Bệnh gì ảnh hưởng tới rối loạn cương dương?
Rối loạn cương dương là một căn bệnh khó nói của đàn ông, việc đối diện với nó còn khó khăn gấp nhiều lần. Nhiều người đàn ông khi mắc phải những triệu chứng rối loạn cương cứng của “cậu nhỏ” không biết nó lại là hậu quả do họ đang mắc phải một căn bệnh nào đó.
Nguyên nhân chủ yếu của rối loạn cương dương
Việc đạt được sự cương cứng như ý muốn là một điều bất cứ người đàn ông nào cũng mơ ước. Nhưng để hoàn thành được nhiệm vụ của đàn ông một cách hoàn hảo thì có đến 52% nam giới bị rối loạn cương dương ở các mức độ khác nhau. Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng tăng lên. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Massachusetts, Mỹ, có 39% nam giới 40 tuổi mắc bệnh này, một tỷ lệ tương đối cao.
Đi tìm nguyên nhân để “trên bảo dưới phải nghe” đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu. Hãy tìm hiểu về cơ chế để đạt được sự cương cứng?. Khi dây thần kinh điều khiển sự cương cứng trong bộ não được kích hoạt, nó đi xuống tủy sống đến dương vật. Ở dương vật được cấu tạo bởi hai khối cấu trúc hình trụ song song gọi là thể hang, gồm nhiều mạch máu. Khi các xung động thần kinh não báo hiệu, lượng máu dồn về thể hang, sự tăng lượng máu này sẽ bơm căng phồng thể hang tạo ra sự cương cứng. Nếu sự phấn kích liên tục, lưu lượng máu dồn về nhiều sẽ duy trì tình trạng cương cứng.
Điều không may là không phải lúc nào người đàn ông cũng điều khiển được sự cương cứng của họ. Nhiều bệnh tật hay việc điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương (ED). Bệnh rối loạn cương dương thường có thể điều trị được nếu tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng. Dưới đây là một số căn bệnh có thể ảnh hưởng đến rối loạn cương dương (ED):
Bệnh tiểu đường: Đây là một bệnh mãn tính có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu hỗ trợ để có được sự cương cứng. Một khi căn bệnh chưa được kiểm soát tốt, người đàn ông sẽ gặp phải các vấn đề về cương cứng trong quan hệ tình dục.
Bệnh thận: Bệnh thận là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến sự cương cứng của “cậu nhỏ” bởi nó liên quan đến sự suy giảm hormone, lưu lượng máu đến dương vật của bạn, và các bộ phận của hệ thống thần kinh của bạn. Bệnh này còn có thể làm suy giảm năng lượng của cơ thể và lấy đi những ham muốn tình dục của nam giới. Thuốc điều trị bệnh thận cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn cương dương.
Bệnh rối loạn thần kinh: Thực tế là nam giới sẽ không thể có được sự cương cứng mà không cần sự giúp đỡ của hệ thống thần kinh. Các bệnh gây rối loạn các tín hiệu giữa não và dương vật của con người có thể dẫn đến các rối loạn cương cứng này. Bệnh rối loạn thần kinh được nhắc tới bao gồm đột quỵ, bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh Alzheimer hay bệnh Parkinson.
Video đang HOT
Bệnh về mạch máu: Khi mắc các bệnh về mạch máu có thể ngăn chặn các mạch máu, làm chậm dòng chảy của máu đến dương vật, làm cho sự cương cứng khó đạt được. Xơ vữa động mạch, cao huyết áp hay cholesterol cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn cương dương.
Ung thư tiền liệt tuyến: bệnh ung thư tiền liệt tuyến thực chất không gây ra các rối loạn cương dương, nhưng phương pháp điều trị căn bệnh này lại dẫn đến rối loạn chức năng cương dương tạm thời hoặc vĩnh viễn của người bệnh.
Ngoài các nguyên nhân thực thể gây ra ED, còn có nhiều nguyên nhân từ bên ngoài như:
Phẫu thuật: Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang có thể làm hỏng dây thần kinh và các mô cần thiết cho sự cương cứng.
Chấn thương: Chấn thương vùng xương chậu, bàng quang, tủy sống và dương vật đòi hỏi phải phẫu thuật cũng có thể gây ra ED.
Vấn đề nội tiết tố: testosterone và hormone là 2 loại chỉ điểm cho ham muốn tình dục của một người đàn ông, và sự mất cân bằng các nội tiết tố này có thể làm giảm ham muốn trong quan hệ tình dục. Ngoài ra những căn bệnh như trầm cảm, khối u tuyến yên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ED.
