Bên trong gói vũ khí mới nhất chính quyền Biden cung cấp cho Israel
Chính quyền Biden đã chuẩn bị gói vũ khí trị giá 8 tỷ USD cho Israel, bao gồm bom hạng nặng, nhưng việc này vẫn cần được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp đã đến Israel, tháng 12/2023. Ảnh:Văn phòng Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Israel.
Theo một nguồn tin quen thuộc với vấn đề của tờ The Times of Israel, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo không chính thức với Quốc hội nước này về kế hoạch cung cấp vũ khí trị giá 8 tỷ USD cho Israel, bao gồm đạn dược cho máy bay chiến đấu và trực thăng tấ.n côn.g cùng với đạn pháo.
Thỏa thuận này, lần đầu được trang thông tin tổng thợp Axios của Mỹ đưa tin vào hôm 3/1, vẫn cần được các Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua.
Nguồn tin cho biết vũ khí theo thỏa thuận này có thể được cung cấp một phần từ kho hiện nay của Mỹ, nhưng phần lớn sẽ phải mất một năm hoặc hơn để giao cho Israel. Đây có thể là thỏa thuận cuối cùng được chính quyền Biden thông qua trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
Gói cung cấp vũ khí cho Israel theo thoả thuận bao gồm tên lửa không đối không AIM-120C-8 AMRAAM dành cho máy bay chiến đấu để phòng thủ trước các mối đ.e dọ.a trên không.
Bên cạnh đó, gói cung cấp vũ khí cho Israel còn bao gồm cả thiết bị bay không người lái (UAV); đạn pháo 155mm; tên lửa Hellfire AGM-114 cho trực thăng tấ.n côn.g; bom cỡ nhỏ; bộ kit JDAM biến bom thường thành vũ khí chính xác, đầu đạn nặng 500 bảng (tương đương 226kg) và ngòi n.ổ bo.m.
Vào tháng 4/2024, chính quyền Biden quyết định tạm ngừng chuyển lô hàng gồm 2.000 quả bom nặng 2.000 bảng (907kg) cùng 1.700 quả bom nặng 500 bàng cho Israel vì lo ngại chúng có thể được sử dụng cho chiến dịch quân sự lớn tại Rafah.
Một khu trại tị nạn tại miền Trung Dải Gaza bị trúng không kích của Israel ngày 4/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Tuy nhiên, vào giữa tháng 7/2024, hãng Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden sắp khôi phục việc cung cấp bom nặng 500 bảng cho Israel.
Sau đó, Mỹ đã giao bom nặng 500 bảng cho Israel, nhưng nhưng tiếp tục dừng chuyển bom nặng 2.000 bảng (907kg).
Vào tháng 11/2024, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã phàn nàn về chính sách này, nói rằng những trở ngại như vậy sẽ sớm chấm dứt và theo tờ The Times of Israel, việc này dường như ám chỉ đến khả năng thay đổi chính sách dưới thời chính quyền Trump 2.0.
Nguồn tin cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Quốc hội rằng thỏa thuận nhằm “hỗ trợ an ninh lâu dài của Israel bằng cách bổ sung kho dự trữ đạn dược và khả năng phòng không quan trọng”.
Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng Israel có quyền tự vệ công dân của mình, phù hợp với luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế, đồng thời ngăn chặn sự gây hấn từ Iran cũng như từ các lực lượng thân Iran.
“Chúng tôi (Mỹ) sẽ tiếp tục cung cấp các khả năng cần thiết cho việc phòng thủ của Israel”, nguồn tin nói thêm.
Các nhà hoạt động chống Israel trong nhiều tháng đã yêu cầu cấm vận vũ khí đối với Israel, nhưng chính sách của Mỹ hầu như không thay đổi.
Vào tháng 8/2024, Mỹ đã phê duyệt việc bán máy bay chiến đấu và thiết bị quân sự khác trị giá 20 tỷ USD cho Israel.
Cũng trong tháng này, Bộ Quốc phòng Israel cho biết kể từ khi chiến tranh (ở Gaza) bắt đầu (7/10/2023), Mỹ đã gửi hơn 50.000 tấn vũ khí và thiết bị quân sự đến Israel.
Vào tháng 11/2024, Mỹ xác nhận có một thương vụ vũ khí trị giá 680 triệu USD khác dành Israel.
Về phía Washington, chính quyền Biden nói rằng họ đang giúp đỡ đồng minh của mình bảo vệ trước các lực lượng thân Iran như Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Liban ( Lebanon) và Houthi ở Yemen. Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo của Houthi vẫn là một mối lo ngại.
Trong những tháng gần đây, tên lửa đạn đạo và cả thiết bị bay không người lái (UAV) của Houthi đã khiến hàng triệu người Israel phải trú ẩn trong đêm.
Còn ở Gaza, giao tranh tại phía Bắc dải đất ven biển thuộc Palestine này vẫn tiếp diễn, khi Hamas tiếp tục chứng minh khả năng phóng tên lửa vào Israel sau gần 15 tháng chiến tranh.
