Bệnh khó chữa
Hình ảnh gói quà rỗng ruột trao tặng cho học sinh giỏi tại Hà Nội, có lẽ là câu chuyện được quan tâm nhiều nhất trong dịp cuối năm học này. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc học sinh tiêu biểu xuất sắc đi nhận phần thưởng là một gói quà rỗng ruột, âu cũng do bệnh thành tích của người lớn. Từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến sự trung thực của trẻ em.
Ảnh minh họa
Bệnh thành tích trong giáo dục bao giờ mới hết? Câu hỏi này thật ra rất khó trả lời. Đơn cử như tại kỳ thi cuối học kỳ vừa rồi, nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nội chia sẻ câu chuyện, cô giáo bắt học sinh lớp 3 thuộc bài văn mẫu. Không những thế, cô còn nhắn tin vào nhóm phụ huynh, dặn các bố mẹ cho các con học thật thuộc bài văn mẫu để lúc đi thi chỉ việc chép cho đúng. Chưa nói đến chất lượng làm bài của các em, nhưng rõ ràng việc cho học sinh làm theo văn mẫu để đạt điểm cao, rõ ràng là để không ảnh hưởng đến thành tích của giáo viên chủ nhiệm.
Hay một chuyện khác tương tự là việc… trình diễn dự giờ. Lâu nay ai cũng hiểu những tiết học dự giờ dạy và học thì ít mà “diễn” lại quá nhiều. Bởi thế, không chỉ giáo viên biết “diễn” mà học sinh “diễn” cũng đã trở thành kĩ năng, kĩ xảo… Và trong tiết dự giờ, chuyện giáo viên đề nghị học sinh cá biệt nghỉ học là có thật. Vì cô mong muốn có được một tiết dạy dự giờ thật hoàn hảo.
Chuyện khen thưởng cuối năm cũng không ngoại lệ ấy. Một lớp học ở bậc THCS mà có quá nửa học sinh được khen đã là nhiều rồi. Nhưng gần như cả lớp được khen thưởng là học sinh giỏi, thì đó quả là điều bất thường.
Riêng ở bậc tiểu học, việc đánh giá học sinh bằng Thông tư 22, tức là khen các em ở những điểm mạnh, sự khác biệt trong sáng tạo của các em, cũng chưa hẳn giáo viên nào cũng hiểu đúng. Phụ huynh học sinh lớp 2 của một trường tiểu học tại Hà Nội đã kể rằng, con họ không được giấy khen vì không có thành tích nào nổi bật trong các môn học. Tuy nhiên cháu là học sinh luôn đi học đúng giờ và chưa hề nghỉ một buổi học nào trong năm. Thương con không có giấy khen, ngày tổng kết lớp ngậm ngùi đứng ở một góc lẻ loi so với các bạn, phụ huynh đã hỏi giáo viên chủ nhiệm, và được cô giải thích rằng: Việc đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Hơn thế, nhà trường cũng đã quy định tỉ lệ học sinh được khen cho các lớp…
Lẽ nào, tỉ lệ khen thưởng cũng đã được “khoán” cho giáo viên chủ nhiệm? Trong khi hiểu đúng theo Thông tư 22, việc đánh giá học sinh là đánh giá dựa trên sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh…
Vi Cầm
Theo daidoanket
Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp có 42/43 HS giỏi nói gì?
Phụ huynh của học sinh M.B cho rằng do người chú chỉ tiếp xúc với cháu 3 tháng nên quá ít thời gian để đánh giá chính xác. Giáo viên chủ nhiệm mong sớm thẩm định lại kết quả để trả lại công bằng cho các em học sinh.
Trước những thông tin về một lớp học tại trường THCS Nguyễn Thái Bình, TP Vũng Tàu có 42/43 học sinh giỏi và những chia sẻ của người chú của học sinh M.B hoài nghi về kết quả này, ngày 27-5, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Hiệu trưởng cũng như giáo viên chủ nhiệm lớp 6/2 để tìm hiểu vụ việc.