Để giữ sự cương cứng, máu chảy vào dương vật phải ở trong dương vật. Nếu nó chảy trở ra quá nhanh – một tình trạng gọi là rò tĩnh mạch, người đàn ông sẽ mất sự cương cứng.
Việc sử dụng và lạm dụng rượu, bia hay thuốc lá, tệ hơn là nghiên ma túy đều là những nguyên nhân đã và đang hủy hoại sức khỏe cũng như các mạch máu của cơ thể. Nếu muốn duy trì sự cương cứng dài lâu, cần phải biết “nuôi dưỡng” tốt mạch máu trong cơ thể, trong đó có cả mạch máu ở dương vật. Bởi mạch máu ở dương vật được điều hòa tốt sẽ đạt được sự cương cứng như ý. Nếu người đàn ông mắc chứng xơ cứng động mạch, hút thuốc lá sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị rối loạn cương dương.
Thuốc theo toa cũng là một trong những nguyên nhân làm đàn ông thất bại trong quan hệ tình dục. Theo các bác sĩ, có hơn 200 loại thuốc kê đơn có thể gây ra rối loạn cương dương.
Khi lớn tuổi, tuyến tiền liệt mở rộng, đây là một phần bình thường của sự lão hóa ở đàn ông, nó cũng góp phần gây ra rối loạn cương dương,.
Theo Trâm Nguyễn
Pháp luật TP. HCM
6 điều nên làm để ngừa ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến là đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng đời sống tình dục của người bệnh.
Cà chua và các thực phẩm màu đỏ. Cà chua, dưa hấu và các loại thực phẩm có màu đỏ chứa lượng lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngừa sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến. Trong số đó, cà chua được đánh giá là thực phẩm ngừa ung thư hiệu quả hơn hẳn. Để tận dụng tối đa lợi ích từ chúng, bạn nên chọn cà chua chín đỏ và nấu chín sẽ tốt hơn.
Tận dụng trái cây và rau xanh. Các chất dinh dưỡng và vitamin trong trái cây, rau xanh được đánh giá có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Thực vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra hợp chất trong chúng có tác dụng vô hiệu hóa các chất ung thư trong cơ thể.
Ăn nhiều cá. Các loại cá nhiều mỡ như cá mòi, ngừ, hồi... chứa lượng axit béo omega - 3 dồi dào có tác dụng ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Thật vậy, các nhà nghiên cứu của UCLA khẳng định, so với chế độ ăn giàu chất béo, một chế độ ăn uống ít chất béo kết hợp với việc bổ sung dầu cá có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Đặc biệt, nó hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị khi tế bào ung thư chưa lan ra khỏi tiền liệt tuyến.
Đậu phụ và trà. Trong loại đồ ăn và thức uống này đều chứa isoflavone có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, isoflavone khá phong phú trong đậu phụ, đậu xanh, đậu lăng và lạc.
Bỏ thuốc lá. Kết quả nghiên cứu thực hiện bởi các bác sĩ Trường Y tế Cộng đồng Harvard, Đại học California, San Francisco cho thấy, đối tượng hút thuốc lá nhiều dễ đối diện với nguy cơ mắc, tử vong vì căn bệnh. Dù vậy, không có gì là quá muộn, bạn có thể ngăn chặn nguy cơ tấn công của chúng bằng cách bỏ thuốc lá.
Thường xuyên luyện tập thể dục. Nam giới thừa cân, béo phì có tỷ lệ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn. May mắn thay, tập thể dục thường xuyên giúp bạn duy trì trọng lượng phù hợp, thân hình cân đối cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Không cần theo đuổi các bài tập cường độ cao, nam giới có thể tận dụng lợi ích của thể dục bằng cách đi bộ, chạy bền, đi xe đạp hoặc bơi lội.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nhằm ngăn ngừa sự tấn công mạnh mẽ của ung thư tiền liệt tuyến, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư khi có các dấu hiệu bất thường như khó chịu vùng xương chậu, tiểu khó, lẫn máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch. Bên cạnh đó, nếu gia đình từng có người mắc căn bệnh này, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập hiệu quả nhất.
Theo Kiến Thức
Nguyên nhân gây bất lực không ngờ ở nam giới Thuốc được sử dụng để điều trị rụng mẫu tóc ở nam giới có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn chức năng cương dương và mất ham muốn tình dục ở một số người đàn ông. Nguyên nhân gây bất lực không ngờ ở nam giới. Béo phì Bệnh béo phì tác động tiêu cực đến mức testosterone và do...