Bên trong ‘thị trấn ma’ nguy hiểm nhất thế giới
Thị trấn ở Australia đã phải bị xoá khỏi bản đồ và “giấu” đi để không ai có thể tìm thấy nó.
Thị trấn Wittenoom được đặt biển cảnh báo là khu vực nguy hiểm vì có chất độc Amiăng. Ảnh: The Sun
Thị trấn khai thác mỏ Wittenoom, Australia có diện tích 50.000 ha được biết đến là nơi bị ô nhiễm nặng nề vì chất độc Amiăng. Nơi đây vẫn có người sinh sống bất chấp những cảnh báo liên tục và hàng nghìn người tử vong. Cho đến tháng 5/2022, những cư dân cuối cùng buộc phải rời đi vì lo ngại về an toàn đã ở mức quá nghiêm trọng.
Vào năm 1943, Wittenoom – địa điểm trung tâm về bất động sản và cũng là giấc mơ của các nhà phát triển bất động sản. Về sau, khi việc khai thác Amiăng xanh dần trở nên phát triển và trở thành một ngành công nghiệp bùng nổ, hàng nghìn gia đình đã đổ xô đến khu vực này để làm việc.
Tuy nhiên, chính điều tạo nên sức hấp dẫn cho Wittenoom đó lại là thứ dần giết chết họ mỗi ngày. Amiăng là một chất khoáng được tìm thấy trong quá trình khai thác mỏ. Nó được làm từ các loại sợi tự nhiên có khả năng chống cháy, nhiệt và điện, thậm chí có thể hấp thụ âm thanh. Đây là lý do tại sao vật liệu này bắt đầu được sử dụng trong xây dựng nhà ở để cách nhiệt.
Sự nguy hiểm của Amiăng cũng được phát hiện từ rất sớm, khi chính phủ Anh tuyên bố cấm Amiăng xanh và nâu vào năm 1985. Và đến năm 1999, nước này chính thức cấm tất cả các loại Amiăng (xanh lam, nâu, xám, xanh lục, trắng…) vì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nó có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư thực quản, buồng trứng, và cả ung thư trung biểu mô ác tính…
Tại Wittenoom, đã có hơn 2.000 công nhân và người dân chết vì loại sợi sát thủ này và buộc các mỏ phải đóng cửa vào năm 1996. Cũng như Chernobyl – nơi bị ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng sau thảm hoạ hạt nhân những năm 1980, không khí ở Wittenoom cũng vẫn còn ô nhiễm và độc hại cho đến tận ngày nay.
Amiăng – chất độc gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm chết người. Ảnh: The Sun
Chính quyền Australia lo lắng về thảm họa tương tự như Chernobyl thứ hai đến mức họ phá bỏ bất cứ thứ gì có thể hướng mọi người đến nơi nguy hiểm này. Nó đã bị gỡ bỏ khỏi tất cả các bản đồ trong nước, các biển báo đường bộ bị tháo và thay bằng biển cảnh báo nhằm ngăn cản mọi người đến thăm. Tất cả các con đường dẫn đến Wittenoom đều đã bị phong tỏa và không một dấu vết nào có thể được nhìn thấy ở Australia về thị trấn chết chóc này. Ngoài ra, chính phủ còn phá dỡ các tòa nhà và niêm phong các mỏ, ngắt kết nối với lưới điện quốc gia.
Theo báo cáo vào những năm 1980, có đến ba triệu tấn Amiăng vẫn bay trong không khí và việc dọn dẹp thị trấn để nó hoàn toàn an toàn sẽ tiêu tốn tới 20 triệu bảng Anh. Các quan chức đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng rằng việc tiếp xúc với chỉ một sợi Amiăng đã “có thể gây tử vong” và tuyên bố thị trấn sẽ không bao giờ an toàn cho bất kỳ con người nào sinh sống nữa.
