Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa
Hiện nay, đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Khoảng 200.000 người tử vong/năm vì bệnh tim mạch
Mới đây, thông tin người mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44 do nhồi máu cơ tim khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, xót thương. Căn bệnh của diễn viên Đức Tiến mắc phải hiện đang rất phổ biến và có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm toàn cầu có 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch. Trong đó, nhồi máu cơ tim là cấp cứu khẩn, nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong là 50%.
Tại Việt Nam, mỗi năm khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong. Tỷ lệ này gấp đôi số người qua đời vì bệnh ung thư, và đây cũng là bệnh lý gây tử vong nhiều nhất hiện nay.
PGS.TS Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân đột quỵ.
Trên thực tế, nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ ảnh hưởng đến não, còn nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến tim.
Theo các chuyên gia y tế, nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch cấp tính nguy hiểm, là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim).
Video đang HOT
Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền – Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội cho hay, nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc một phần hoặc hoàn toàn một nhánh hoặc cả hai động mạch vành. Nếu nhẹ sẽ gây ra bệnh lý suy tim, tổn thương cơ tim, nếu nặng thì sẽ gây ra một cơn nhồi máu cơ tim cấp. Kết quả giải phẫu bệnh lý cũng cho thấy, có đến 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim đã tử vong trước khi đưa vào bệnh viện. Một số bệnh nhân vào viện cũng có thể có tỷ lệ tử vong lên rất cao.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, nhóm bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, từng bị tai biến mạch máu não hoặc có tiền căn nhồi máu cơ tim, tiền căn gia đình có người mắc bệnh động kinh có nguy cơ cao mắc bệnh lý về tim mạch.
Trong khi đó, đột quỵ xảy ra khi mạch máu đến não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, gây hủy hoại các vùng não do thiếu máu oxy.
Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000-225.000 ca đột quỵ, 50% trong số đó không thể qua khỏi. Hiện có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi từ 18-50. Đáng chú ý, tỷ lệ người trẻ dưới 40 tuổi mắc căn bệnh này, đang tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó số nam giới nhiều gấp 4 lần nữ.
Phòng tránh đột quỵ ở người trẻ
Lý giải nguyên nhân tỷ lệ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa và gia tăng, PGS.TS Đào Xuân Cơ – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do lối sống sinh hoạt không lành mạnh, trong đó thói quen về sinh hoạt, ăn uống, ít vận động; thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy; thức khuya nhiều là những nguyên nhân gây tỷ lệ người trẻ đột quỵ tăng cao.
Chuyên gia y tế cũng cảnh báo, khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu như đột ngột ngã quỵ, liệt nửa người, méo miệng, nuốt khó, nói khó, hôn mê… Đa số bệnh nhân đột quỵ sẽ bị xuất huyết não hoặc nhồi máu não khiến người bệnh hạn chế khả năng vận động, giao tiếp, thậm chí có thể nằm liệt giường. Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm, gây tàn phế hoặc khiến bệnh nhân tử vong.
Bệnh nhân cấp cứu tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân đột quỵ vào Trung tâm tăng qua các năm. Năm 2023, các bác sĩ tiếp nhận 13.228 người, tăng hơn 2.000 ca so với năm trước đó, khoảng 8% là người trẻ. Khoảng 20% bệnh nhân đến viện sớm trong “thời gian vàng”, tăng so với trước nhưng vẫn rất thấp so với thế giới.
Theo các chuyên gia y tế, có 2 dạng đột quỵ. Đó là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong đó dòng máu và oxy bị gián đoạn gây tổn thương mô não. Nhóm này chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ trong tổng số ca đột quỵ và 60% số ca đột quỵ gặp ở bệnh nhân dưới 50 tuổi.
Đột quỵ xuất huyết, máu rò rỉ ra khỏi mạch máu vào hoặc xung quanh não gây tổn thương mô não bên dưới (do tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não) chiếm khoảng 15% tổng số ca đột quỵ, nhưng chiếm 40% số ca đột quỵ ở bệnh nhân dưới 50 tuổi.
