Bệnh gút có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường
Một nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh gút dường như làm tăng nguy cơ tiểu đường týp 2.
Ảnh minh họa: Internet
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 35.000 người bị gút ở Anh và phát hiện ra rằng phụ nữ bị bệnh gút dễ bị tiểu đường hơn 71% so với những phụ nữ không bị gút. Đối với nam giới, nguy cơ tăng 22%.
Người dẫn đầu nghiên cứu, tiến sĩ Hyon Choi, làm việc tại khoa thấp khớp, dị ứng và miễn dịch thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston (Mỹ), nói “Bệnh gút dường như góp phần làm tăng nguy cơ tiểu đường mà không phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác như béo phì”.
Trong nghiên cứu này các tác giả đã xem xét 35.000 người có chẩn đoán mắc bệnh gút và so sánh họ với hơn 137.000 người không bị bệnh này.
Kết quả cho thấy gần số trường hợp mới mắc gút là nam giới, độ tuổi trung bình là 61. Độ tuổi trung bình của phụ nữ mới có chẩn đoán mắc bệnh gút là 68.
Video đang HOT
Những người bị bệnh gút có xu hướng uống nhiều rượu hơn, có nhiều vấn đề sức khỏe và tới gặp bác sĩ nhiều hơn, sử dụng steroid và thuốc lợi tiểu thường xuyên hơn so với những người không bị bệnh gút.
Tiến sĩ Choi nói cách tốt nhất để giảm nguy cơ bệnh gút hoặc tiểu đường là kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, cholesterol và cân nặng.
Theo ANTĐ
Những người 'cấm' ăn lẩu
Mặc dù lẩu thơm ngon nhưng để tránh gây hại cho cơ thể thì bạn cũng nên ăn lẩu trong một mức độ, tránh quá mức, đặc biệt có những người thực sự không nên ăn lẩu.
Mùa đông lạnh lẽo đã đến, đây là lúc rất thích hợp để ngời bên nồi lẩu nóng nghi ngút khói nhưng ăn lẩu như thế nào mới có tốt cho sức khoẻ và những ai không nên ăn lẩu?
Những người "cấm" ăn lẩu.
Những người bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn lẩu, dị ứng và các vấn đề khác cấp cứu trong bệnh viện ngày càng tăng. Các chuyên gia nhắc nhở mọi người, mặc dù lẩu thơm ngon nhưng để tránh gây hại cho cơ thể thì bạn cũng nên ăn lẩu trong một mức độ, tránh quá mức. Đặc biệt là một số bệnh tuyệt đối không nên ăn lẩu.
Lẩu hải sản
Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh.
Lẩu cừu
Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, viêm amiđan cấp tính, viêm họng cấp tính, viêm mũi cấp tính, viêm phế quản cấp tính, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng.
Lẩu cay
Lẩu cay thường gây tổn thương rất lớn đến dạ dày, đặc biệt là những người có dạ dày và lá lách yếu thì chỉ nên ăn lẩu hải sản "thanh đạm" hoặc lẩu nấm.
Lẩu Tứ Xuyên
Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, và những người có một &'cơ thể nóng' như phụ nữ mang thai thì không nên ăn.
Phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu
Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá.
Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều.
Theo Khoevadep
Vọp bẻ Tôi bị triệu chứng rút cơ toàn thân (vọp bẻ) khi làm công việc nặng, làm gồng cơ thể, đặc biệt là tay hoặc chân. Khi lên gồng như vậy thì tay rút lại và không nhả ra được. Xin hỏi bệnh này có nặng hay không, và cần khám ở đâu? Xin cảm ơn. (vinhnguyen...) Ảnh minh họa Vọp bẻ là một...