc đĩa akay. Một chiếc khác đặt bên rãnh nước thải đầy bụi dại nơi nước thải sinh hoạt của nhà ông Bèo chảy ra ruộng. Thạc sĩ Tuấn tiết lộ: "Chúng tôi đang bẫy mò, bọ chét và chấy rận. Những chiếc đĩa akay cũ kỹ với những rãnh nhỏ là nơi trú ngụ ưa thích của các loài côn trùng nhỏ bé này".

Những chiếc khay inox được cho vào một ít nước rồi đem đặt dưới nền nhà của người H'Rê. Khay inox cũng là nơi các loài côn trùng có cánh tìm tới và bị mắc lại trong nước. Người mang chiếu ra giũ vào bồn inox, người mang mùng, mền, áo quần cũ của từng thành viên trong gia đình ra tìm côn trùng... Cứ thế công việc bắt đầu một cách đều đặn. Khoảng một giờ sau, từng chiếc bẫy được tháo dỡ và tìm các loài ký sinh trùng dính trên đó. Các chuyên gia soi tìm các con vật nhỏ bé và bỏ vào các bình dung dịch chứa sẵn.

Chuyên gia Trần Thanh Hùng tâm sự: "Sức ép rất lớn từ dư luận, từ ngành nên chúng tôi cố gắng tìm kiếm trong mọi hoàn cảnh. Nếu nói về độ hiểm nguy và các căn bệnh lây lan, chúng tôi là những người đầu tiên phải đối diện với nguy cơ đó. Nhưng đây là nghề chúng tôi đã chọn... Nghĩ đến hàng ngàn người dân đang đối mặt với căn bệnh quái ác này chúng tôi đứng ngồi không yên. Tin một người trong làng ra đi làm chúng tôi xốn xang lắm".

21h, làng Rêu đã chìm trong màn đêm đen kịt. Ngoài kia chỉ có tiếng côn trùng rả rích cùng tiếng chó sủa từ xa vọng về. Đó là lúc các chuyên gia trong đoàn công tác này bắt đầu vào cuộc. Trong cái chuồng bò hôi hám và ẩm thấp đầy mùi phân, mọi người bắt đầu bẫy muỗi, phù du và những động vật nhỏ có cánh khác. Chúng tôi đứng đó gần một giờ để làm mồi nhử các loài muỗi bay đến và tìm thấy ánh sáng chui vào. Sau khi túm gọn một bao với nhiều côn trùng khác nhau, chuyên gia Hùng bắt đầu công tác phân loại, đ.ánh dấu. Lật từng trang sách có ghi hẳn các loài côn trùng có dấu hiệu mang mầm bệnh thường gặp, ông Hùng chọn từng loài muỗi khác nhau và bỏ vào từng lọ phục vụ công tác nghiên cứu. Hai mươi năm lăn lộn với côn trùng, từ đỉnh Ngọc Linh cao ngất đến nước bạn Lào xa xôi, ông Hùng quen mặt từng loài côn trùng như quen mặt chữ.

Ngày đoàn công tác của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn làm lễ sơ kết dập dịch đợt một, đích thân PGS.TS Triệu Nguyên Trung, viện trưởng, tay cầm hai con gà, hai chai rượu Vodka Hà Nội vào làm quà cho anh em. Buổi trưa đầm ấm bên căn phòng chật chội, nóng bức, chén rượu đắng môi nhưng ai nấy chưa vui bởi phía trước vẫn là chặng đường dài hiểm nguy mà người dân làng Rêu đang đối mặt.

Theo Tấn Vũ - Đoàn Cường (T.uổi Trẻ)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mang thai tới tuần 32, sản phụ ở Hải Phòng mới phát hiện mang tam thai tự nhiên hiếm gặp
11:31:18 02/07/2024
Việc cần làm để bệnh quai bị nhanh khỏi
17:15:07 02/07/2024
Những nhóm người cần đặc biệt thận trọng khi uống nước lá ổi
06:07:27 01/07/2024
Giảm 59% nguy cơ mắc tiểu đường nhờ thói quen buổi sáng
07:48:25 01/07/2024
Cách giúp trẻ giảm sổ mũi tại nhà hiệu quả
07:25:00 01/07/2024
5 thực phẩm là 'người hùng' ngăn ngừa ung thư vú không phải ai cũng biết
09:02:07 01/07/2024
Lợi ích của cá đối với sức khỏe
09:56:10 02/07/2024
Phát hiện bất ngờ về 'thần dược' tự nhiên chống tiểu đường
09:20:45 02/07/2024

