Bên trong thế giới tiền mã hóa ở Afghanistan
Trong bối cảnh nền kinh tế tiền mặt của đất nước đang sụp đổ, tiền mã hóa được người dân Afghanistan quan tâm hơn bao giờ hết.
Nhiều người tìm đến tiền ảo như một cách bảo vệ tài sản
Theo CNBC, khi nội tệ chạm mức thấp kỷ lục và các ngân hàng trên toàn quốc sắp đóng cửa, Farhan Hotak chỉ còn hy vọng vào tiền ảo. Ở tuổi 22, anh vừa làm vlog tường thuật tình hình tại Afghanistan cho cộng đồng Instagram, vừa theo dõi danh mục đầu tư tiền ảo của mình trên sàn Binance mỗi ngày. Anh cho biết: “Ở Afghanistan, chúng tôi không có các nền tảng như PayPal, Venmo hay Zelle, vì vậy tôi phải phụ thuộc vào những thứ khác”.
Nền kinh tế Afghanistan chủ yếu dựa vào tiền mặt nên Hotak không thể lấy tiền ảo để mua thức ăn mỗi ngày. Dù vậy, anh yên tâm rằng tài sản của anh vẫn được bảo toàn trước sự bất ổn kinh tế ở quê nhà.
Farhan Hotak làm vlog và đầu tư tiền ảo
Tiền ảo cũng mang đến nhiều điều hứa hẹn hơn: người sở hữu tiền ảo có thể tiếp cận nền kinh tế toàn cầu dù đang ở Afghanistan, tiền ảo là biện pháp chống lạm phát, giúp nhiều người có cơ hội đặt cược vào tương lai.
Hotak tâm sự: “Tôi có nguồn lực vô cùng hạn chế. Tôi quan tâm đến tiền mã hóa vì chúng giúp tôi kiếm được nhiều tiền và cho tôi nhìn thấy tiềm năng của bản thân”.
Khủng hoảng tiền mặt
Kịch bản xấu nhất đang xảy ra đối với người dân Afghanistan: thiếu tiền mặt trên toàn quốc, biên giới đóng cửa, đồng tiền lao dốc, giá hàng hóa cơ bản tăng nhanh.
Nhiều ngân hàng buộc phải đóng cửa sau khi hết tiền mặt trong tuần này. Trên mạng lan truyền ảnh chụp hàng trăm người dân Kabul xếp hàng ngoài các chi nhánh ngân hàng để mong rút tiền từ tài khoản.
Ali Latifi – nhà báo sống tại Kabul cho biết: “Tôi không đến được ngân hàng nào lúc này, không có máy ATM. Chỗ tôi ở gần hai ngân hàng và ba máy ATM, nhưng tất cả đều đóng cửa từ thứ năm tuần trước”.
Video đang HOT
Vài ngày trước khi Taliban tiến vào Kabul, Musa Ramin cũng đứng ngoài ngân hàng để mong rút được tiền mặt. Nhưng không giống những người khác, anh đã đầu tư một phần tài sản vào tiền mã hóa từ vài tháng trước. Năm 2020, khi đi từ London (Anh) đến Kabul, Ramin bị mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thời gian cách ly Covid-19 từ một tuần kéo dài thành 6 tháng. Suốt thời gian đó, anh phải đổi tiền sang đồng lira. Sau đó, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ rớt giá khiến số tiền của Ramin bị giảm một nửa giá trị, buộc anh phải sống tiết kiệm.
Giữa lúc túng quẫn nhất, Ramin phát hiện ra Bitcoin. Do không thể đặt chuyến bay rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, Ramin phải tìm ra phương án nuôi sống bản thân trong lúc ở đây. Anh bắt đầu tìm hiểu tiền mã hóa qua Twitter và các bài hướng dẫn trên YouTube.
