Bên trong combo chuột bàn phím giá 220 ngàn đến từ Hàn Quốc
Combo ZM K380 do Zalman sản xuất có giá thành tương đối dễ chịu. Trong thời điểm mà những combo chuột bàn phím phổ thông huyền thoại Mitsumi đang ngày một khan hiếm, và vì tên tuổi quá nổi nên có không ít hàng giả hàng nhái của thương hiệu này đang tràn lan trên thị trường ngày càng làm mất đi tên tuổi của huyền thoại hàng chục năm tuổi này.
Đây cũng là lúc chúng ta cần tìm ra một sự lựa chọn mới, mang tính khác biệt để thay thế thị trường hiện nay.
Cách đây ít hôm GenK đã có giới thiệu tới các bạn một combo chuột bàn phím phổ thông Zalman K380 có mức giá 220 ngàn đồng. có hình thức và chức năng tạm đủ để thay thế những gì mà huyền thoại 10 năm trước làm được.
Vậy với giá 220 ngàn cho một combo gồm chuột và bàn phím thì Combo Zalman K380 có những gì đang chú ý?
Mở nắp bàn phím ZM-K380
Với hình hài bên ngoài không có gì nổi bật ngoại trừ hành trình phím dài nên không phù hợp với người thường gõ văn bản, nhưng lại khá hợp lý đối với game thủ. Chúng tôi đã thử mổ bụng chiếc bàn phím này ra và dưới đây là nột thất của bàn phím ZM-K380.
Điểm khác biệt của Zalman K380 đó là khi tháo vít ở mặt lưng, chúng ta chỉ tháo được mặt trên của bàn phím,các nút bấm vẫn hoạt động bình thường.
Khi tháo mặt chắn bụi phía trên ra, ZM K380 sẽ lộ ra toàn bộ phần chân phím bấm, đây chính là vị trí thường xuyên bị đọng bụi ở khu vực này.
Thiết kế tháo mặt trên của bàn phím này khá phù hợp với những nơi dễ bám bụi như môi trường quán net, rất thuận tiện để vệ sinh bàn phím.
Tất nhiên thiết kế này cũng sẽ làm ảnh hưởng tới kết cấu bàn phím, do một phần gân tăng cứng ở viền bị lược bỏ để lấy chỗ cho 1 lớp chặn mạch bên dưới dẫn tới cảm giác khi cầm bàn phím không được chắc chắn và có thể uốn cong được.
Tấm nhựa chắn này ngoài tác dụng dễ lau chùi còn có thêm một ưu điểm mà không biết các nhà sản xuất vô tình hay hữu ý khiến nó trở nên hấp dẫn đó chính là phần gân nhựa chạy dọc phím để ép chặt mặt nhựa với phần mạch điện bên trong, vô tình tạo ra nhiều khoang nhỏ để nếu có lỡ tay đổ nước vào bàn phím thì chất lỏng không thể lọt nhanh vào mạch điện nằm dưới phím được mà sẽ bị chặn lại theo nhiều khoang giống như nguyên tắc làm tầu thuỷ.
Qua đó chúng ta có thể thấy bàn phím Zalman có thêm tính năng giảm thiệt hại khi dính nước chứ không phải chống nước hoàn toàn, vì phần mạch đèn Led vẫn nằm lộ ra ngoài và vẫn sẽ cháy nếu như tiếp xúc với các loại nước uống.
Các gân chia khoang của tấm chặn bụi chỉ có thể giúp nước lan ra chậm chứ không thể chống được nước.
Bàn phím ZM K380 có một ưu điểm nho nhỏ so với Mitsumi đó là các nút caosu được dán cố định trên mạch chứ không để tự do, điều này khiến cho việc tháo lắp đơn giản hơn nhiều, tuy nhiên keo dán trên nút của ZM K380 không được chất lượng như một loại bàn phím mà game thủ Starcraft rất yêu thích đó là DT 35 của Samsung, bàn phím này cũng sử dụng keo dán nút cao su vào mạch nhưng là loại keo chắc chắn hơn nhiều so với ZM K380.
