‘Thị trấn ma’ có 260 siêu biệt thự bỏ hoang, bị biến thành nơi chăn thả gia súc
Sau nhiều năm bị bỏ hoang, ‘ thị trấn ma’ có 260 căn siêu biệt thự ở thành phố Thẩm Dương của Trung Quốc đã bị biến thành nơi canh tác và chăn thả gia súc của nông dân.
Ở ngoại ô thành phố Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc có một dự án xây dựng bí ẩn mang tên State Guest Mansions. Đây là khu phức hợp bất động sản có 260 biệt thự sang trọng, nhưng tất cả đã bị bỏ hoang suốt nhiều năm qua.
Theo trang Oddity Central, câu chuyện về dự án State Guest Mansions được bắt đầu vào năm 2010, thời điểm hoạt động kinh doanh bất động sản ở Trung Quốc bùng nổ.
Tập đoàn bất động sản Greenland đã mua khoảng đất rộng lớn để xây dựng thành nơi nghỉ dưỡng.
Từ đây, 260 biệt thự mang phong cách sang trọng châu Âu dần được hình thành. Tại nhiều căn, sàn nhà đã được lát đá cẩm thạch, và đèn chùm mạ vàng cũng đã được treo lên trần nhà. Tuy nhiên, dự án bất ngờ bị dừng lại vào năm 2018. Nơi đây trở thành “thị trấn ma” kể từ đó.
Tập đoàn Greenland chưa từng đưa ra tuyên bố chính thức về số phận của State Guest Mansions, cũng như lý do dự án bị bỏ dở. Theo người dân địa phương, nguyên nhân có thể là do tham nhũng.
Những căn biệt thự sang trọng dần dần bị thiên nhiên xâm chiếm. Những người nông dân có thể thoải mái ra vào, thậm chí tận dụng không gian để khai hoang. Đàn gia súc được chăn thả ngay trong các biệt thự, hoặc bãi đỗ xe. Nhiều người vì tò mò còn tới khám phá và quay phim về “thị trấn ma”.
Tờ Business Insider cho hay, theo thống kê vào năm 2020, Trung Quốc có khoảng 65 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang.
Australia chi 100 triệu USD cải thiện chất lượng nước tại rạn san hô Great Barrier
Chính phủ Australia ngày 20/4 đã công bố khoản tài trợ cho một chương trình mới nhằm nâng cao chất lượng nước tại rạn san hô Great Barrier.
Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi Queensland, Australia, ngày 7/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Môi trường và Nước Australia Tanya Pliberse cho biết Chính phủ sẽ chi 150 triệu đô la Australia (AUD - 100 triệu USD) cho việc phục hồi đất ở các lưu vực đang đẩy một lượng lớn trầm tích vào các con sông chảy vào rạn san hô mang tính biểu tượng này. Khoản kinh phí này là một phần trong ngân sách 1,2 tỷ AUD dành cho việc bảo vệ rạn san hô được chính phủ thông báo trước đó.
Các dự án được hỗ trợ sẽ gồm làm rào chắn, xây dựng các công trình nhằm cải tạo bờ sông, trồng lại cây xanh và quản lý việc chăn thả gia súc. Ngoài việc cải thiện chất lượng nước ở rạn san hô, các dự án cũng sẽ khôi phục môi trường sống và cải thiện khả năng hấp thụ carbon.
Theo bà Pliberse, một trong những điều mang tính biểu tượng nhất của rạn san hô Great Barrier là làn nước trong vắt như pha lê chảy qua. Tuy nhiên, làn nước mang tính biểu tượng này và bản thân rạn san hô Great Barrier đang bị đe dọa từ trầm tích và các dòng chảy khác đổ vào. Chất lượng nước kém khiến san hô không thể tái sinh, làm chết cỏ biển và cản trở khả năng tiếp cận ánh sáng Mặt Trời - vốn rất cần thiết cho một rạn san hô khỏe mạnh.
Trải dài khoảng 2.400km ngoài khơi bờ biển bang Queensland của Australia, Great Barrier là quần thể san hô lớn nhất thế giới, mỗi năm thu về khoảng 4,8 tỷ USD cho ngành du lịch Australia trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, quần thể san hô này đang bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 2022, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến nghị đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm.
Phiến quân Boko Haram sát hại nhiều người ở Đông Bắc Nigeria Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 26/12, lực lượng dân quân địa phương Nigeria cho biết nhóm phiến quân Boko Haram đã sát hại 17 người chăn thả gia súc để cướp gia súc ở bang Borno, miền Đông Bắc nước này. Binh sĩ quân đội Nigeria trong chiến dịch truy quét phiến quân Boko Haram tại Goniri, Nigeria. Ảnh tư...