Musa Ramin trước khi mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ trong mùa dịch
Khi trở lại Kabul, chàng trai 27 tuổi vẫn tập trung vào các giao dịch tiền mã hóa. 80% vốn tiền mã hóa của anh ở dạng giao ngay, chủ yếu gồm Bitcoin, Ethereum và Binance coin. 20% dành cho các giao dịch giao sau. Dù biết có nhiều rủi ro, Ramin vẫn xem tiền mã hóa là nơi an toàn để lưu trữ tài sản, chống lại những bất ổn chính trị. Anh có kế hoạch chuyển 40% tài sản ròng của mình thành tiền ảo trong năm tới.
Dữ liệu trên Google cho thấy các từ khóa “Bitcoin”, “tiền mã hóa” tăng mạnh ở Afghanistan trong tháng 7, trước khi cuộc đảo chính ở Kabul diễn ra.
Dù vậy, Afghanistan vẫn phụ thuộc vào tiền mặt, không nhiều người có tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng, chứ chưa nói đến ví điện tử.
Đó là trường hợp của Farhan Hotak. Anh sống ở vùng hẻo lánh của Afghanistan, không có ATM hay chi nhánh ngân hàng nào xung quanh. Anh phải giữ rất nhiều tiền mặt để trang trải cuộc sống hằng ngày. Tuy vẫn nghĩ tiền mã hóa sẽ mở ra tương lai cho mình, phần lớn thu nhập của Hotak vẫn đến từ các công việc lao động như xúc đất, đào giếng, điều hành tiệm may quần áo.
Tín hiệu cho nền kinh tế tiền ảo
Những người sở hữu tiền ảo ở Afghanistan chủ động che giấu danh tính của mình. Họ thường dùng VPN để giấu địa chỉ IP và không tiết lộ với người xung quanh về đam mê cá nhân.
Hotak cho biết: “Cộng đồng tiền mã hóa ở Afghanistan rất nhỏ. Họ không muốn gặp nhau”. Anh cho rằng mọi thứ sẽ thay đổi nếu tình hình chính trị ổn định hơn, nhưng hiện tại mọi người chỉ muốn ở ẩn chờ thời. Hầu hết bạn bè của Hotak trao đổi tiền mã hóa trên sàn giao dịch ngang hàng (P2P) của Binance, cho phép họ mua bán trực tiếp với những người dùng khác trên nền tảng, không cần qua trung gian.
Chỉ số chấp nhận tiền mã hóa toàn cầu năm 2021 của công ty Chainalysis xếp hạng Afghanistan đứng thứ 20/154 quốc gia, xét về mức độ áp dụng tiền mã hóa. Nếu chỉ tính riêng khối lượng giao dịch P2P, Afghanistan nhảy lên vị trí thứ bảy. Điều đó cho thấy quốc gia này có bước chuyển lớn chỉ trong vòng 12 tháng. Trong bảng xếp hạng năm 2020 của Chainalysis, Afghanistan hoàn toàn vắng mặt.
Người dân giao dịch tiền mặt tại một khu chợ ở Kabul
Có nhiều dấu hiệu khác cho thấy tiền mã hóa ngày càng phổ biến tại Afghanistan. Cách nay gần 10 năm, hai chị em doanh nhân Elaha và Roya Mahboob đã thành lập quỹ Công dân kỹ thuật số – một tổ chức phi chính phủ giúp phụ nữ và trẻ em gái ở các nước đang phát triển tiếp cận với công nghệ. Tổ chức này có 11 chi nhánh ở Herat, 2 chi nhánh ở Kabul, dạy cho 16.000 phụ nữ các kỹ năng máy tính thiết yếu và công nghệ blockchain.
Việc quản lý ví điện tử cũng là một phần trong chương trình giảng dạy. Nhiều học sinh đã chọn giữ tiền trong ví điện tử và biết đầu tư vào Bitcoin, Ethereum sau khóa học.
