Bên trong thư viện độc đáo của đại học hàng đầu thế giới
Từng nổi tiếng với hình ảnh Harvard 4h30 sáng, thư viện của đại học hàng đầu thế giới là nơi chứng kiến rất nhiều nhân tài học tập để thay đổi bản thân và xã hội.
ĐH Harvard có 76 thư viện với hơn 18 triệu đầu sách. Đây là hệ thống thư viện lâu đời nhất ở Mỹ và là thư viện đại học lớn nhất, hệ thống thư viện tư thục lớn nhất thế giới. Ảnh: Flickr.
Hệ thống thư viện Harvard được xây dựng dựa trên tiền hiến tặng của nhiều người qua các thời kỳ, trong đó có John Harvard và Eleanor Elkins Widener. Ảnh: Harvard Gazette.
Các thư viện của Harvard nằm cả bên trong lẫn ngoài khuôn viên trường. Bên cạnh thư viện lớn, chung, các trường thành viên, khoa còn có thư viện riêng, phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu theo chuyên ngành. Ảnh: Flickr.
Trừ một số thư viện mở cửa 24 giờ, hầu hết thư viện của trường đại học hàng đầu thế giới này quy định cụ thể về giờ đóng, mở cửa. Ảnh: Flickr.
Video đang HOT
Harvard có riêng trang để giới thiệu, quản lý thư viện. Sinh viên có thể kiểm tra giờ hoạt động, cũng như chỗ trống, đầu sách thông qua trang web này. Ảnh: Harvard Gazette.
Thực tế, chương trình học của Harvard không nhiều. Sinh viên phải dành phần lớn thời gian tự học và thư viện là nơi quan trọng nhất để họ tích lũy kiến thức trong 4 năm theo học tại đây. Ảnh: Harvard Gazette.
Bên cạnh số lượng đầu sách phong phú, thư viện Harvard còn nổi tiếng nhờ kiến trúc độc đáo, cổ kính, không gian rộng và nội thất sang trọng. Ảnh: Flickr.
Đặc biệt, thư viện Widener được xem là một trong những điểm thú vị nhất về Harvard. 4 trong số 10 tầng của tòa nhà thư viện tưởng nhớ Harry Elkins Widener nằm dưới lòng đất. Ảnh: Harvard Gazette.
Theo Zing
Nhiều trường chưa chi hết số tiền được đầu tư cho thư viện
Nhiều trường thường chỉ tổ chức mua 1 đợt trong năm học nên không cập nhật được các sách, tài liệu mới. Đây là một trong những thực trạng kìm hãm sự phát triển của văn hóa đọc trong các nhà trường.
Tại hội nghị triển khai công tác thư viện các trường phổ thông năm học 2018 - 2019, bà Bùi Thị Minh Nga, Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT Hà Nội) báo cáo tổng kết công tác thư viện trường học năm học vừa qua và chỉ ra những tồn tại.
Theo bà Nga, ở nhiều trường trên địa bàn Hà Nội, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn như diện tích thư viện quá nhỏ, tường thấm dột, nóng, hệ thống thiết bị nghe nhìn cũ, máy tính chậm. Cá biệt có trường thiếu phòng học nên lấy luôn thư viện làm lớp học cho học sinh.
Một số trường bố trí thư viện ở tầng cao, nơi khuất nẻo, không thu hút được học sinh.
Bên cạnh đó, nhiều nhân viên thư viện chưa chủ động trong việc tham mưu công tác quản lý thư viện cho Ban giám hiệu nên công tác quản lý còn lúng túng, khó chỉ đạo hoạt động thư viện hiệu quả dẫn đến tình trạng chi chưa đủ kinh phí cho thư viện (từ 2-3% định mức ngân sách chi thường xuyên).
"Từ đó dẫn đến chuyện chưa bổ sung được nhiều đầu sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, sách nghiệp vụ cũng không phong phú. Nhiều trường thường chỉ tổ chức mua 1 đợt trong năm học nên không cập nhật được các sách, tài liệu mới; do đặc điểm địa lý xa trung tâm, công tác bổ sung tài liệu không phổ biến, không được cập nhật danh mục mới thường xuyên của các nhà xuất bản; cách bài trí chưa phù hợp dẫn đến không gian thư viện chưa cuốn hút giáo viên và học sinh,...", bà Nga cho hay.
