Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh

Theo dõi VGT trên

Được đầu tư gần 600 tỷ đồng, xây dựng trên khuôn viên rộng 3,9 ha, THPT Chuyên Bắc Ninh được đánh giá là một trong những nơi học tập hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 1

Được UBND tỉnh Bắc Ninh đầu tư gần 600 tỷ đồng xây dựng từ năm 2014, đến tháng 8/2016, trường THPT Chuyên Bắc Ninh hoàn thành trên khuôn viên rộng 3,9 ha.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 2

Từ khi chưa hoàn thành, những hình ảnh về cơ sở vật chất mới đã lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều học sinh gọi đây là “ ngôi trường mơ ước”.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 3

Nằm trong khu đô thị mới Hồ Ngọc Lân 4, ngôi trường bề thế hiện lên như một điểm nhấn của khu vực.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 4

Các lớp học đều rộng rãi, thoáng mát. Thiết bị nội thất đẹp long lanh.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 5

Mỗi lớp đều được trang bị hai điều hoà, một máy chiếu và bốn chiếc quạt.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 6

Bên cạnh đó, tivi, đài cassette được trang bị để phục vụ cho giờ học thêm trực quan, sinh động.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 7

Phòng tin học được trang bị các máy tính cấu hình lớn, phù hợp việc học.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 8

Video đang HOT

Một sân bóng cỏ nhân tạo theo tiêu chuẩn FIFA cũng được xây dựng.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 9

Đây là nơi diễn ra các trận đấu nảy lửa của các bạn học sinh sau giờ học căng thẳng.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 10

Khu nhà thể chất rất rộng rãi và thoáng mát.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 11

Bể bơi trong nhà với 5 đường bơi.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 12

Hội trường chính với 500 chỗ ngồi dùng để tổ chức các sự kiện quan trọng.

Bên trong ngôi trường phổ thông 600 tỷ đồng ở Bắc Ninh - Hình 13

Một khu ký túc xá hiện đại cũng được xây dựng. Mỗi phòng đều được trang bị điều hoà, máy giặt, bình nóng lạnh, máy lọc nước. Ga trải giường và chăn đồng bộ màu xanh cốm. Mỗi phòng có 6 giường và giá thuê phòng ký túc xá là 100.000 đồng/người.

Theo Zing

Đột phá giáo dục sau phổ thông: Cổ phần hóa trường đại học

Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) vừa có quyết định phê duyệt danh sách thực hiện cổ phần hóa đối với Học viện Hàng không và trường trung cấp nghề GTVT Thăng Long.

Dự kiến tiếp theo sẽ làĐH GTVT TP HCM và Trường CĐ nghề Hàng hải 1. Đây có thể xem là bước đột phá trong lĩnh vực giáo dục sau THPT.

Đột phá giáo dục sau phổ thông: Cổ phần hóa trường đại học - Hình 1

Học viện Hàng không và Trường trung cấp nghề GTVT Thăng Long là hai đơn vị của Bộ GTVT được cổ phần hóa. Trong ảnh: Giờ thực hành kiểm soát tiếp cận có rađa của học sinh lớp không lưu 20N1, Học viện Hàng không Việt Nam, ngày 4/12.

Ông Vũ Anh Minh - Vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT) - cho biết: Việc CPH các đơn vị giáo dục là thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về đẩy mạnh CPH các đơn vị sự nghiệp công lập với mục tiêu đầu tiên là nâng cao chất lượng các dịch vụ công lập. Thứ hai là CPH dựa trên nguyên tắc: những gì mà các thành phần kinh tế khác làm được thì nên tạo điều kiện mở rộng để họ làm.

Thời gian qua, chúng ta thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế, giáo dục theo hai hình thức. Thứ nhất là cho phép các thành phần kinh tế được thành lập trường, bệnh viện. Thứ hai là xã hội hóa những đơn vị công lập nhà nước đang nắm giữ bằng CPH để huy động các nguồn lực ngoài công lập.

Hình thức CPH các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay sẽ tạo ra những cơ hội cho nhà đầu tư, thành phần kinh tế khác tham gia vào sử dụng, tận dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực của đơn vị sự nghiệp công lập đó gồm: nguồn lực hữu hình như tài sản, đất đai...; nguồn lực vô hình như nguồn nhân lực, thương hiệu, thị trường... đang có.

Đồng thời, nhà đầu tư sẽ bổ sung các nguồn lực tài chính, thị trường, công nghệ, năng lực quản trị... để thúc đẩy đơn vị đó phát triển lên, tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt hơn, người dân được hưởng cái đó. Đó là mục tiêu cao cả nhất.

