Mùa thi, coi chừng… ngất
Nhiều nữ sinh bỗng dưng ngất đột ngột trong giờ học, có khi cả trăm em cùng ngất khiến gia đình và nhà trường lo lắng.
Em N.T.S (17 tuổi, học lớp 12 tại một trường THPT ở quận Bình Thạnh-TPHCM) đã 3 lần bỗng dưng ngất xỉu trong giờ học. Bà T.M, mẹ của S., rất lo lắng nên đưa em đi khám ở nhiều nơi. Kết quả tại một phòng khám tâm lý – tâm thần cho thấy S. mắc chứng rối loạn phân ly (histeria, dân gian còn gọi là cà hước). Áp lực từ gia đình muốn S. đậu vào một trường ĐH tốp trên, trong khi sức học của S. chỉ ở mức khá khiến em căng thẳng kéo dài dẫn đến ngất xỉu.
Ngất xỉu hàng loạt
Trường hợp như em S. không phải hiếm gặp. Gần đây ở nhiều địa phương đã xảy ra một số vụ nữ sinh ngất hàng loạt, có khi lên đến hơn trăm em và đều được các chuyên gia y tế kết luận do chứng rối loạn phân ly.
Theo một số bác sĩ (BS) chuyên khoa tâm thần, hiện tượng này thường xảy ra ở những nơi tập trung nhiều phụ nữ trẻ như trường học, nhà máy… Khi một người ngất vì histeria, sự lây lan tâm lý dễ dẫn đến ngất xỉu hàng loạt.
ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, phân tích rối loạn phân ly thường xuất hiện trên chủ thể có loại hình thần kinh yếu muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn của mọi người sống trong môi trường tập thể đông, xa nhà, thiếu tình cảm điều kiện sống khó khăn, gặp chuyện buồn trong tình cảm căng thẳng trong học tập, công việc…
Video đang HOT
Bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần TPHCM tư vấn cho một nữ bệnh nhân
Tất cả những yếu tố này cộng dồn và khi gặp thêm một vấn đề gì đó, họ chợt có một phản ứng bất thường, chẳng hạn ngất xỉu hoặc lên cơn co giật như động kinh. Nếu trong môi trường đó có nhiều người thần kinh yếu và cùng gặp phải khó khăn như trên, một người ngất sẽ như một mồi lửa tạo nên phản ứng dây chuyền. Thế nên, mới có hiện tượng ngất hàng loạt tại trường học, nhà máy.
Theo BS Vũ Đình Vương, Trưởng Khoa Nội trú Bệnh viện Tâm thần TPHCM, rối loạn phân ly hiếm gặp ở nam giới. Người bệnh thường biểu hiện bằng cơn ngất cơn không nói bỗng dưng liệt, yếu tay, chân co giật… Cơn này thường hết trong thời gian ngắn nhưng cũng có trường hợp cá biệt bệnh nhân không chịu nói trong nhiều ngày liền sau khi học thi quá căng thẳng.
Mục đích gây chú ý
Theo BS Quang, các cơn ngất, co giật, mất tiếng, ủ rũ… ở người bị rối loạn phân ly khác với người mang các bệnh thực thể ở chỗ đây là một phản ứng nhằm gây chú ý tới mọi người xung quanh và thường người bệnh có thể ý thức được sự việc đang xảy ra.
“Người mắc bệnh thực thể có thể ngất ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào, còn người bị chứng rối loạn phân ly sẽ ngất ở chỗ đông người và sạch sẽ, an toàn” – BS Quang cho biết. Tuy nhiên, do hiện tượng “ sao chép” triệu chứng này, khi xảy ra hiện tượng ngất xỉu, co giật đột ngột, nghi ngờ là rối loạn phân ly, trước tiên phải loại trừ các nguyên nhân thực thể như bệnh tim, động kinh vốn cần cấp cứu kịp thời.
Các biểu hiện của bệnh thường xảy ra do một tác nhân không thuận lợi trong thực tại đưa đến, gây ra phản ứng trong lúc cao độ. Đây chỉ là những “triệu chứng giả đò” nên trong nhiều trường hợp, mọi người càng lo lắng, vỗ về thì người bệnh càng lâu tỉnh. BS Quang lưu ý thêm rằng do điều kiện sống cũng liên quan đến bệnh nên các trường hợp ngất hàng loạt thường xảy ra tại các địa phương nghèo.