Đó là cảm quan về chiếc bàn phím của Combo.
Về phần chuột trong combo K380
Về thiết kế bên ngoài của Zalman K380 chúng tôi đã có nói tới trong bài viết trước, đó là dáng cong đều 2 bên, phù hợp sử dụng được cả 2 tay, hình dáng nhỏ vừa tay với những người có bàn tay nhỏ hơn so với Mitsumi.
Vậy bên trong loại chuột này có gì? Hãy cùng tìm hiểu.
Nội thất chuột quang trong combo có thể nói là đơn giản đến mức tối giản, không bao gồm những linh kiện thừa thãi. Nhìn vào chỉ có 2 bộ phận chính đáng chú ý đó là Switch của hãng Kailh, một hãng khá nổi tiếng đối với dòng chuột bình dân, loại switch này được nhiều người đánh giá là có độ nảy tốt, cảm giác bấm nhẹ và chính xác, đây là loại switch đã từng xuất hiện trong một số sản phẩm giá rẻ của Logitech.
Sensor quang của ZM K380 là loại cảm biến đời mới nên kết cấu nhỏ nhẹ hơn với độ nhạy 1000 DPI, đặc biệt là cảm biến loại mới nên có thể hoạt động trên cả mặt kính, một điểm mà ít có loại chuột phổ thông (thậm chí là 1 số chuột cao cấp đời cũ cũng bó tay).
Video đang HOT
Nhưng có những tính năng mới không có nghĩa là cảm biến này có thể so sánh với những tên tuổi xuất hiện trong Razer hay Steel Series bởi độ chính xác của chuột trong combo ZM K380 vẫn chỉ ở mức chấp nhận được khi sử dụng trên những bề mặt không đồng nhất như vân gỗ hay mặt kính. Tất nhiên nếu sở hữu 1 tấm pad rẻ là cũng có thể cải thiện đáng kể độ chính xác.
Dây dẫn chuột có phần hơi cứng nếu xét trên từng sợi lẻ, nhưng do phần cao su bọc dây rất mềm nên dây chính phía bên ngoài cũng rất mềm mại, không bị cứng giống như những sản phẩm nhái Mitsumi (loại thật có dây rất nhỏ và mềm).
Một phần không thể không nhắc tới ở chuột đó chính là feet chuột, là 4 miếng nhựa nhỏ mỏng lót mặt dưới chuột, tác dụng là giảm thiểu lực ma sát với mặt bàn đồng thời và bảo vệ mặt dưới chuột.
Tác dụng phụ của feet chuột cũng là để ổn định tốc độ di chuột, feet chuột càng lớn khả năng ổn định càng cao, nhưng bù lại ma sát sẽ tăng làm tốc độ giảm, vì thế feet chuột cao cấp thường được làm bằng một loại nhựa mềm và trơn đó là nhựa Teflon, còn với các loại chuột giá rẻ, người ta sử dụng nhựa thường để tiết kiệm chi phí nên thường có kích thước feet rất nhỏ giống như 4 chấm tròn ở 4 góc chuột để tránh làm tăng ma sát.
Một đặc điểm có thể thấy ở nhựa Teflon đó là khi cậy feet, miếng nhựa này sẽ bị biến dạng rất lớn vì độ mềm của nhựa này, còn loại nhựa thường thì vẫn sẽ giữ hình dạng.
ZM K380 lại sử dụng 4 feet khá lớn và cũng làm bằng nhựa Teflon nên nếu có pad thì độ ổn định của ZM K380 sẽ vượt trội hơn so với các dòng chuột phổ thông khác ở phân khúc văn phòng.
Kết luận
Với mức giá 220 ngàn đồng, đối với 1 combo vừa chuột và bàn phím, Zalman tỏ ra phù hợp với đối tượng là những người có kinh tế không quá mạnh, chỉ đủ để đầu tư vào case còn chuột và bàn phím chỉ chống cháy.
Hoặc với đối tượng là các phòng máy công cộng, quán net, nơi bàn phím thường xuyên bị rơi bẩn, tàn thuốc lá hoặc nguy cơ đổ nước vào bàn phím cao.
Theo Genk
Meka G1 Prime Edition: Bàn phím cơ dành cho game thủ
MEKA G1 mang duy nhất một nhược điểm chung của bàn phím cơ: giá thành cao.
Những sản phẩm gaming gears của Tt eSPORTS, một thương hiệu của Thermaltake,đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, cả ở nước ngoài và ở Việt Nam.Sự thành công đó một phần khá lớn đến từ thiết kế phù hợp với nhu cầu khi chơi game, đặc biệt là với game RTS, giúp game thủ dễ dàng đạt được sự "thăng hoa" trong các trận đấu kịch tính.
Hãy cùng tôi tìm hiểu mẫu bàn phím cơ mới ra mắt vừa qua, MEKA G1 Prime Edition, sản phẩm hợp tác giữa đội game nổi tiếng của Hàn Quốc và TT esports.
Box và phụ kiện
Hộp khá bắt mắt với hình ảnh của PRIME, đội game Starcraft 2 chuyên nghiệp đến từ Hàn Quốc. Đứng giữa là MarineKing, ngôi sao của đội với khả năng micro marine cực đỉnh. Cảm nhận của tôi là hộp của sản phẩm khá chắc chắn và gọn gàng.
Cùng khui thùng bên trong, ngay khi mở hộp là miếng lót giới thiệu những ưu điểm nổi bật của Meka Prime như sử dụng phím cơ học có độ bền 50 triệu lần nhấn, tần số gửi nhận tín hiệu Pooling rate lên đến 1000Hz, tích hợp sẵn cổng USB và Audio phía sau, dây cáp chống cắt chuẩn quân đội,...
Phụ kiện bao gồm một sách hướng dẫn, một kê tay có thể tháo rời và đầu chuyển USB-PS/2.
Đập vào mắt là bộ phím chắc nịch với màu đỏ rất bắt mắt. Cảm thử bàn phím khá nặng, từ thân đến dây cáp, nhẹ nhất chắc là phần kê tay làm từ nhựa dẻo.
Kê tay với logo TT Esports khá nổi bật với tông màu đỏ/đen. Phần dưới kê tay còn được thiết kế thêm một giàn feet cao su để tăng độ bám cho bàn phím.
Đánh giá sơ bộ, việc Meka Prime có kê tay là thiết kế phù hợp với game thủ, đặc biệt là chinh chiến trong thời gian lâu thì bền sức là điều khá quan trọng. Thiết kế chắc chắn, dây dợ to dài và tích hợp nhiều cổng cắm ngay trên bàn phím cũng là một điểm cộng khi mang phím đi đấu. Chi tiết các tính năng có điểm nào phù hợp với game thủ nữa sẽ được làm rõ ở phần tiếp theo.
Thiết kế và kiểu dáng
Về ngoại hình, không có quá nhiều khác biệt giữa MEKA G1 Prime team và đàn anh MEKA G1. Vẫn chung kích thước 16.93" x 6.3" x 1.57", layout chuẩn ANSI với 104 phím cho thị trường Việt Nam. Phím Windows bên trái được thay bằng phím Fn để đảm bảo không nhấn nhầm trong lúc chơi game. Phím Fn kết hợp với cụm phím từ F1-F7 sẽ trở thành các hot key multimedia.
Có thể thấy rõ ràng nhược điểm đầu tiên của MEKA G1 là không có đèn led dưới phím, một điểm trừ so với những đối thủ cạnh tranh đến từ Razer hay Cooler Master.
Bàn phím khá nặng, độ dày tạo cảm giác chắc chắn lẫn các nút có độ cao rất hợp lý với game thủ. 4 feet cao su chắc chắn đảm bảo không bị xô lệch.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy so với phiên bản thường MEKA G1 là có 14 nút có màu đỏ nhạt khá lạ mắt. Đây là những nút được dùng thường xuyên nhất trong Starcraft 2 nói riêng và RTS nói chung.
Phím ESC in logo của team PRIME, khá đẹp.
Logo rồng khá ấn tượng nơi kê tay, to và rất dễ nhận thấy với người quan sát. Hơi tiếc là logo này không phát sáng được như dòng bàn phím Tt eSPORTS Knucker.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất của dòng phím cơ Tt eSPORTS Meka so với các bản phím cơ đang có hiện nay là dây cáp rất to, hầm hố. Được quảng cáo là cáp chuẩn chống cắt quân đội, tôi đã thử dùng kéo cắt thì khá là khó. Với điều kiện sử dụng thông thường thì quả thật dây này rất dày và bền.
Lý do khiến dây cáp lớn là bởi Tt eSPORTS tích hợp luôn 4 dây vào trong dây chính. Tuy nhiên, với sợi cáp to này, ngoài việc chống đứt thì Meka Prime còn dùng để chứa 3 dây truyền tín hiệu, bao gồm dây cho cổng USB và Audio, giúp có thể cắp các thiết bị usb và tai nghe ngay từ bàn phím mà ko cần với tay ra sau case.Đây chính là một trong những thiết kế phù hợp với game thủ khi chơi game, đặc biệt là mang bàn phím đi chinh chiến.
Thêm một điểm tiện lợi là Meka Prime có sẵn cụm phím multimedia giúp điều khiển âm lượng nhanh chóng mà ko cần phải ngưng game giữa chừng.
Tính năng
- Switch, sự thay đổi đáng giá
Khác với đàn anh sử dụng Cherry black switch để tối ưu cho game, MEKA G1 PRIME sử dụng Cherry brown switch. Sử dụng brown switch đồng nghĩa với việc lực để nhấn phím sẽ giảm đi đáng kể (45g so với 60g của black switch), và sẽ không cần phải bấm đến hết hành trình phím (2-4mm so với 4mm) để bàn phím hiểu rằng ta muốn nhấn một nút nào đó. Điều này đồng nghĩa với việc các tác vụ văn phòng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, và phù hợp cho những game RTS hay MOBA, vốn cần thao tác bàn phím điên cuồng.
Theo cảm nhận của tôi, so với đối thủ đến từ những thương hiệu khác, lực để nhấn phím của MEKA G1 Prime có vẻ nhẹ hơn một chút. Có lẽ vì keycap của TT esports làm dầy hơn và nặng hơn.
Nút nhấn (keycap) ngoài được thiết kế cao phù hợp với việc chơi game, còn có độ nhám khá thích hợp. Nếu dùng lớp nhám phủ thông thường, sau một thời gian chơi sẽ bị sờn trông khá xấu, còn nếu chỉ dùng nhựa bóng thông thường thì không được đẹp. Keycap của Prime phải nói là khá ổn, sờ mát tay, có độ nhám nhẹ cần thiết. Khi nhấn nhanh, liên tục bạn sẽ thấy chất liệu bề mặt phím là một điều gamer chuyên nghiệp khó có thể bỏ qua.
Điểm trừ thứ hai với cá nhân tôi là key cap in nổi. Key cap in nổi sẽ cho cảm giác bám phím tốt hơn, nhưng bù lại sẽ dễ bám bẩn, nếu người sử dụng bị ra mồ hôi tay và phòng nhiều bụi.
- Thử nghiệm
- Đầu tiên, tôi thử tính năng anti-ghosting, (một tính năng thể hiện khả năng nhấn phím kép tạo combo khi chơi game) bằng việc giữ cả hai phím SHIFT, và đánh dòng chữ:
THE QUICK FOX JUMPS OVER THE LAZY DOG.
Phần lớn các bàn phím, kể cả những bàn phím được quảng cáo là anti-ghosting thường không qua được bài test này. Với MEKA G1, không có một chữ cái nào bị bỏ qua. Tính năng anti-ghosting hoàn hảo.
Tiếp đến tôi thử một tính năng nữa cũng được TT esports nhấn mạnh là NKRO với jack cắm PS/2 (cần lưu ý là với giao tiếp USB thì chỉ có thể nhận 6 phím hoạt động cùng lúc)
Để test tính năng Key Rollover của MEKA G1 PRIME tôi tiến hành test ở các combination quan trọng đối với game FPS như CS và CF, kết quả là MEKA G1 PRIME pass tất cả các combination được thử:
ASX: Passed
WDE: passed
SDC : passed
WAQ: passed
CTRL-AQ: passed
ESDF variations with other keys: passed
ARROW KEY cluster and a bunch of other keys: passed
CAPSLOCK-LSHIFT-S : passed
Tiếp đó, tôi thử với phần mềm Passmark keyboard test, bạn có thể download bản dùng thử tạiđây
Kết quả test không làm tôi thất vọng, MEKA G1 Prime nhận cùng lúc tất phím được nhấn (những phím được tô màu xanh trên phần mềm).
Thử với game, đầu tiên tôi thử với tựa 2 tựa MOBA là DOTA 2 là LoL.
Brown switch mang lại cảm giác kiểm soát tốt, và quan trọng hơn là không gây mỏi tay nếu ấn phím liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Điều này thực sự quan trọng khi last hit/deny trong DOTA2, lúc đó 2 phím A và S để được nhấn liên tục. Có thể nói rằng MEKA G1 PRIME đã hỗ trợ tôi khá nhiều trong việc farm cũng như thực hiện những pha combo chuẩn xác.
Tiếp đó tôi tiến hành thử với CS:GO. Dù không thực sự thiết kế cho FPS, nhưng theo cảm nhận của tôi MEKA G1 PRIME cũng đã làm tốt vai trò của mình. Nút bấm chắc chắn, trọng lượng bàn phím nặng khiến việc di chuyển trong CS:GO được thực hiện dễ dàng và chuẩn xác hơn.
Ở bàn phím game, tôi không quan tâm đến những nút bấm macro, vì việc quá để ý đến những nút macro sẽ khiến người chơi đôi lúc mất tập trung và thường bỏ lỡ diễn biến game. Vì vậy với cá nhân tôi thì MEKA G1 PRIME thực sự đã làm quá tốt vai trò của mình.
Kết
- Ưu điểm:
- Sử dụng brown switch phù hợp cho cả game và các tác vụ văn phòng.
- Cách bố trí phím chuẩn, dễ dàng làm quen.
- Thiết kế chắc chắn, có kê tay đi kèm
- Có hub usb và audio port tiện lợi
- Màu sắc độc đáo không "đụng hàng"
- Nhược điểm:
- Có thể hơi to với một số người thích dòng phím nhỏ gọn.
- Không có đèn led dưới phím.
- Key cap in nổi, dễ bám bẩn hơn những loại key cap khác.
MEKA G1 mang duy nhất một nhược điểm chung của bàn phím cơ: giá thành cao. Ngoài ra tôi vừa ý với hầu hết những tính năng của sản phẩm, đặc biệt là cảm giác gõ phím. Đây là sự lựa chọn hợp lý cho không chỉ game, mà cả những người phải thường xuyên sử dụng bàn phím cho công việc như coder. Hãy thử cảm nhận sự vượt trội của bàn phím cơ với MEKA G1 Prime edition.
Theo VNE
6 mẫu chuột máy tính đáng mơ ước Có thể không sở hữu thiết kế quá độc đáo, giá trị của những chú chuột máy tính này đến từ lớp vàng hoặc lớp đá quý được phủ trên thân mình. Chuột máy tính là một trong số những phụ kiện quan trọng nhất đi kèm với những chiếc máy tính. Hình thức sơ khai nhất của chuột máy tính xuất hiện...