"Thời gian qua, có nhiều nơi xây dựng trường học, bệnh viện theo hình thức xã hội hóa nhưng không phải mọi cái đều thành công. Bởi vì đây là ngành rất đặc thù, giá trị nằm ở chất lượng nguồn nhân lực chứ không phải nằm ở tài sản. Bỏ tiền xây dựng cơ sở vật chất thì không khó nhưng để người dân vào học, vào chữa bệnh thì phải có thương hiệu, quá trình được đánh giá lâu dài. Vấn đề là phải được đánh giá bằng một quá trình, trong đó nhà đầu tư có nguồn lực tốt, đầu tư vào chiều sâu, thu hút được nguồn nhân lực" - ông Vũ Anh Minh chia sẻ.

Không làm đồng loạt

- Việc CPH các trường học sẽ thực hiện thế nào, phải chăng Bộ GTVT đã có kinh nghiệm trong CPH các đơn vị sự nghiệp công lập?

- Năm 2005, Bộ GTVT thí điểm CPH năm đoạn quản lý đường thủy nội địa là các đơn vị sự nghiệp công lập. Năm 2014, bộ báo cáo Thủ tướng cho phép CPH mười đoạn quản lý đường thủy nội địa nữa. Đặc biệt là Bộ GTVT xin đề xuất CPH Bệnh viện GTVT trung ương, thí điểm CPH Bệnh viện Nam Thăng Long. Đến nay, Bệnh viện GTVT đã thực hiện CPH. Bệnh viện Nam Thăng Long đã hoàn thành phê duyệt giá trị doanh nghiệp, đang trình Thủ tướng phê duyệt phương án CPH.

Trên cơ sở kết quả đạt được CPH các đơn vị sự nghiệp công lập vừa qua, Bộ GTVT tiếp tục báo cáo Thủ tướng cho phép được CPH tiếp mười đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có bốn trường học (ĐH GTVT TP HCM, Học viện Hàng không Việt Nam, Trường trung cấp nghề GTVT Thăng Long và CĐ nghề Hàng hải 1), hai bệnh viện và bốn trung tâm đăng kiểm.

Vừa rồi Thủ tướng có văn bản chấp thuận cho Bộ GTVT lựa chọn 1-2 trường học và 1-2 trung tâm đăng kiểm thực hiện CPH. Bộ GTVT lựa chọn Học viện Hàng không Việt Nam, Trường trung cấp nghề GTVT Thăng Long để thực hiện thí điểm CPH. Sau đó, tổng kết để rút kinh nghiệm rồi triển khai tiếp những trường có đủ điều kiện chứ không CPH đồng loạt.

- Về nguyên tắc, CPH các trường học sẽ thực hiện thế nào, Bộ GTVT đã có dự kiến về tỉ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ trong các trường học ở mức nào?

- Hiện nay chưa đến bước xây dựng phương án CPH hai trường học trên. Trong quá trình xây dựng phương án sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để quyết định tỉ lệ vốn Nhà nước nắm giữ.

Còn quy định pháp luật để CPH trường học thì đã có quyết định 22 của Thủ tướng về việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Bộ GTVT sẽ là đơn vị thí điểm đầu tiên CPH trường học. Nhưng về quy trình CPH trường học không có gì khác nhau so với một doanh nghiệp. Cách định giá trường học cũng không khác một doanh nghiệp.

Theo đó phải định giá, xác định giá trị tài sản hữu hình và vô hình. Sau đó xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho đơn vị đó trong tương lai theo mô hình doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó xây dựng phương án CPH bán cho người lao động, bán cổ phần ra công chúng, chọn cổ đông chiến lược. Với người lao động là các chuyên gia giỏi thì được bán cổ phần với tỉ lệ cao hơn so với khối doanh nghiệp. Đó chính là những cơ chế mà Nhà nước ưu đãi cho những người là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đột phá giáo dục sau phổ thông: Cổ phần hóa trường đại học - Hình 2

Giờ thực tập mô phỏng chuyến bay của học sinh lớp tiếp viên hàng không K46 Học viện Hàng không VN.

Giá trị nguồn nhân lực là sức hút nhà đầu tư

- Với các trường học việc định giá tài sản sẽ khó khăn hơn doanh nghiệp, nhất là tài sản vô hình?

- Việc định giá đã có hướng dẫn của quy định pháp luật. Với quy trình như hiện nay và theo quyết định 22 của Thủ tướng và các văn bản pháp luật khác thì tôi cho rằng không có khó khăn gì. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành cơ bản đầy đủ các quy trình trong CPH từ định giá tài sản, xây dựng phương án giống như nâng cao lên việc xây dựng một kế hoạch tự chủ.

Trước đây, không có cơ chế nên các đơn vị sự nghiệp công lập huy động nguồn lực bên ngoài vào rất khó khăn vì phải hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp. Sau này cơ chế mở ra, chuyển sang mô hình doanh nghiệp kinh doanh giáo dục trong hoạt động giáo dục thì sẽ mở rộng hơn.

