Bệnh gai đen ở người béo phì có chữa được không?
Bệnh gai đen là một trong những bệnh kết hợp ở bệnh nhân béo phì, bệnh đặc trưng bởi những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở vùng cổ, nách, háng và dưới bầu ngực, các vị trí khác ít gặp hơn.
Mối liên quan giữa bệnh gai đen ở người béo phì
Trong những năm gần đây tỉ lệ bệnh nhân béo phì đã gia tăng nhanh chóng và là vấn đề thời sự trên phạm vi toàn cầu, bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe, trong đó có tình trạng mắc bệnh gai đen. Bệnh gai đen có liên quan chặt chẽ với một số bệnh mạn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, bệnh mạch vành và ung thư. Báo cáo từ Lancet cho thấy trên toàn thế giới tỷ lệ thừa cân và béo phì đã tăng 27,5% đối với người lớn và 47,1% đối với trẻ em trong giai đoạn 1980 – 2013.
Cơ chế bệnh sinh chính xác của bệnh gai đen liên quan đến béo phì hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng bệnh nhân béo phì kết hợp gai đen sẽ có mức Insulin và C – Peptide cao hơn so với nhóm béo phì đơn thuần. Do vậy, giả thuyết đưa ra là béo phì và gai đen có cơ sở sinh lý bệnh chung như tăng tiết Insulin, mức độ IGF – 1 cao.
Do sự gia tăng của bệnh nhân béo phì, số lượng bệnh nhân có bệnh gai đen được quan sát thấy ngày càng nhiều. Trên thế giới có nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ vì chứng đổi màu da hơn là béo phì, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Tại Việt Nam bệnh còn ít được biết và quan tâm, do vậy một bộ phận không nhỏ người bệnh chưa được tư vấn đầy đủ.
Nếu bị bệnh gai đen do thừa cân, béo phì thì hãy áp dụng các biện pháp giảm cân.
Triệu chứng của bệnh gai đen
Các dấu hiệu của tình trạng da này bao gồm:
Xuất hiện các mảng da nâu hoặc đen.
Da có cảm giác như nhung.
Bệnh nhân có biểu hiện ngứa.
Các mảng da có mùi hôi.
Video đang HOT
Vị trí thường gặp ở nách, cổ, bẹn, bộ phận sinh dục, quanh rốn, vú. Khi thương tổn tăng lên, các nếp da sẽ rõ và dày hơn, bề mặt trở nên thô hơn. Lòng bàn tay bàn chân dày. Trường hợp nặng có thể bị toàn thân. Thể trạng có thể biểu hiện của thừa cân, béo phì.
Các triệu chứng của bệnh gai đen có xu hướng phát triển chậm. Nếu các triệu chứng phát triển nhanh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, mặc dù điều này rất hiếm gặp.
Bệnh gai đen có chữa được không?
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Việc điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:
Nếu bị bệnh gai đen do thừa cân, béo phì thì hãy áp dụng các biện pháp giảm cân. Giảm cân bằng việc kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý cùng với việc vận động thể thao mỗi ngày. Sau khi giảm cân thành công thì bệnh gai đen có thể hết hoặc giảm tùy thuộc vào từng trường hợp.
Nếu bệnh gai đen liên quan đến một loại thuốc hoặc chất bổ sung mà người bệnh đang sử dụng thì hãy ngừng dùng chúng. Sau khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh gai đen sẽ tự hết.
Người bị bệnh gai đen có thể thoa kem theo đơn để làm sáng hoặc làm mềm các vùng da bị ảnh hưởng. Dùng xà phòng có tính kháng khuẩn, nên sử dụng nhẹ nhàng để tránh vùng da tổn thương bị cọ xát, vì điều này sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống trên bệnh nhân béo phì có kết hợp bệnh gai đen cũng là một biện pháp đem lại hiệu quả. Trong các phương pháp phẫu thuật giảm béo, phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống là phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất (theo khảo sát thế giới dựa trên IFSO). Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống đã được chứng minh cho kết quả tốt trong ngắn hạn và trung hạn, hiệu quả giảm cân trung bình 5 năm đạt 60 – 80% cân nặng dư thừa, tỷ lệ biến chứng thấp hơn so với các phẫu thuật khác.
Tóm lại: Điều trị rối loạn sắc tố trong bệnh gai đen khá khó khăn, với bệnh nhân gai đen có thể trạng béo phì thì việc điều trị được khuyến cáo cần dựa vào điều chỉnh cân nặng. Nếu cân nặng được kiểm soát tốt, bệnh nhân giảm cân về bình thường sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn màu sắc da. Các báo cáo gần đây cho thấy nhóm bệnh nhân béo phì có kết hợp gai đen được phẫu thuật thu nhỏ dạ dày đã cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn sắc tố da. Vì vậy, khi nhận thấy có các hiện triệu chứng của bệnh gai đen thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.