Video đang HOT
Tháng 12/2006, chính quyền Tây Úc tuyên bố chính thức xoá sổ thị trấn Wittenoom. Cũng kể từ đó thị trấn đã phải đóng cửa hoàn toàn dù người dân phản đối việc bị cưỡng chế di dời.
Bất chấp những cảnh báo lặp đi lặp lại và những mối nguy hiểm rõ ràng đã được chỉ ra, một số người dân địa phương vẫn quyết định cố gắng ở lại, nhưng rồi họ cũng phải ra đi.
Chỉ có sáu người vẫn còn ở thị trấn vào năm 2015, giảm xuống còn bốn vào năm 2016 và chỉ còn hai vào năm 2020.
Lorraine Thomas là người phụ nữ cuối cùng bám trụ ở Wittenoom và ở lại rất lâu vì cảm thấy cả cuộc đời mình đã gửi gắm ở đó, chồng bà cũng được chôn trong nghĩa trang tại thị trấn này. Cuối cùng bà Lorraine cũng chịu thu dọn hành lý và chính thức rời đi vào tháng 5/2022.
Giờ đây, Wittenhoom đã trở thành điểm thu hút bất ngờ với những khách du lịch có thể săn lùng ra nó. Trên nền tảng mạng xã hội, hàng trăm bức ảnh trực tuyến đã được đăng tải về những người lang thang trong “ thị trấn ma” rồi tạo dáng trước các biển cảnh báo, mặc kệ những cảnh báo nguy hiểm vẫn chưa bao giờ chấm dứt.
Không khí độc hại từ Amiăng xanh lam do hoạt động khai thác mỏ ở thị trấn gây ra. Ảnh: afetyline.wa.gov.au
Khung cảnh hoang tàn của thị trấn Wittenoom hiện tại. Ảnh: The Sun
Thị trấn Wittenoom xinh đẹp ngày nay trở thành điểm thu hút khách du lịch, bất chấp những cảnh báo nghiêm khắc từ chính phủ về sự nguy hiểm của nó. Ảnh: Getty Images
Vào những năm 80, việc dọn dẹp thị trấn Wittenoom tiêu tốn tới 20 triệu bảng. Ảnh: The Sun
Chính phủ Australia đã gỡ bỏ các biển báo giao thông, đóng cửa các con đường tới thị trấn Wittenoom và xoá khỏi bản đồ để không ai có thể tìm thấy nó. Ảnh: Getty Images
Thị trấn Wittenoom giờ đây đã bị bỏ hoang và mọi thứ đã mục nát, nhưng những người từng làm việc hoặc sống trong khu vực này vẫn phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp sau nhiều thập kỷ rời đi. Ảnh: Reuters
Từ khi mọi người rời đi, những ngôi nhà đều bỏ hoang và Wittenoom trở thành một “thị trấn ma”. Ảnh: The Sun
Hàng trăm xe tăng của Anh chứa chất độc hại amiăng
Theo tờ The Times, Bộ trưởng Mua sắm Quốc phòng Anh James Cartlidge cho biết xe tăng Challenger 2 và nhiều phương tiện khác của quân đội Anh có thể chứa amiăng - một chất nguy hiểm có thể gây tổn thương phổi không thể phục hồi.
Xe tăng Challenger 2 của Anh. Ảnh: AFP
Vật liệu có chứa amiăng (ACM) có thể xuất hiện trong 2.699 thiết bị quân sự của Anh. Thông tin này dựa trên lá thư mà ông Cartlidge gửi Công đảng.
Cụ thể, các phương tiện có khả năng nhiễm amiăng gồm 324 xe tăng Challenger 2; 765 xe bọc thép chở quân Bulldog; 75 xe bọc thép sửa chữa và phục hồi Challenger; 11 xe bọc thép Fuch; 14 trực thăng trinh sát Gazelle; 31 xe kéo cơ động cao; 841 xe Pinzgauer; 64 xe bọc thép Stormer; 540 xe chiến đấu bộ binh Warrior và 34 máy bay trực thăng Wildcat.
Một số phương tiện như Challenger 2, Bulldog và Stormer đã được Anh cung cấp cho Ukraine.