VIDEO Giáo viên chủ nhiệm nói về việc 42/43 em học sinh giỏi
Bức thư của phụ huynh
Theo giáo viên chủ nhiệm, ngay sau khi có thông tin trên mạng xã hội, mẹ cháu M.B đã viết một bức thư gửi cho giáo viên chủ nhiệm để nói rõ thêm (mẹ của em M.B hiện đang ở Hà Nội để chăm sóc người chồng bị bệnh, do đó, em M.B được gửi nhà người chú khoảng 3 tháng nay - PV).
Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Trong lá thư, phụ huynh của em M.B viết: Sau khi đọc xong những chia sẻ của người chú và dư luận bà thật sự ngỡ ngàng và không thể chấp nhận được. Bà cho rằng việc này có phần tư duy chưa chuẩn, suy nghĩ chưa thấu đáo của người chú đối với cháu của mình trong một thời gian quá ngắn. Bà đánh giá con mình ngoan ngoãn, hiền lành, học nhanh, thông minh, tuy nhiên có một chút lười và đã được cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở và bà không hề thấy ngạc nhiên về kết quả của con mình.
Theo mẹ cháu M.B, các điểm số từ lớp 1 đến lớp 5 đều xuất phát từ tư duy hiểu biết của cháu, nếu nói từ trường hợp của con mình suy ra bệnh thành tích thì hoàn toàn không có căn cứ, không phù hợp.
"Có lẽ thời gian hiểu tâm tư, tình cảm của cháu còn quá ít để đánh giá một đứa trẻ tuổi ăn, tuổi hồn nhiên đôi khi do thiếu thốn tình cảm của cha mẹ mà có cãi chú thì chú lại đánh giá không chính xác, thay vì tiếp tục giúp đỡ để cháu hiểu hơn thì chú lại chia sẻ trên mạng khi chưa hiểu gì về cháu" - phụ huynh trên chia sẻ và viết tiếp: "Cháu luôn ít nói nhưng hay lý lẽ, là trẻ nhỏ đôi khi cãi chú lại gây ác cảm, khiến việc nhận xét về cháu không chính xác, làm sai lệch, con người, tính tình, tác phong, thái độ của cháu".
Phụ huynh này cũng gửi lời xin lỗi đến phía nhà trường đã làm ảnh hưởng đến nhà trường cũng như toàn thể học sinh, giáo viên của lớp và bà yêu cầu phòng GD&ĐT nên đánh giá một cách công tâm, không vì dư luận ảnh hưởng đến thành tích thực sự, nỗ lực cố gắng của học sinh và thầy cô nhà trường.
Kết quả 5 năm học từ lớp 1 đến lớp 5 của lớp 6.2
Trao đổi với cô Nguyễn Thị Miền - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thái Bình thì được biết lớp 6/2 được đánh giá là lớp chất lượng cao của trường, đầu vào có 35 em học sinh giỏi toàn diện trong 5 năm và có 8 em học sinh khá. Ngoài lớp 6/2 thì các lớp còn lại đều có lượng học sinh giỏi rất ít, chỉ khoảng 7 - 8 học sinh, thậm chí có nhiều lớp có học sinh xếp loại trung bình.
Cũng theo cô Miền, tỉ lệ học sinh giỏi của khối 6 là 176/452 học sinh. "Việc thẩm định, đánh giá cách ra đề thi, quá trình làm việc của nhà trường có khách quan hay không sẽ do cơ quan chức năng trả lời, chúng tôi khẳng định là mọi đánh giá đều khách quan, toàn bộ đề nhà trường ra do những người có năng lực, được thẩm định kỹ" - cô Miền nhấn mạnh.
