Bến xe Miền Tây : “Gà đẻ trứng vàng” cũng giảm nửa lợi nhuận
Gần một tháng giãn cách xã hội, lợi nhuận quý II bến xe này đã hụt tới 48% so với cùng kỳ. Nhưng thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu WCS vẫn đạt gần 7.960 đồng trong nửa đầu năm.
Lợi nhuận thấp nhất trong 26 quý kinh doanh
Theo báo cáo tài chính quý II/2020 vừa công bố, Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (WCS) đạt 19 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý II, giảm 43,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm nhanh hơn tốc độ giảm của giá vốn ( gần 32%) khiến lợi nhuận gộp kỳ này giảm đến 53% xuống chỉ còn 8,5 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 53,8% xuống 44,5%.
Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tiền gửi, tiền cho vay) chỉ ở mức 3,7 tỷ đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 37% xuống 1,9 tỷ đồng.
Bến xe Miền Tây báo lãi sau thuế 8,8 tỷ đồng, giảm 48% so với quý II/2019.Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý thấp nhất của doanh nghiệp này kể từ quý I/2014 (7,96 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế của Bến xe Miền Tây từ quý I/2014. Đơn vị: Tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Bến xe Miền Tây đạt 51,7 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm đến 27% xuống còn 24,5 tỷ đồng và hoàn thành 45,7% kế hoạch năm 2020.
Video đang HOT
Thu nhập ròng trên mỗi cổ phần của Bến xe miền Tây các năm gần đây đều rất cao. Thậm chí, lợi nhuận đạt được trong năm 2019 còn đạt gần gấp đôi quy mô vốn điều lệ. Dù giảm một nửa lãi, thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu WCS vẫn đạt gần 7.960 đồng trong nửa đầu năm.
KQKD nửa đầu năm của Bến xe miền Tây – Đvi: Tỷ đồng
Hoạt động trong lĩnh vực vận tải, dịch vụ bến xe, doanh nghiệp này là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 khi Việt Nam áp dụng chính sách cách ly xã hội ngay đầu quý II. Thời điểm đó các doanh nghiệp vận tải phải tạm ngưng hoạt động làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh.
“Rủng rỉnh” tiền vẫn dè dặt đầu tư
Hết quý II, Bến xe Miền Tây có 297,5 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 3,57% so với số đầu năm. Lợi thế của Bến xe miền Tây là đang nắm giữ khoản tiền khá đồi dào gồm gần 40 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, 215 tỷ đồng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và đều là các khoản tiền gửi có kỳ hạn ở một số ngân hàng.
Tuy nhiên, 131,5 tỷ đồng trong số này sẽ sử dụng để trả cổ tức cho cổ đông. Khoản tiền này đang được ghi nhận là khoản phải trả ngắn hạn khác.
Nếu loại trừ khoản cổ tức trên, Bến xe miền Tây vẫn còn tới 123,5 tỷ đồng các khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tương đương 74% tổng tài sản.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, công ty sẽ trả cổ tức cho năm 2019 bằng tiền với tổng tỷ lệ 519%. Ngày 17/7, đơn vị này chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền tỷ lệ 258%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 25.800 đồng. Thời gian thanh toán 31/7/2020.
Ngoài dành phần lớn lợi nhuận kiếm được để thanh toán cổ tức, Bến xe miền Tây đặt kế hoạch chi 23 tỷ đồng để đầu tư xây dưng cơ bản trong năm 2020. Tuy nhiên, gần một nửa trong số này là các dự án chuyển tiếp do chưa thực hiện được trong năm 2019 theo kế hoạch, như dự án trạm cấp khí gas CNG, lập quy hoạch 1/500 dự án bến xe miền Tây hiện hữu, mua phần mềm hay đầu tư hệ thống quản lý…
Vì sao tăng vốn mạnh gấp 3 lần nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Thiết bị Y tế Việt Mỹ lại giảm?
Năm 2020, AMV lên kế hoạch tăng vốn gấp 3 nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu lại giảm.
Đại hội đồng cổ đông vừa qua của CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) đã thông qua kế hoạch năm 2020 với doanh thu tăng 45% lên 750 tỷ, lợi nhuận sau thuế tăng 10% lên 245 tỷ đồng. Mặc dù tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu theo kế hoạch năm 2020 giảm so với năm 2019.
Cùng với đó, AMV cũng lên kế hoạch phát hành hơn 91 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ vào năm 2020-2021. Theo đó, công ty sẽ thực hiện chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu gần 38 triệu cổ phần và phát hành trả cổ tức hơn 15 đơn vị (tỷ lệ 40%). Vốn điều lệ dự kiến sau phát hành gần 1.291 tỷ đồng, gấp 3 lần vốn hiện tại.
Tại ĐHĐCĐ mới đây, HĐQT cũng trình kế hoạch chuyển sàn giao dịch từ HNX sang HoSE, thời gian thực hiện 2020-2021.
Lý giải vì sao kế hoạch năm 2020 tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu giảm so với năm 2019, đại diện AMV cho biết do cơ cấu doanh thu có sự thay đổi.
Cụ thể, năm 2018, 2019 doanh thu của công ty chủ yếu từ việc kinh doanh thương mại, mua bán máy móc thiết bị y tế nên tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cao.
Còn từ năm 2020 trong cơ cấu doanh thu sẽ có doanh thu từ mảng dịch vụ như doanh thu từ các trung tâm xét nghiệm, trung tâm IVF... Các mảng dịch vụ này sẽ có tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thấp hơn mảng thương mại nhưng lại là nguồn thu ổn định lâu dài.
Ngoài ra, kế hoạch năm 2020 chưa tính đến việc tăng vốn. Hiện AMV đang triển khai các hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực trung tâm xét nghiệm, trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn (IVF), trung tâm xử lý rác thải y tế tập trung, mua bán máy móc thiết bị y tế...
Công ty đã làm mô hình mẫu tại tỉnh Phú Thọ và đang triển khai tại Nghệ An, Ninh Bình, Khánh Hoà. Do đó, ban lãnh đạo AMV tin rằng doanh thu và lợi nhuận của những năm tiếp theo sẽ tăng theo mức vốn mới.
Về kế hoạch trả cổ tức 60% (40% bằng cổ phiếu và 20% bằng tiền mặt) nhưng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vẫn còn dư, ban lãnh đạo cho biết, phần còn lại sẽ được dùng để tái đầu tư.
LienVietPostBank sẽ niêm yết HoSE trong năm nay, trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% Năm 2020, LienVietPostBank lên kế hoạch kinh doanh theo hướng thận trọng. Dự kiến lợi nhuận năm 2020 đạt 1.700 tỷ đồng. Ngày 25/6/2020, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2020 với nhiều nội dung quan trọng về định hướng hoạt động của Ngân hàng trong năm 2020. Trên cơ sở tình hình...