The Times cho biết danh sách này bao gồm toàn bộ kho thiết bị có thể chứa amiăng, còn số lượng những phương tiện đang được quân đội vận hành vào thời điểm hiện tại thì thấp hơn nhiều.
Amiăng là một loại vật liệu tự nhiên được sử dụng để sản xuất xe tăng, máy bay và tàu thuyền trong suốt thế kỷ 20. Chất này gây nguy hiểm cho sức khỏe vì nó phân hủy thành các sợi nhỏ có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi khi tiếp xúc kéo dài.
Chất độc hại này có liên quan đến một số dạng ung thư phổi, sẹo nghiêm trọng ở phổi (bệnh bụi phổi amiăng), dày màng phổi và các bệnh khác. Các biến chứng do tiếp xúc với amiăng có thể xảy ra nhiều năm sau khi phơi nhiễm.
Nghị sĩ Công đảng John Healey nói với The Times: "Quy mô amiăng trong thiết bị của quân đội Anh là một mối lo ngại nghiêm trọng". Ông cáo buộc rằng các lực lượng vũ trang Anh buộc phải dựa vào các thiết bị cũ kỹ và có nhiều amiăng vì những thiếu sót của đảng Bảo thủ cầm quyền và đảng này đã không khắc phục được hệ thống mua sắm quốc phòng của Anh.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh đã lên tiếng trấn an: "Chúng tôi đang có các kế hoạch để loại bỏ amiăng trong thiết bị càng sớm càng tốt, đồng thời thực hiện đánh giá rủi ro để giữ an toàn cho người dân". Ông nói rằng phần lớn thiết bị được đề cập trong thư của ông Cartlidge đã ngừng hoạt động, được chứng minh là an toàn hoặc đã thay thế vật liệu chứa amiăng.
Ukraine đã nhận được 14 xe tăng Challenger 2 từ Anh. Những chiếc xe tăng Challenger 2 xuất hiện lần đầu trên tiền tuyến vào đầu tháng 9. Theo thông tin của Nga, hai chiếc Challenger 2 đã bị phá hủy, trong khi Anh xác nhận mất một chiếc.
Challenger 2, được đưa vào phục vụ trong quân đội Anh năm 1998, đang trải qua chương trình kéo dài tuổi thọ để kéo dài thời gian phục vụ cho đến năm 2035. Nhờ hiệu quả trong chiến đấu, xe tăng này đã đóng vai trò trong nhiều cuộc xung đột khác nhau, bao gồm cả các hoạt động ở Iraq.
Trong khi đó, Anh đang đẩy nhanh đưa xe tăng Challenger 3 vào sử dụng trong sau khi Nga phá hủy chiếc xe tăng Challenger 2 đầu tiên mà nước này viện trợ cho Ukraine.
Anh sẽ đưa vào sử dụng xe tăng Challenger 3 vào năm 2025 thay vì dự kiến ban đầu là năm 2027. Hiện tại, lô thân xe tăng Challenger 2 đầu tiên đang được nâng cấp lên cấp độ Challenger 3.
Trung đoàn xe tăng Hoàng gia Anh dự kiến nhận chiếc Challenger 3 đầu tiên vào đầu năm 2025. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Anh có kế hoạch nâng cấp 147 xe tăng.
Chi phí của chương trình Challenger 3 ước tính khoảng 1,2 tỷ USD và chi phí cho một chiếc xe tăng là 5 triệu USD.
Mỹ cảnh báo nhiễm độc hóa chất sau thảm họa cháy rừng Hawaii Theo các quan chức y tế Mỹ, thảm họa cháy rừng ở đảo Maui thuộc bang Hawaii đã khiến nguồn nước và đất đai tại đó bị nhiễm độc nghiêm trọng. Tờ Bưu điện New York dẫn lời các quan chức y tế bang Hawaii hôm 15/8 cho biết, tro bụi từ hàng nghìn ngôi nhà bị thiêu rụi trong thảm họa cháy...