Trước khi cuộc đảo chính diễn ra, chính quyền Afghanistan đang ấp ủ dự án thí điểm công nghệ blockchain để theo dõi dược phẩm giả. Công ty blockchain Fantom xác nhận đã làm việc với chính phủ trước đó, chuẩn bị cho việc triển khai trên toàn quốc trước khi Taliban tiếp quản.
Nhiều rào cản cần vượt qua
Quá trình hội nhập cùng nền kinh tế tiền ảo ở Afghanistan vẫn còn vô vàn trắc trở. Vấn đề đầu tiên là khả năng truy cập internet tại quốc gia này vẫn còn thấp. Theo DataReportal.com, có 8,64 triệu người dùng internet ở Afghanistan vào tháng 1.2021 và tỷ lệ dùng internet của cả nước ở mức 22%.
Tình trạng mất điện tại Afghanistan lại là một vấn đề đau đầu khác. Ramin cho biết khu anh sống mất điện vài giờ mỗi ngày.
Khi CNBC phỏng vấn Hotak, anh phải ngồi gần cửa khẩu Pakistan để bắt Wi-Fi xuyên biên giới. Anh có thói quen sạc điện thoại bằng năng lượng mặt trời do tình trạng mất điện xảy ra thường xuyên.
Điện và kết nối internet ổn định là hai yếu tố cần thiết cho việc phổ biến tiền mã hóa khắp đất nước. Hơn nữa, người dân cần có quyền truy cập vào một số hình thức ngân hàng trực tuyến hoặc sở hữu thẻ tín dụng được quốc tế công nhận. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, 85% người dân Afghanistan không có tài khoản ngân hàng.
Người dân Afghanistan đứng ngoài ngân hàng chờ rút tiền mặt trong ngày 15.8.2021
Trong tình cảnh như vậy, Hotak tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè ở nước láng giềng Pakistan hoặc bên kia Vịnh Oman thuộc UAE. Anh có thể nhờ họ dùng thẻ tín dụng để mua giúp tiền mã hóa.
Khi muốn thanh lý số tiền, người quen sẽ giúp Hotak bán tiền ảo rồi sử dụng hệ thống hawala – hệ thống tín dụng phổ biến ở châu Á và Trung Đông để chuyển tiền qua biên giới đến Afghanistan. Kiểu môi giới này cần hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau và cũng có không ít kẻ lừa đảo ôm tiền bỏ trốn.
Tình hình chính trị hỗn loạn hiện nay khiến những nhà đầu tư Afghanistan không có thời gian suy nghĩ về tiền ảo nữa. Hotak cho biết: “Thực tế là tôi không thể tập trung giao dịch tiền ảo khi các sự kiện diễn ra ở Afghanistan đang rất căng thẳng. Không có điện, internet kém, giao dịch tiền ảo gần như không thể, chúng tôi chỉ đang giữ tiền thôi”.
Ramin thì đang có kế hoạch rời khỏi đất nước cùng với gia đình. Anh hiểu rằng rời khỏi Afghanistan đồng nghĩa với việc bỏ lại nhiều thứ. Anh ước tính khoảng 5-10% số tài sản ròng của anh là tiền mã hóa, điều này giúp anh lên kế hoạch tháo chạy dễ dàng hơn vì biết mình vẫn còn giữ một ít tiền phòng hờ. Anh không chắc mình còn cơ hội lấy lại số tiền trong tài khoản ngân hàng ở Kabul.
Cả Ramin lẫn Hotak đều mong muốn giới thiệu tiền mã hóa đến với người dân Afghanistan. Nếu có đủ kiến thức về công nghệ blockchain, Ramin muốn phát triển một nền tảng giao dịch dễ sử dụng cho người Afghanistan. Mặt khác, Hotak lại bi quan hơn: “Người Afghanistan rất phức tạp. Rất khó thuyết phục họ rằng tiền ảo tồn tại. Tôi có kế hoạch dạy họ về loại tiền này trong tương lai. Nhưng hiện tại, mọi người chỉ đang chờ đợi những diễn biến tiếp theo”.