Cân bằng việc học với thư giãn Theo các BS, sức khỏe không tốt cũng là một yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến cơn rối loạn phân ly. Để ngăn ngừa cơn ngất, co giật… tái diễn, người bệnh cần cải thiện điều kiện làm việc, học tập cũng như rèn luyện kỹ năng sống để đối diện với stress. Cơn ngất do hội chứng này không đáng lo ngại nhưng về lâu dài, người bệnh cần được điều trị về mặt tâm lý – tâm thần. Trong mùa thi, để phòng tránh hiện tượng này xảy ra với các nữ sinh, phụ huynh nên tăng cường dinh dưỡng cho các em để nâng cao thể chất, đồng thời cân bằng việc học với thời gian thư giãn và gặp gỡ bạn bè.
Theo Anh Thư (Người lao động)
Bí kíp cho sức khỏe mùa thi
Đây là một vài bí kíp giúp bạn giữ sức khỏe để "chiến đấu" trong mùa thi đang đến gần.
- Tuyệt đối không để thiếu ngủ: nhiều teen quá lo lắng, tập trung cho việc giải quyết bài tập, đã thức quá khuya để làm bài, bớt giấc ngủ lại và nghĩ rằng sáng hôm sau vẫn có thể lên lớp để theo học nhưng sự thật không phải như vậy. Bởi thiếu ngủ có thể dẫn tới hệ thần kinh của bạn dễ chìm vào giấc ngủ khi vào học buổi sáng; đó là hậu quả tất yếu khi thời gian nghỉ ngơi của não quá ít, trong khi thời gian làm việc quá nhiều.
Do đó, dù bài vở nhiều đến đâu thì các teen cũng dành ít nhất 6 tiếng/1 ngày để nghỉ ngơi và "mátxa" não bộ. Và một điều các teen cần biết là không nên lạm dụng đến các loại thức ăn, nước uống có chứa các thành phần kích thích như café hay các loại thuốc bổ não mà không rõ nguồn gốc...
- Cố gắng ghi nhớ những phần chính: buổi sáng đến trường để nạp vào não bộ một khối lượng kiến thức nhất định, buổi chiều theo các lớp học thêm, buổi tối phải chuẩn bị bài cho ngày mai và ôn bài, làm bài tập nâng cao.
Các teen cần phải cẩn thận ghi chép, sắp xếp những phần chính của các bài giảng và ghi nhớ những điều cần thiết một cách hệ thống (ảnh minh họa)
Với một khối lượng kiến thức khổng lồ như vậy, rất khó để có thể thu nạp và tiêu hoá hết trong một quỹ thời gian eo hẹp ban ngày, các teen đành phải dành ban đêm để chuẩn bị bài cho ngày mai, vừa kiểm duyệt lại và nhồi vào đầu những gì cần nhớ.
Nhưng thật sự, sau một ngày làm việc căng thẳng, đến tối gần như bạn không thể nhớ được nhiều những gì mà bạn đã được học, bới não bộ đã quá mệt mởi sau một ngày làm việc căng thẳng, khả năng tập trung để nhớ lại những gì được học giảm đi rõ rệt, đó là nguyên nhân khiến bộ nhớ của các teen không thể "save" được những tất cả các dữ liệu.
Vì não bộ của con người không giống như "ổ cứng" vô tận, do dó không nên nhồi nhét tất cả các dữ liệu mà bạn học được vào đầu, mà các teen cần phải cẩn thận ghi chép, sắp xếp những phần chính của các bài giảng và ghi nhớ những điều cần thiết một cách hệ thống mà thôi.
- Quan tâm đến chế độ ăn uống và tập thể dục: học nhiều, thức khuya với cường độ nhiều sẽ khiến nhiều teen sa sút về sức khoẻ, do đó cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và thư giãn bằng những môn thể thao ngoài trời vào mỗi buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Đừng để việc học lấn áp thời gian ăn, ngủ của tụi mình nhé!
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, là ngưỡng cửa quan trọng để các teen 12 bước vào cánh cổng Đại học; việc các teen cố gắng mài dũa, trao dồi kiến thức, tập trung học hành là điều đáng hoan nghênh nhưng xây dựng lịch học một cách khoa học, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để vượt qua stress trong thời điểm quyết định là điều cần phải chú ý. Hy vọng những bí kíp trên sẽ giúp các bạn một phần nào đấy.
(Theo Mực tím)
80 trường tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ ở Hà Nội Sáng nay, hàng nghìn học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp của nhiều trường đại học lớn ở Hà Nội như: ĐH Quốc gia Hà Nội, Bách khoa, Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân... Lần đầu được tổ chức tại ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày hội tư vấn do Báo Tuổi trẻ TP HCM phối hợp với...