Trong khi đó ở Liban, một lệnh ngừng bắ.n mong manh vẫn được duy trì khi các lực lượng Israel tiếp tục phát hiện cơ sở hạ tầng của Hezbollah ở phía Nam nước này.
Các hành động chống lại Israel trên khắp Trung Đông, được mô tả là “cuộc chiến trên bảy mặt trận,” bắt đầu từ vụ tấ.n côn.g ngày 7/10/2023 của Hamas vào miền Nam Israel với việc các tay sún.g Hamas giế.t chế.t khoảng 1.200 người, chủ yếu là dân thường, và bắ.t có.c 251 người.
Giao tranh tới nay, theo Cơ quan Y tế Gaza do Hamas điều hành, đã khiến hơn 45.000 người tại Gaza thiệ.t mạn.g hoặc được cho là đã chế.t trong các cuộc giao tranh, mặc dù con số này chưa được xác minh và không phân biệt giữa dân thường và tay sún.g.
Về phần mình, Israel cho biết họ đã tiê.u diệ.t khoảng 18.000 tay sún.g trong các trận chiến tính đến tháng 11 và thêm 1.000 kẻ tay sún.g bên trong Israel vào ngày 7/10/2023.
Israel khẳng định họ cố gắng giảm thiểu thương vong dân sự và nhấn mạnh rằng Hamas sử dụng dân thường ở Gaza làm lá chắn sống, chiến đấu từ các khu vực dân sự bao gồm nhà ở, bệnh viện, trường học và nhà thờ Hồi giáo.
Dải Gaza cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng, với nhiều người tị nạn sống trong các lều trại.
Chính quyền Israel cho biết họ đã cho phép hàng nghìn xe tải viện trợ chở thực phẩm, nước, thiết bị y tế và vật liệu che chắn vào Gaza, nhưng phần lớn đã bị Hamas và các băng nhóm vũ trang cướp phá.
Các tổ chức viện trợ quốc tế cho rằng lực lượng Israel đã cản trở việc giao viện trợ, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi Israel ngừng không kích vào lãnh thổ Syria
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 19/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres khẳng định các cuộc không kích của Israel vào Syria là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này và "phải chấm dứt ngay lập tức".
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Damascus, Syria, ngày 14/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo ở trụ sở LHQ, ông Guterres cho biết LHQ đang tập trung thúc đẩy một quá trình chuyển tiếp chính trị "toàn diện, đáng tin cậy và hòa bình" tại Syria, đồng thời đẩy mạnh viện trợ để giải quyết một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới.
Tổng thư ký LHQ nhận định tình hình đã ổn định ở một số khu vực của Syria, quốc gia này đang đứng trước thời cơ thuận lợi nhưng căng thẳng vẫn chưa chấm dứt. Dân thường vẫn đối diện nguy cơ thương vong và phải di dời. Nếu không quản lý tốt đi đôi với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tiến trình chuyển tiếp có thể bị phá vỡ. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh tiến trình này phải "do người Syria và vì người Syria", đồng thời phải "bao trùm, đáng tin cậy và hòa bình". Tất cả các cộng đồng phải được hòa nhập hoàn toàn vào Syria mới. Quyền của phụ nữ và tr.ẻ e.m gái phải được tôn trọng đầy đủ. Quá trình này phải được hướng dẫn dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an LHQ.
Ông nhấn mạnh rằng LHQ tập trung vào việc tạo điều kiện cho một quá trình như vậy. Đặc phái viên LHQ Geir Pedersen đã có mặt tại Damascus trong tuần này. Song song với đó, Tổng thư ký LHQ đã liên lạc chặt chẽ với một số nhà lãnh đạo cả trong và ngoài khu vực Trung Đông.
Ngoài ra, người đứng đầu LHQ còn cho rằng "đây là thời điểm quyết định - thời điểm của hy vọng và lịch sử, nhưng cũng là thời điểm của sự bất ổn lớn.
Một số thành phần sẽ cố gắng lợi dụng tình hình vì ý đồ xấu cá nhân. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ phải sát cánh cùng người dân Syria, những người đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ".
Kể từ khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ vào đầu tháng này, Israel đã thực hiện hàng trăm cuộc không kích nhằm vào các kho vũ khí chiến lược và cơ sở hạ tầng quân sự ở Syria. Quân đội Israel cũng đã tiến vào khu vực phi quân sự giữa Syria và Cao nguyên Golan mà Israel đang kiểm soát - khu vực được thiết lập sau cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1973 và hiện do lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ giám sát. Các quan chức Israel mô tả động thái này là biện pháp có giới hạn và tạm thời nhằm đảm bảo an ninh biên giới, nhưng không nêu thời gian rút quân cụ thể.
Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza Theo thông báo của Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) ngày 1/12, hiện có trên 415.000 người dân Gaza di tản đang trú ẩn tại các trường học của cơ quan này. UNRWA cũng cho biết hàng trăm nghìn người khác đang phải sống trong điều kiện tồi tệ hơn tại những nơi trú ẩn tạm thời....