1. Ăn chay có lợi cho tim như thế nào?
Chế độ ăn chay cân bằng dựa trên thực vật đã được chứng minh có lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu so sánh chế độ ăn chay với chế độ ăn bình thường đã phát hiện ra rằng, những người ăn chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề sức khỏe về tim mạch, một số bệnh ung thư, đái tháo đường, béo phì và tỷ lệ tử vong do nhiều nguyên nhân.
Ngoài việc sử dụng thực phẩm chủ yếu từ thực vật có ít calo hơn, hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp hơn, đồng thời có nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa cao hơn, thì phần lớn người ăn chay cũng thường có lối sống lành mạnh hơn. Điều này cũng góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và hệ tim mạch.
Theo ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, Viện nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng, việc ăn đúng cách các loại thức ăn thực vật có lợi cho sức khỏe như giảm cân và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mạn tính liên quan đến chế độ ăn uống như: béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch và giảm nguy cơ ung thư.
Ăn chay đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
2. Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo Quỹ Tim mạch và Đột quỵ Canada, chế độ ăn chay có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol, cân nặng khỏe mạnh hơn và ít mắc bệnh đái tháo đường type 2 hơn, tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Chế độ ăn chay thường có mức chất béo tổng thể, chất béo bão hòa và cholesterol thấp hơn nhiều chế độ ăn từ thịt và lượng chất xơ, magie, kali, folate và chất chống oxy hóa như vitamin C, E cao hơn. Chế độ ăn này có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng đòi hỏi phải có kế hoạch ăn uống cẩn thận.
Quỹ Tim mạch và Đột quỵ Canada hướng dẫn người ăn chay phải có kế hoạch lựa chọn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và đặc biệt cần chú ý các chất dinh dưỡng sau:
Chất đạm ( protein)
Để cung cấp đủ protein cho cơ thể cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu protein bao gồm:
Tất cả các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, tempeh, đồ uống làm từ đậu nành;
Các loại đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng nấu chín;
Hầu hết các loại hạt;
Ngũ cốc nguyên hạt như quinoa cũng cung cấp protein và là nguồn khoáng chất tuyệt vời.
Không cần thiết phải kết hợp protein, ví dụ như đậu với ngũ cốc trong cùng một bữa ăn để tối đa hóa khả năng hấp thụ protein. Các lựa chọn protein khác bao gồm trứng cũng giàu kẽm, sắt và sữa giàu kẽm (một số chế độ ăn chay có ăn trứng và uống sữa).
Sắt
Trong khi chất sắt có trong thịt (sắt heme) được hấp thụ dễ dàng hơn sắt không heme có trong nguồn thực vật, thì có thể khắc phục tăng khả năng hấp thụ sắt bằng cách kết hợp thực phẩm sắt thực vật với các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh hoặc quả mọng.
Các nguồn thực vật giàu sắt bao gồm: rau lá xanh đậm, các loại đậu, các sản phẩm bổ sung sắt, men dinh dưỡng và trái cây khô.
Canxi và vitamin D
Canxi rất quan trọng còn vitamin D cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi. Nên ăn các sản phẩm giàu canxi từ sữa, hạnh nhân, hạt vừng, rau xanh đậm (như bông cải xanh, cải thìa, cải xoăn); đồ uống từ đậu nành, hạnh nhân, gạo. Vitamin D cũng thường được thêm vào sữa và một số loại sữa chua, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo.
Vitamin B12
Vitamin B12 cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và máu. Loại vitamin này được tìm thấy trong ngũ cốc, đồ uống từ đậu nành, gạo và một số loại men dinh dưỡng. Khi ăn chay hoặc thuần chay, mọi người nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế về cách dùng thực phẩm bổ sung vitamin B12 nếu không chắc mình đã nhận đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống.
Người ăn chay cần ăn đa dạng thực phẩm.
Để ăn chay mà không bị thiếu chất, chuyên gia dinh dưỡng ThS.BS Đặng Ngọc Hùng khuyến cáo, những người ăn chay cần ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Sử dụng các phương pháp chế biến như hấp, luộc, trộn thay vì chiên, xào, nướng để giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh lý liên quan. Nên ăn trứng, uống sữa được thì sẽ cân bằng protein tốt hơn cho cơ thể. Nếu cần thiết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để bổ sung một số vi chất, đặc biệt là B12, canxi, kẽm, sắt...
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, với tốc độ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 6-7%, tương đương với khoảng 7 triệu người đang sống chung với căn bệnh này. Đái tháo đường là một trong những...