Bên trong gói biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất của Mỹ với dầu khí của Nga
Các lệnh trừng phạt này là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cung cấp cho Ukraine khoảng 64 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bắt đầu.
Một cơ sở khai thác dầu khí của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Ngày 10/1, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã áp đặt gói trừng phạt toàn diện nhất từ trước đến nay, nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Liên bang Nga, nhằm tạo lợi thế cho Kiev và chính quyền sắp tới của ông Donald Trump đạt được thỏa thuận hòa bình ở Ukraine.
Động thái này nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu khí của Liên bang Nga, vốn được cho là đang tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022 và tới nay khiến hàng chục nghìn người thiệ.t mạn.g hoặc bị thương và phá hủy nhiều thành phố.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, ông John Kirby cho biết thời điểm áp đặt lệnh trừng phạt được lựa chọn vì “thị trường dầu mỏ hiện đang ở trạng thái ổn định hơn” và nền kinh tế Mỹ đã sẵn sàng hơn để chịu đựng bất kỳ sự gián đoạn nào.
Phát biểu tại một buổi họp báo ở Nhà Trắng, ông Kirby cho biết kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu, “giá dầu tham chiếu đã giảm gần 35 USD mỗi thùng. Giá xăng trung bình ở Mỹ đã giảm từ khoảng 4 USD xuống chỉ hơn 3 USD mỗi gallon”.
Trong một động thái được một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả là “các biện pháp trừng phạt đáng kể nhất đối với ngành năng lượng Liên bang Nga”, gói các biện pháp trừng phạt mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden công bố ngày 10/1 nhắm vào các nhà sản xuất dầu của Liên bang Nga, tàu chở dầu, trung gian, nhà giao dịch và bến cảng.
Video đang HOT
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các tập đoàn khai thác, sản xuất và bán dầu của Liên bang Nga như Gazprom Neft và Surgutneftegas cùng với 183 tàu chở dầu thuộc “hạm đội bóng tối”, chủ yếu do các công ty ngoài phương Tây vận hành.
Lệnh trừng phạt cũng nhắm vào các mạng lưới giao dịch dầu mỏ.
Lệnh trừng phạt được ban hành chỉ vài ngày trước khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, mặc dù ông Kirby phủ nhận rằng chúng được sử dụng như một con bài mặc cả cho các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
“Hiện tại, không có kỳ vọng nào rằng cả hai bên sẵn sàng đàm phán”, ông Kirby nói.
Các lệnh trừng phạt này là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn khi chính quyền Biden đã cung cấp cho Ukraine khoảng 64 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, bao gồm gói viện trợ trị giá 500 triệu USD được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin công bố hôm 9/1, dành cho tên lửa phòng không, đạn dược không đối đất và thiết bị hỗ trợ cho máy bay chiến đấu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, nói rằng: “Những biện pháp này giáng một đòn đáng kể vào nền tảng tài chính của cỗ máy chiến tranh của Liên bang Nga bằng cách phá vỡ toàn bộ chuỗi cung ứng của nó”.
Động thái hôm 10/1 là sự tiếp nối các lệnh trừng phạt của Mỹ đưa ra vào tháng 11 đối với các ngân hàng của Liên bang Nga, bao gồm Gazprombank – kênh kết nối lớn nhất của Moskva với ngành năng lượng toàn cầu và các tàu chở dầu nước này bị trừng phạt từ đầu năm.
Chính quyền Biden tin rằng các lệnh trừng phạt vào tháng 11 đã góp phần đẩy đồng rúp của Liên bang Nga xuống mức yếu nhất kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, đồng thời buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải tăng lãi suất chính sách lên mức kỷ lục hơn 20%.
Theo một quan chức trong chính quyền Biden, Mỹ kỳ vọng “việc nhắm mục tiêu trực tiếp vào ngành năng lượng sẽ làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế Liên bang Nga, vốn đã đẩy lạm phát lên gần 10%, và củng cố triển vọng kinh tế ảm đạm cho năm 2025 và các năm sau”.
Huyền thoại đầu tư Mỹ dự đoán kinh tế Nga sau xung đột Ukraine
Nhà đầu tư và quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng người Mỹ, ông Jim Rogers, tin rằng Nga sẽ phục hồi mạnh mẽ về kinh tế sau khi cuộc xung đột tại Ukraine kết thúc.