Bitcoin có thể phá cản 40.000 USD trong hôm nay?
Vùng kháng cự 40.000 USD có thể bị phá vỡ khi quyền chọn mua Bitcoin hết hạn vào hôm thứ sáu (30/7).
Theo dữ liệu từ Bybt.com, vào hôm nay (30/7), tổng cộng 42.850 Bitcoin hợp đồng quyền chọn trị giá 1,7 tỷ USD sẽ đáo hạn. Đây là lần đầu tiên kể từ tuần cuối tháng 5 khi hợp đồng quyền chọn hết hạn mà người có quyền chọn mua sẽ có lãi.
Quyền chọn mua (call option) là quyền mà nhà đầu tư được phép mua Bitcoin trong tương lai ở giá trị tại thời điểm lập hợp đồng nhưng không bắt buộc. Nếu giá Bitcoin tăng, nhà đầu tư dùng quyền mua vào để kiếm lời và ngược lại giá giảm họ sẽ bỏ qua. Tương tự, quyền chọn bán (put option) là quyền bán Bitcoin trong tương lai ở giá trị cũ nhưng không bắt buộc.
Đáo hạn vào 30/7, quyền chọn mua (màu xanh) đang nhiều hơn quyền chọn bán (màu hồng).
Trong những tháng qua, xu hướng đi xuống của thị trường (bull market) đã khiến cho 87% các quyền chọn là bán (put option) ở mức giá dưới 39.000 USD, nghĩa là nhà đầu tư dự đoán giá sẽ giảm và bán tháo. Nếu xu hướng đi xuống tiếp tục duy trì đến hết ngày 30/7, tổng cộng 105 triệu USD quyền chọn bán sẽ có hiệu lực.
Ngược lại, đang có khoảng 320 triệu USD quyền chọn mua ở mức giá 39.000 USD. Nếu Bitcoin vẫn duy trì giá trị 40.000 USD, lãi ròng ở đây là 215 triệu USD. Nếu Bitcoin duy trì mức giá cao hơn 40.000 USD, thêm 140 triệu USD quyền chọn mua nữa khả dụng.
Còn theo dữ liệu từ Deribit, tỷ lệ bán/mua (put/call) đang là 0,86, nghĩa là quyền mua đang nhiều hơn quyền bán.
Tính đến 24/6/2022, tổng tỷ lệ giữa quyền chọn bán/mua đang là 0,64, tương ứng giá trị 5,5 tỷ USD. (Dữ liệu: Deribit)
Ngoài quyền chọn, khoảng 650 triệu USD hợp đồng tương lai Bitcoin (future) cũng sẽ đáo hạn vào thứ sáu khi các nhà đầu tư buộc phải đóng vị thế của mình. Khác với quyền chọn, hợp đồng tương lai bắt buộc nhà đầu tư phải đóng vị thế mua (long) hoặc bán (short) căn cứ trên hợp đồng.
Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, các quyền chọn cho thấy xu hướng tăng giá là rất cao. Tính đến sáng 30/7, Bitcoin hiện có giá trị hơn 40.000 USD (tăng 0,5%), Ethereum là hơn 2.400 USD (6%) còn Binance Coin là hơn 320 USD (2,8%) với vốn hóa toàn thị trường tiền mã hóa đạt 1.583 tỷ USD.
Sau Doge, 'coin động vật' trở thành trào lưu nguy hiểm Hàng loạt đồng tiền mã hóa lấy cảm hứng từ động vật đang tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, trào lưu này không dựa trên lõi công nghệ và tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. Ngày 11/5, Bitcoin có đợt điều chỉnh mạnh khi giá có lúc giảm xuống khoảng 54.500 USD. Nhiều đồng tiền mã hóa khác như Ethereum, Binance coin cũng...