Tin đang nóng

Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Diệp mất tích giống Phanh nè hậu bị Chưa Biết tung ghi âm thừa nhận ngoại tình
17:01:49 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Động thái lạ của sao nữ Vbiz khi vướng tin r.ạn n.ứt với bạn trai Việt kiều
16:51:29 02/07/2024
Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" ôm hối hận lớn, giấu chồng suốt 6 năm
20:01:38 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024

Tin mới nhất

Cứu sống người đàn ông nguy kịch tính mạng vì vết loét nhỏ ở ngực

21:41:54 02/07/2024
Trên ngực có vết loét nhỏ, người đàn ông ở Sơn La sốt cao, đi tới 2 bệnh viện không tìm ra nguyên nhân. Khi được chuyển tới Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108, bệnh nhân đã suy đa tạng, nguy kịch tính mạng.

Lạm dụng điều hòa nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

19:27:55 02/07/2024
Nếu máy điều hòa của gia đình không được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách, bạn hoặc người thân có thể tiếp xúc với nhiều chất kích thích và vi khuẩn. Từ đây, có thể gây ra các cơn hen hoặc dị ứng.

Ngăn ngừa biến chứng thận do mắc đái tháo đường

19:24:11 02/07/2024
Nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn lọc màng bụng tại nhà, có thể bị viêm phúc mạc, n.hiễm t.rùng chỗ ra của ống thông.

Chế độ ăn trứng luộc hàng ngày có tác dụng gì?

19:21:17 02/07/2024
Chế độ ăn trứng luộc tập trung vào trứng, đặc biệt là trứng luộc chín, ăn tối thiểu hai đến ba quả mỗi ngày và thậm chí không cần phải kết hợp chúng vào mỗi bữa ăn.

Nhuộm tóc thường xuyên tăng nguy cơ ung thư không?

19:17:51 02/07/2024
Khi nhuộm tóc, chúng ta cũng có thể sẽ hấp thụ một lượng nhỏ nhất định các hóa chất này thông qua da đầu hoặc hít phải chúng trong không khí.

Tại sao tập thể dục giúp chúng ta thông minh hơn?

19:03:59 02/07/2024
Ít ai biết rằng, tập thể dục thực ra mang lại tác dụng sâu sắc đến cơ thể, không chỉ tâm trạng, mà còn là khả năng học tập, ghi nhớ và sáng tạo.

Cách chăm sóc trẻ ho gà tại nhà

17:11:00 02/07/2024
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho.

3 điều bạn không nên bỏ qua nếu bị t.iền tiểu đường

17:03:08 02/07/2024
Theo chuyên gia dinh dưỡng, rau củ là một phần quan trọng trong bữa ăn của người t.iền tiểu đường. Bạn nên ăn ít nhất 5 phần rau trong bữa ăn hàng ngày. Thậm chí, hãy bắt đầu bữa ăn của bạn với một phần rau.

Lái xe ốm vặt liên miên, hãy kiểm tra ngay bộ phận này trên ô tô

12:37:38 02/07/2024
Một số các triệu chứng bệnh vặt bắt nguồn từ chính chiếc xe mà bạn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, rất ít người để ý và thường không quan tâm tới điều này.

Sai lầm khi ăn uống khiến tiêu chảy lâu khỏi

11:51:41 02/07/2024
Cam chứa nhiều vitamin C, tăng cường sức đề kháng rất tốt cho cơ thể. Khi bị tiêu chảy, người bệnh không nên kiêng ăn loại quả này, ngược lại sử dụng nhiều cam là tốt.

Soda không đường: Lợi ích và rủi ro với sức khỏe

10:04:59 02/07/2024
Tuy vậy, ngay cả khi các nhà nghiên cứu tính đến các yếu tố sức khỏe khác, mối liên hệ giữa nước ngọt dành cho người ăn kiêng và chức năng thận vẫn tồn tại.