Nhà đầu tư người Mỹ Jim Rogers trong một cuộc phỏng vấn. Ảnh: Japan Times
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RBK ngày 8/1, ông Rogers nhận định việc chấm dứt xung đột Ukraine sẽ mang lại sự ổn định về địa chính trị, từ đó tạo đà tích cực cho trái phiếu, đồng ruble và thu hút đầu tư nước ngoài trở lại Nga.
Kể từ đầu năm 2022, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bị chặn dòng tiề.n do các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột và các biện pháp đáp trả của Moskva.
Hồi tháng 3/2024, Nga đã triển khai chương trình hoán đổi tài sản, cho phép nhà đầu tư đổi chứng khoán phương Tây bị phong tỏa lấy tài sản tại Nga. Hai đợt của chương trình này đã giải phóng được khoảng 102 triệu USD tài sản. Tuy nhiên, ông Rogers - người sở hữu cổ phiếu trong các doanh nghiệp lớn của Nga như hãng hàng không quốc gia Aeroflot - đã không tham gia. Thay vào đó, ông bày tỏ mong muốn tiếp tục nắm giữ tài sản tại Nga và thậm chí có kế hoạch mua thêm khi thị trường mở cửa trở lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
"Tôi rất hứng thú khi có cơ hội mua thêm cổ phiếu của Aeroflot, của Sàn giao dịch chứng khoán Moskva, và nhiều thứ khác nữa nếu có hòa bình thực sự", ông Rogers chia sẻ.
Theo ông, hiện tại thị trường Nga không phải là lựa chọn an toàn cho đa số nhà đầu tư nước ngoài vì các rủi ro liên quan đến cuộc xung đột, bao gồm lo ngại về việc tài sản có thể bị tịch thu. Nhưng ông tin rằng một khi có giải pháp cho xung đột, thị trường Nga sẽ bùng nổ, giá trái phiếu tăng cao và đồng ruble mạnh hơn.
"Nếu tình hình thay đổi, tôi sẽ xem xét nghiêm túc việc đầu tư vào trái phiếu và đồng ruble", ông nói, đồng thời cho rằng các cổ phiếu trên Sàn giao dịch Moskva và ngành du lịch lữ hành sẽ được hưởng lợi lớn khi căng thẳng dịu đi.
Ông Rogers cũng gắn quan điểm lạc quan của mình chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ông Trump đã cam kết giải quyết xung đột Ukraine khi quay trở lại Nhà Trắng. Mới đây, đặc phái viên của ông Trump là Keith Kellogg bày tỏ hy vọng đạt được giải pháp trong vòng 100 ngày sau khi ông Trump nhậm chức. Dù vậy, ông Rogers cảnh báo rằng hòa bình chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán với Nga.
Về phần mình, Nga khẳng định họ sẵn sàng cho các cuộc đàm phán, nhưng nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần bao gồm việc Ukraine duy trì trạng thái trung lập, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa. Moskva cũng yêu cầu Ukraine chấm dứt các hoạt động quân sự và công nhận các khu vực đã sáp nhập Nga.
Ngoài ra, ông Rogers cảnh báo một cuộc suy thoái toàn cầu có thể xảy ra vào giữa mùa xuân tới. Ông mô tả tình hình đó là "tồi tệ nhất" trong đời ông. Lý do chính, theo ông, là nợ công tăng cao và những tác động tiềm tàng từ chính sách thuế nhập khẩu của ông Trump đối với hàng hóa Trung Quốc, có thể làm suy giảm thương mại và kinh tế toàn cầu. Ông ví sự suy thoái này với cuộc Đại khủng hoảng thập niên 1930. Ông nói thêm rằng đồng USD sẽ mất dần vai trò là một loại tiề.n tệ trú ẩn an toàn, dẫn đến suy thoái trên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Diễn đàn kinh tế ở Nga mở đường cho những thỏa thuận mới Các hợp đồng được ký kết tại sự kiện này đóng vai trò then chốt trong hình thành các mối quan hệ thương mại ổn định, mở ra các thị trường mới và kích thích hoạt động đầu tư. Logo quảng bá Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 27. Ảnh: TASS Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St....