Hiện nay, về giá trị nguồn nhân lực thì chúng ta không định giá vì những cái đó rất khó để định giá lại. Nhưng đây cũng chính là sức hút mà các nhà đầu tư quan tâm tới khi CPH.

- Hiện nay đã có nhà đầu tư quan tâm tới CPH hai đơn vị trên chưa? Bộ GTVT có tin tưởng các trường này sẽ tăng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và ngành GTVT sau khi CPH?

- Hiện nay cũng có một vài nguồn quan tâm nhưng chưa rõ ràng. Sau này trên cơ sở định giá giá trị của các đơn vị đó mới xây dựng phương án. Sau đó có tiêu chí nhà đầu tư chiến lược cụ thể thì mới xem họ có lọt vào không. Như Học viện Hàng không đào tạo chuyên ngành hàng không thì sẽ có sự quan tâm của các hãng hàng không là nơi đang sử dụng nguồn nhân lực từ đây nhiều nhất để hoàn thiện chuỗi dịch vụ của họ thay vì họ phải đi đặt hàng, thuê nước ngoài đào tạo.

Mong muốn của Bộ GTVT là CPH để huy động các thành phần kinh tế khác, giảm sự lệ thuộc của các đơn vị đó vào Nhà nước và cung cấp những dịch vụ, sản phẩm tốt hơn. Tin tưởng là sẽ CPH thành công như bệnh viện vừa rồi.

Cái thuận lợi của trường học, bệnh viện mà Bộ GTVT thực hiện CPH là trường đang có học viên, bệnh viện đang có bệnh nhân. Đó là cái quan trọng nhất, nghĩa là tôi đang có thị trường, đang có nguồn nhân lực đã được đánh giá, được ghi nhận. Với nền tảng họ đang có, chúng tôi muốn bổ sung vào nguồn lực từ bên ngoài của các thành phần kinh tế khác để nâng cao cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo thêm nguồn nhân lực nữa nhằm phát triển lên.

Phải đầu tư chiều sâu

- Dư luận nghi ngại CPH trường học có sự tham gia của tư nhân sẽ đặt mục đích lợi nhuận cao hơn chất lượng hoặc thay đổi mục đích sử dụng tài sản, đất đai ở các đơn vị đó. Ý kiến của ông thế nào?

- Tất cả mọi nhà đầu tư đều hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Nhưng để đạt được lợi nhuận với giáo dục, y tế thì phải đầu tư chiều sâu. Và cuối cùng phải có khách hàng, có thị trường thì mới có lợi nhuận. Khi đào tạo sinh viên tốt thì mới có thêm sinh viên theo học. Ví dụ như sau CPH, họ hướng tới việc đào tạo chuẩn hóa như khu vực và quốc tế thì cuối cùng chất lượng được nâng cao với giá thành hợp lý của thị trường.

Thứ hai, sau khi CPH việc hỗ trợ của Nhà nước cho giáo dục cũng sẽ đúng mục đích, đối tượng hơn. Trước đây, Nhà nước hỗ trợ cho cả đơn vị sự nghiệp công lập nhưng sau CPH sẽ chuyển từ hỗ trợ tổ chức sang hỗ trợ cho đối tượng. Nghĩa là những học viên khó khăn, gia đình chính sách thì sẽ trực tiếp nhận chính sách hỗ trợ của Nhà nước thay vì Nhà nước hỗ trợ cho cả tập thể nhà trường như trước đây. Chuyển hóa như vậy thì đúng mục đích hơn sẽ hiệu quả hơn.

Còn nghi ngại nhà đầu tư nắm cổ phần rồi chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản thì đã có quy định trong năm năm không được chuyển đổi. Còn đơn vị đó đang làm dịch vụ y tế hay giáo dục thì vẫn thực hiện theo quy hoạch. Chuyển đổi mục đích đất phải thực hiện theo quy định về dịch vụ đất đai, theo quy hoạch của địa phương chứ không được tùy tiện. Việc đó không đáng nghi ngại.

Theo Tuấn Phùng/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Haaland tỏa sáng, nhưng tâm điểm lại thuộc về 'cái bóng' bí ẩn

Sao thể thao

19:47:40 18/11/2024
Haaland tỏa sáng với hat-trick giúp Na Uy thắng Kazakhstan 5-0, thăng hạng nhóm A Nations League. Tuy nhiên, tâm điểm bất ngờ lại thuộc về một nhân vật đặc biệt bên lề trận đấu.

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Ngày càng không nhận ra "nàng thơ" Hải Tú

Sao việt

19:29:48 18/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Hải Tú vừa xả kho bộ ảnh mới. Mỹ nhân sinh năm 1997 khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ khi lựa chọn tạo hình khác lạ để thực hiện bộ ảnh.

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

Thế giới

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

Sức khỏe

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.