Cô Nguyễn Minh Toan - Chủ nhiệm lớp 6/2 cũng cho hay khi báo chí và dư luận hoài nghi về kết quả đã khiến cho toàn bộ giáo viên và học sinh rất buồn và mong phòng GD&ĐT kiểm tra lại tất cả các bài thi, lý lịch học sinh, kiểm tra công tác nhà trường và có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng để sự nỗ lực của tập thể được ghi nhận công sức, lấy lại sự công bằng cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm lớp 6/2 trường THCS Nguyễn Thái Bình thông tin về vụ việc 42/43 em học sinh giỏi
Nhận xét về việc học tập của tập thể lớp 6/2 và cá nhân em học sinh M. B, cô Toan cho rằng kết quả như vậy là hoàn toàn xứng đáng, bởi các cháu có phương pháp học mới, tự học và là những học sinh xuất sắc. Đối với em học sinh M.B, từ đầu vào đã 5 năm học sinh xuất sắc, ngoan ngoãn, học tốt, hiền lành, hay xúc động và sống tình cảm, bố mẹ có hoàn cảnh đặc biệt nhưng cháu vẫn cố gắng có được kết quả tốt nhất.
"Khi biết thông tin các con rất buồn, tôi cũng động viên rằng trên mạng xã hội luôn có 2 mặt nên khi nghe, tiếp xúc phải có sự chắt lọc, dựa vào một ý kiến để không thể phán đoán được cả quá trình, nên nghe một cách toàn diện, không thể phiến diện nhìn vấn đề, các con học thế nào, sự cố gắng thế nào thì các con tự đánh giá được" - cô Toan nói.
Đang thẩm định lại bài kiểm tra
Ông Nguyễn Văn Ba, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết Sở chỉ đạo thẩm định lại tất cả các khâu đầu vào đến việc kiểm tra, chấm điểm, quy trình kiểm tra định kỳ của khối 6, trường THCS Nguyễn Thái Bình trước thông tin lớp học có 42/43 học sinh đạt loại giỏi.
Theo ông Ba, Sở yêu cầu Phòng GD&ĐT TP Vũng Tàu thành lập hội đồng thẩm định lại tất cả bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên; chấm thẩm định ngẫu nhiên một số các bài kiểm tra, việc chấm thẩm định có thể thay đổi điểm mặc dù đã vào sổ học bạ. "Nếu việc chấm thẩm định có kết quả cho thấy không khách quan, trung thực thì Sở sẽ nghiêm khắc xử lý những cá nhân liên quan, còn nếu là thực lực, công sức của giáo viên và học sinh thì cũng cần trả lại sự trong sạch cho các cháu" - ông Ba nhấn mạnh.
Hội đồng thẩm định đang chấm thẩm định lại các bài kiểm tra của khối 6, trường THCS Nguyễn Thái Bình
Trước nghi ngờ về việc sửa điểm, ông Ba cho rằng điều này khó xảy ra bởi Sở đã quản lý bảng điểm học sinh bằng hệ thống, việc sửa điểm phải là người quản lý (Admin) hay phó hiệu trưởng phụ trách mới sửa được, và muốn sửa phải có văn bản ký xác nhận lý do, khi điểm được sửa, hệ thống sẽ hiện lên màu đỏ và phòng cũng như sở sẽ biết được môn nào đã bị sửa điểm.
Cùng ngày, hội đồng thẩm định của Phòng GD&ĐT TP Vũng Tàu cũng đã chấm thẩm định lại tất cả các bài kiểm tra khối 6 của trường THCS Nguyễn Thái Bình. Đây là ngày làm việc thứ 2 của hội đồng thẩm định, các giáo viên thẩm định đều là những người có kinh nghiệm, năng lực.
Bài và ảnh: NGỌC GIANG
Theo nguoilaodong
Con cái chúng ta có thực sự học giỏi đến vậy? Tình trạng một lớp học cấp tiểu học có đến hơn 90% học sinh giỏi đã khiến các bậc phụ huynh hoang mang với suy nghĩ: liệu con cái chúng ta có thực sự học giỏi đến vậy không? Học sinh một trường tiểu học - Ảnh: M.Q Điểm 9, 10 không còn nguyên giá trị Chị Hoàng Nguyên Thảo có con học...