Bên trong trung tâm theo dõi hạt nhân Triều Tiên ở Mỹ
Khi cả thế giới hồi hộp dõi theo hành động quân sự tiếp theo của triều Tiên, ở nửa kia trái đất, một cơ sở bí mật của Không quân Mỹ tiếp tục theo dõi liệu Bình Nhưỡng có chuẩn bị thử hạt nhân lần 6 hay không.
Bên trong trung tâm theo dõi hạt nhân toàn thế giới của Mỹ ở Florida. (Ảnh: Không quân Mỹ)
Đó là Trung tâm ứng dụng kỹ thuật không quân (AFTAC) đặt tại căn cứ không quân Patrick ở Florida, đơn vị làm nhiệm vụ vận hành và duy trì Hệ thống phát hiện năng lượng nguyên tử Mỹ.
Hoạt động trên tất cả các châu lục, mạng lưới giám sát 3 tỷ USD với hơn 3.600 cảm biến công nghệ cao cho phép phát hiện các vụ nổ hạt nhân trong lòng đất, dưới mặt nước hay trên không trung.
Trụ sở 158 triệu USD của AFTAC được mở vào tháng 3/2014. Bên trong trụ sở này, các nhân viên kỹ thuật điều hành một loạt phòng vô trùng và một phòng thí nghiệm hóa học phóng xạ gần 3.500 m2.
Video đang HOT
Hình ảnh mô phỏng trụ sở AFTAC. (Ảnh: Cckservices)
“AFTAC và đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng 24/7 cho dù bất cứ việc gì xảy ra trên thế giới, trong hoàn cảnh như thế nào”, Trung tá Ehren Carl, chỉ huy Đội giám sát kỹ thuật, cho biết.
AFTAC là đơn vị duy nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ làm nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các hiệp ước quốc tế về cấm thử hạt nhân. Với hơn 1.000 nhân viên và các cơ sở vận hành trên khắp thế giới, các phát hiện của AFTAC có thể được trình lên tổng thống, ví dụ các báo cáo liên quan đến vụ thử hạt nhân lần 4 và 5 của Triều Tiên vào tháng 1 và tháng 9 năm ngoái.
Trụ sở AFTAC đặt tại căn cứ không quân Patrick ở Florida. (Ảnh: Cckservices)
Theo ông Carl, khi có một sự việc cần xác định, đội ngũ của AFTAC sẽ cùng phối hợp và đưa ra đánh giá, phân tích trình lãnh đạo quốc gia chỉ trong vài giờ đồng hồ.
AFTAC sử dụng máy bay “săn hạt nhân” WC-135 Constant Phoenix để thu thập các mẫu không khí xác định liệu có phóng xạ hạt nhân hay không. Hồi đầu tháng này, một trong các máy bay loại này của Mỹ đã được điều đến căn cứ Kadena ở Okinawa (Nhật Bản). Máy bay này hôm qua đã thực hiện chuyến xuất kích khẩn cấp tới bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng được cho là sắp thử hạt nhân lần 6, hãng tin Yonhap cho biết.
Năm 2016 là năm đầu tiên kể từ năm 1998, AFTAC phải phân tích, xử lý dữ liệu với 2 vụ thử hạt nhân ở Triều Tiên. Năm ngoái, AFTAC cũng phát hiện và phân loại khoảng 700.000 hiện tượng tự nhiên từ sét đánh cho đến động đất, núi lửa phun trào.
Minh Phương
Theo USA Today
Mỹ từ bỏ kế hoạch quân sự nhằm vào Triều Tiên ở phút chót
Yonhap dẫn nguồn tin từ CNN ngày 18/4 cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cân nhắc các hành động quân sự nhằm vào Triều Tiên trong vòng hơn 1 tháng để phòng khi Tổng thống Donald Trump quyết định có biện pháp mạnh với Triều Tiên.
Hạm đội tàu chiến Mỹ. (Ảnh: US Navy)
CNN cũng dẫn lời một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ cho biết, giới chức Lầu Năm Góc thuộc cả lĩnh vực quân sự và dân sự đã xét đến tính khả thi của các hành động quân sự nhằm vào Triều Tiên. Lầu Năm Góc đã tính đến "mọi phương án hành động", trong đó bao gồm cả việc cập nhật thông tin phân tích liệu Triều Tiên sẽ đáp trả thế nào nếu Mỹ dùng hành động quân sự với họ.
Tuy nhiên, quan chức giấu tên trên nhấn mạnh, quá trình cân nhắc các hành động quân sự cuối cùng đã không làm thay đổi ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump rằng cần theo đuổi một giải pháp ngoại giao hòa bình. Đó là lý do tại sao hiện tại Mỹ không có kế hoạch tấn công phủ đầu Triều Tiên.
Ngoài ra, theo CNN, quân đội Mỹ dự định tiến hành các bài thử khả năng phòng thủ tên lửa vào tháng tới để đảm bảo phòng thủ trước bất cứ cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng nào từ Triều Tiên.
Theo giới chức quốc phòng Mỹ, một trong những hành động sẽ là phóng thử tên lửa cải tiến SM từ một tàu hải quân. Các vụ thử sẽ được tiến hành tại Thái Bình Dương bởi khu vực này đủ rộng, phù hợp với các vụ phóng tên lửa. Một cuộc thử nghiệm khác cũng sẽ được tiến hành vào cuối tháng 5 tới tại Thái Bình Dương để kiểm tra khả năng Mỹ bắn hạ một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên. Mỹ sẽ sử dụng các tên lửa đánh chặn tầm xa từ các căn cứ không quân tại Alaska và California, với mục tiêu bắn hạ các tên lửa đe dọa bay qua khu vực biển Thái Bình Dương. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, chương trình này đã tồn tại hơn một thập kỷ qua nhưng chỉ có một nửa số cuộc thử nghiệm đã thành công.
Căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây có xu hướng leo thang khi Triều Tiên phát tín hiệu chuẩn bị thử hạt nhân lần 6 bất cứ lúc nào. Mỹ đã điều một biên đội tàu chiến hướng về tây Thái Bình Dương và dự kiến sẽ áp sát bán đảo Triều Tiên. Động thái này làm dấy lên đồn đoán rằng, Mỹ sẵn sàng tấn công phủ đầu nếu Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện quan điểm cứng rắn với Triều Tiên. Mới đây, ông tuyên bố, Mỹ sẵn sàng tự giải quyết vấn đề Triều Tiên mà không cần đến Trung Quốc. Chính quyền của ông cũng nói, vụ tấn công tên lửa nhằm vào Syria hồi đầu tháng này là lời cảnh báo dành cho Triều Tiên rằng Mỹ sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào nếu Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa đạn đạo gây tranh cãi.
Minh Phương
Theo Y onhap
Trump trao CIA quyền tấn công bằng máy bay không người lái Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) dưới thời Trump có quyền thực hiện các vụ tấn công phiến quân tình nghi bằng máy bay không người lái. Máy bay không người lái Predator của Mỹ. Ảnh: Reuters Động thái của Tổng thống Donald Trump có thể là sự thay đổi chính sách so với cựu tổng thống Barack Obama về việc...