Một khó khăn khác là một số nhân viên từ các ngạch khác chuyển sang nên công tác xử lý nghiệp vụ chưa chuẩn, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động mang tính chuyên sâu, lan tỏa.
"Lúng túng trong việc xây dựng danh mục tài liệu theo môn loại/giá sách, gây khó khăn cho việc tìm kiếm tài liệu", bà Nga đưa dẫn chứng.
Thậm chí, có các trường đăng ký lại danh hiệu nhưng khi đoàn công tác đi kiểm tra xác suất nhận thấy hoạt động duy trì còn hạn chế, mức đầu tư gần như dừng lại.
Nhìn chung, theo đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội hoạt động thư viện trường học của khối THPT chưa thực sự hiệu quả như khối Tiểu học và THCS.
Mức hỗ trợ tiền tiết thư viện cho nhân viện thư viện so với giáo viên đứng tiết buổi 2 còn thấp.
Để khắc phục những điều này trong năm học 2018-2019, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị tích cực xây dựng nguồn tài nguyên trong thư viện, thường xuyên bổ sung tài liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng, phong phú về chủng loại, cân đối về thành phần, với các loại hình tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử, kho học liệu phong phú, phù hợp từng cấp học.
Sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn kinh phí cho công tác thư viện (đầu tư cho thư viện và tổ chức các hoạt động thư viện từ ngân sách và nguồn xã hội hóa đảm bảo từ 2% đến 3% định mức ngân sách thành phố cấp/1 học sinh) nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Ngoài ra, bố trí thời khóa biểu để học sinh học 2 buổi/ngày có ít nhất 1 tiết thư viện/1 tuần. Học sinh học 1 buổi/ngày được tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài liệu có trong thư viện vào đầu và cuối buổi học, giờ ra chơi.
Giáo viên cần tích cực đọc sách báo, tài liệu
Sở cũng yêu cầu đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện nhằm tạo môi trường thuận lợi giúp học sinh tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức phục vụ, phù hợp với điều kiện của các nhà trường như: thư viện lưu động, túi/giỏ sách lưu động, thư viện lớp, thư viện xanh, xây dựng thư viện thân thiện với các góc hoạt động hiệu quả, phục vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà.
Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy năng lực, tận dụng các nguồn thông tin ngoài SGK, nhất là thông tin từ sách báo, từ nguồn tài liệu trong thư viện để nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh đọc các tài liệu in và tài liệu kỹ thuật số, rèn luyện kỹ năng đọc, năng lực học tập suốt đời. Giáo viên tích cực đọc sách báo, tài liệu, làm gương về tinh thần tự học và sáng tạo để tăng cường hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh đọc sách.
Thành lập các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ yêu sách, STEM... với tổ chức linh hoạt, chương trình và hình thức hoạt động đa dạng, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Quan tâm đánh giá học sinh thông qua các dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kĩ thuật... thay cho các bài kiểm tra.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến lưu ý các đơn vị trường học cần bố trí thư viện ở vị trí thuận lợi; mở rộng không gian thư viện và tổ chức các hình thức thư viện lưu động giúp người đọc tiếp cận với sách dễ dàng. "Cần tránh tình trạng không đầu tư và hoạt động thư viện kém hiệu quả sau khi được công nhận danh hiệu thư viện".
Thanh Hùng
Theo vietnamnet.vn
Sinh viên Trung Quốc ngồi học chật kín thư viện dù đã được nghỉ Tết từ vài ngày trước Kỳ nghỉ Tết đã bắt đầu từ vài ngày trước nhưng thư viện trường Đại học ở Trung Quốc vẫn chật kín sinh viên ngồi học. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2019 của sinh viên đã chính thức bắt đầu từ mấy ngày hôm nay. Các bạn sinh viên sau khi kết thúc buổi học cuối cùng của học kỳ I đã khăn...