Hầu hết đột quỵ ở người trẻ liên quan đến yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh. Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.
Do đó, chuyên gia y tế khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người trẻ, mỗi người cần có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn mỡ, da động vật, gan, thức ăn nhanh. Tích cực tập luyện thể thao, hạn chế bia rượu và các chất kích thích. Đặc biệt, người trẻ không nên chủ quan nghĩ rằng bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, chủ động phòng tránh nguy cơ bệnh.
Nấu cà chua theo cách này, ngừa được cục máu đông gây đột quỵ
Nếu thích đưa cà chua vào các món ăn gia đình, bạn có thể đã giúp những người thân bị thừa cân, béo phì đẩy lùi một nguy cơ chết người.
Nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nutrients chỉ ra một cách nấu cà chua cực kỳ đơn giản có tác động ngoạn mục lên hoạt động của tiểu cầu, ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông.
Cục máu đông, tức huyết khối, thường gặp ở người thừa cân, béo phì. Huyết khối luôn đe dọa gây tắc nghẽn mạch máu, điều có thể dẫn đến đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Một món xào chứa cà chua soffritto của Tây Ban Nha - Ảnh minh họa từ Internet
Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu lớn ở Tây Ban Nha bao gồm Viện Nghiên cứu Y sinh Sant Pau, Viện Salud Carlos III, Đại học Barcelona... đã thí nghiệm trên hai nhóm tình nguyện viên được ăn chế độ ăn có bổ sung 100 g cà chua soffritto mỗi ngày hoặc không.
Sau 42 này, các chỉ số liên quan đến tiểu cầu, chức năng nội mô mạch máu, mỡ máu... được ghi nhận, cho thấy khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm.
Soffritto là một cách nấu rau củ khá phổ biến ở Tây Ban Nha và nhiều nước trên thế giới, sử dụng cà chua là phổ biến nhất, có thể thêm vào ớt chuông, hành tây....
Các nguyên liệu sẽ được xắt nhỏ sau đó đem xào hoặc om, có thể kèm gia vị, tạo nên một loại sốt sệt, khá giống cách người Việt tự làm sốt cà tại nhà.
Cà chua được chọn không chỉ vì nó phổ biến trong chế độ ăn Địa Trung Hải - và cả chế độ ăn của các quốc gia nhiệt đới như chúng ta - mà còn là nguồn cung cấp các hợp chất hoạt tính sinh học có khả năng chống oxy hóa, chống viêm.
Các hợp chất hoạt tính sinh học từ rau củ, trái cây từ lâu đã được chứng minh là giúp hệ mạch máu khỏe mạnh, ngừa đột quỵ... thông qua các nghiên cứu dạng thống kê, quan sát.
Cũng đã có các bằng chứng cho thấy việc nấu cà chua nói chung giúp tăng hiệu quả hoạt động các hợp chất tốt này, bao gồm nhóm carotenoid và phenolic; trong khi nếu chọn phương pháp xào, bạn còn giúp tăng hàm lượng polyphenol.
Trong nghiên cứu này, món cà chua xào thành sốt kiểu Tây Ban Nha đã chứng minh khả năng năng ngừa bệnh tim mạch nguyên phát bằng cách giảm kích hoạt tiểu cầu, điều có thể góp phần làm giảm tình trạng huyết khối chết người ở người thừa cân, béo phì.
Theo Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), thừa cân và béo phì là nguy cơ hang đầu gây tử vong toàn cầu. Đó cũng là nguyên nhân gây ra 44% gánh nặng bệnh tiểu đường, 23% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và 7-41% gánh nặng ung thư.
Bệnh tim mạch có xu hướng ngày càng trẻ hóa Theo thống kê từ Bộ Y tế, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm khoảng 1/4 tổng số ca tử vong ở nước ta. Hiện có khoảng 25% người Việt trưởng thành đang mắc bệnh tim mạch và đối tượng mắc ngày càng trẻ hóa. Hiện nay bệnh tim mạch đã lan rộng đến người...