Hiểm họa từ nuôi chó thả rông

10:01:37 02/07/2024
Gần đây, nhiều tỉnh thành liên tục ghi nhận các trường hợp bị chó thả rông tấn công, phải tiêm vaccine ngừa dại, thậm chí không qua khỏi.

Có thể bạn quan tâm

Ngoài kênh đào nổi tiếng, Panama còn có phố cổ, khu bảo tồn thiên nhiên xanh mát

Du lịch

22:56:21 02/07/2024
Panama, đất nước nổi tiếng với kênh đào Panama kỳ vĩ, không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử và kỹ thuật.

Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối

Tv show

22:54:28 02/07/2024
Cô gái Nhật U.40 khiến Quyền Linh - Ngọc Lan thích thú khi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn trai. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, cô bị từ chối hẹn hò với lý do khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Vợ kém 12 t.uổi từng là học trò, không nghĩ sẽ cưới Phan Đinh Tùng

Sao việt

22:51:55 02/07/2024
Thái Ngọc Bích vừa có dịp trải lòng về cuộc sống hôn nhân với Phan Đinh Tùng. Nữ ca sĩ bật mí trước đó, cô chưa từng nghĩ sẽ cưới người trong showbiz.

Bùi Lý Thiên Hương, Bích Tuyền và loạt 'người quen' tại Miss Grand Vietnam 2024

Người đẹp

22:49:47 02/07/2024
Với kinh nghiệm trình diễn dày dạn, dàn người đẹp như Bùi Lý Thiên Hương, Lâm Thị Bích Tuyền... được đ.ánh giá cao khi trở lại đường đua Miss Grand Vietnam 2024.

Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian

Sao âu mỹ

22:46:58 02/07/2024
Em gái Kim siêu vòng 3 đã có bữa tiệc sinh nhật hoành tráng bên cạnh gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao nổi tiếng.

Jisoo BLACKPINK bật mí 5 tips giữ làn da làn da trắng sứ và mịn màng dù lịch trình bận rộn

Làm đẹp

22:31:26 02/07/2024
Việc duy trì lớp trang điểm ở mức tối giản không chỉ giúp cô toát lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có, mà còn hạn chế tình trạng da bị quá tải.

4 con giáp sẽ 'tắm' trong phú quý, của nả chẳng phải lo trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

22:14:58 02/07/2024
Do công việc thuận lợi nên vận trình tài lộc của t.uổi Mùi đã dồi dào ngay từ những ngày đầu tuần, thu được không ít t.iền bạc về tay.

Quý tử nhà Lâm Chí Dĩnh gây bão với chiều cao mét 8 ở t.uổi 15, vượt cả bố tài tử chung khung hình

Sao châu á

22:03:52 02/07/2024
Trong hình ảnh mới nhất, Kimi gây chú ý vì vẻ ngoài phông phao, cao lớn. Ở t.uổi 15, Kimi cao vượt người cha tài tử.

Không có 'đàn bà cũ', chỉ có phụ nữ không chịu làm mới mình

Góc tâm tình

22:03:44 02/07/2024
Đời người sẽ chẳng tránh được lúc chênh vênh, chẳng tránh được khi buồn lúc vui. Trái tim phụ nữ mềm mại mà cũng kiên cường lắm. Cũng có thể có lúc, phụ nữ giấu nỗi niềm vào miền sâu thẳm, để mỉm cười trước cuộc sống chẳng ngừng trôi.

Chiêu lừa tinh vi của "nữ doanh nhân yến sào"

Pháp luật

22:00:58 02/07/2024
Tạo dựng bản thân là một nữ doanh nhân thành đạt với số t.iền trong tài khoản lên đến hàng chục tỷ đồng, Đặng Trúc Quỳnh, SN 1994 đã l.ừa đ.ảo nhiều người và chiếm đoạt số t.iền hơn 800 triệu đồng.

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống

Tin nổi bật

21:57:54 02/07/2024
Theo báo cáo nhanh của UBND thị xã Sa Pa, chiều 29/6, có 2 cháu bé nghi bị mất tích khi đi bắt cá tại suối Mường Hoa thuộc khu vực thôn Lao Hàng Chải, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa.