Bến Tre: Quy trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra dạy học thêm trái quy định
UBND tỉnh Bến Tre vừa có văn bản gửi các sở ngành, UBND các huyện thành phố về việc tăng cường phối hợp quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh tiêu cực trong dạy thêm học thêm (DTHT), chấm dứt tình trạng DTHT không đúng quy định.
Ảnh minh họa/internet
Trong đó yêu cầu Sở GD&ĐT tiếp tục quán triệt trong toàn ngành nâng cao nhận thức về chủ trương của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về dạy thêm học thêm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất về việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của giáo viên, việc DTHT trong và ngoài nhà trường; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp hữu hiệu nhằm chấm dứt tình trạng DTHT không đúng quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong DTHT.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, thành phố nếu tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, thành phố nếu để xảy ra xảy ra tình trạng DTHT trái quy định trên địa bàn phụ trách.
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thẩm quyền được giao và tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, kiểm tra, theo dõi, tuyệt đối không để giáo viên nhà trường DTHT trái quy định; kiên quyết xử lý kỷ luật giáo viên vi phạm quy định DTHT; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng GD&ĐT nếu để giáo viên của nhà trường vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
Với các sở, ngành trong tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu quán triệt sâu sắc, đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh nắm rõ chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, quy định của UBND tỉnh về tổ chức, quản lý hoạt động DTHT trên địa bàn tỉnh; xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT…
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Cha mẹ tìm hiểu kỹ nơi con sẽ đến học
Theo báo cáo 'Không ngừng vươn cao' của HSBC cuối năm 2017, có hơn 63.000 du học sinh VN tại các nước. Trong số này có nhiều du học sinh đã từng lâm vào tình trạng trầm cảm thời gian đầu đến nơi mới.
Du học sinh VN cùng bạn bè các nước tại Nhật Bản - ẢNH: NGỌC HIỆP CUNG CẤP
Theo bà Nguyễn Anh Thi, tác giả cuốn sách Đồng hành du học cùng con, trên thực tế, từ khi có việc đi du học, nhiều cha mẹ ở VN rất tích cực "chạy đua vũ trang" khi cho con học thêm, học nếm đủ thứ. Vì vậy, con lâm vào tình trạng quá tải. Bởi một mặt, học sinh phải học thêm cho đầy đủ tiêu chuẩn của trường VN đang theo học; mặt khác đua cho đủ tiêu chuẩn của các trường chuẩn bị du học ở nước ngoài. Kết quả chung là không đâu vào đâu, trừ một số thần đồng, siêu sao.
"Kinh nghiệm của tôi khi con còn ở VN là mạnh dạn từ bỏ phần lớn các tiêu chuẩn theo kiểu VN nếu đã chuẩn bị cho con đi du học. Tập trung vào tiêu chuẩn mà mình định hướng tới. Ví dụ đầu tiên tôi bàn với cháu thôi không theo đội tuyển học sinh giỏi tin học nữa và dành thời gian học SAT 1. Tiếp theo là cháu không đi học thêm, chỉ mời một sinh viên tới nhà dạy kèm. Vậy có bài khó có thể hỏi mà đỡ phải đi ra ngoài đường. Ngày cuối tuần thì tham gia sinh hoạt cộng đồng, đi bơi, tham gia hướng đạo sinh. Thế là giải tỏa áp lực đáng kể. Vì vậy con tôi mới có đủ thời gian và sức khỏe lo cho việc du học và học bổng".
Theo bà Thi, việc cha mẹ cùng con tìm hiểu thật kỹ hoàn cảnh nơi con đến học là rất quan trọng. Điều này tránh cho con bị rắc rối, cũng không bị ảnh hưởng tâm lý. Một người bạn của bà cho con đi Mỹ du học, ngay tuần đầu tiên khi đưa con qua đã mất 50.000 USD phí chuyển trường cho con vì không phù hợp. Một du học sinh khác khi gia đình cho qua Mỹ học tại một tiểu bang vùng Trung Tây xa xôi, khi tới nơi viết thư về nhà kể: "Cái tòa nhà mà nhà mình thấy trong hình mà công ty du học giới thiệu đúng là nơi có trường con. Nhưng trường của con chỉ là một lớp học có 15 bạn được thuê trong tòa nhà đó thôi. Chắc con phải chuyển trường".
Theo Ngọc Hiệp, hoa khôi du học sinh VN tại Nhật Bản năm 2017, cần chuẩn bị tốt kiến thức ở VN, tìm hiểu thêm về văn hóa, giáo dục của nước sẽ đến học. Hiệp cho rằng điều phải chuẩn bị tốt nhất là ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ chưa tốt, giáo viên giảng bài không thể hiểu và theo dõi bài học, không nói chuyện được với bạn bè quốc tế, không tự mình đi mua sắm, không tìm được việc làm thêm sẽ khiến du học sinh bị trầm cảm, lo lắng và khó hòa nhập được với cuộc sống mới.
Theo thanhnien.vn
Quảng Nam: Hiệu trưởng để giáo viên vi phạm dạy thêm, học thêm sẽ bị xử lý Dù chưa bắt đầu vào năm học mới nhưng Sở GD-ĐT Quảng Nam đã có văn bản gửi lãnh đạo các Phòng Giáo dục huyện, thị xã, thành phố và Hiệu trưởng các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú về việc xử lý những trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. Theo ông Hà Thanh Quốc -...