Bền bỉ với học trò yếu, kém
Từ hơn 1.000 học sinh (HS) ở năm học trước, sang năm học mới 2012-2013, số HS yếu, kém trên địa bàn quận Hải Châu (Đà Nẵng) chỉ còn lại hơn 100 em. Đằng sau mức giảm ấn tượng đó, là tấm lòng bền bỉ của các thầy, cô giáo.
Mỗi “ca” HS yếu, mỗi khó
“Cái khó của Dung không phải là em lười học, mất căn bản mà do bệnh tật, khả năng tiếp thu kiến thức của em hạn chế nhiều so với những bạn bè cùng trang lứa. Cả năm, Dung không bỏ một buổi học nào, nhưng cuối năm học vừa rồi, mức xếp loại của em vẫn là “yếu – kém” phải thi lại”. Đó là trường hợp một HS yếu – kém, một “ca” khó lên lớp mà cô Võ Thị Diệu Hạnh (THCS Lê Thánh Tôn, Đà Nẵng) “để tâm tới và tìm cách giúp HS vượt khó”.
Với cô Hoàng Thị Mai Thảo, trong năm học 2011-2012 vừa rồi, qua các bài kiểm tra, cô phát hiện trong lớp 1 ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu do cô chủ nhiệm có 2 em HS yếu – kém. Ở môn Tiếng Việt, cả 2 em đều đọc sai, không nhớ âm, vần; bài tập tìm tiếng có âm vần, các em không tìm được, cũng như không biết chọn âm, vần phù hợp cho bài tập điền âm, vần.
Tình hình học Toán của các em cũng không khá hơn. Dù đã học gần xong chương trình lớp 1, thậm chí có một em đã học lại lớp 1 nhiều năm, nhưng 2 HS này đều gặp khó khăn khi thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, hay khi nhận biết, phân biệt giữa hình vuông và hình tròn.
Thống kê trên địa bàn Q. Hải Châu ở năm học trước, có hơn 1.000 “ca” khó như vậy. Thầy Nguyễn Tấn Hạnh – phó hiệu trưởng Trường THCS Kim Đồng (Q. Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết: “Mỗi học sinh yếu, kém đều có những nguyên do, những khó khăn riêng để giáo viên có thể tiếp cận, kèm cặp các em học hành tiến bộ và ngoan hơn. Có em do thiểu năng trí tuệ, khuyết tật nên khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế. Có em lười học, ít tập trung do mất căn bản từ cấp lớp dưới. Có em không những không tham gia các hoạt động dạy và học trong lớp, mà còn chọc phá các bạn hay ngồi ngủ ngay trong giờ học ở lớp. Có em rời trường về nhà là “đốt” thời gian vô game, đi chơi lêu lổng; thậm chí, có em nghe lời bạn bè hư rủ rê, muốn bỏ học hẳn…”.
Video đang HOT
Các thầy, cô giáo giúp HS yếu, kém tiến bộ được ngành giáo dục quận Hải Châu (Đà Nẵng) tặng Bằng khen.
Chỉ sợ lòng không bền
Nhận phụ đạo, bồi dưỡng cho mỗi HS yếu – kém vươn lên trong học tập là mỗi khó khăn riêng. Thế nhưng cái khó nhất, theo nhiều thầy cô giáo là “chỉ sợ lòng không bền”.
Hiểu được hoàn cảnh của cô học trò Thùy Dung do chịu di chứng chất độc da cam nên khả năng tiếp thu kiến thức bị hạn chế, cô Võ Thị Diệu Hạnh (GV Trường THCS Lê Thánh Tôn, Đà Nẵng) gắng tìm phương pháp dạy học đặc biệt phù hợp giúp cô học trò đặc biệt.
Cô nói: “Với những học trò như Dung cần có những thầy, cô giáo tận tâm và bền bỉ. Một chút thành tích nhỏ của em có được không hề đơn giản như những bạn bè cùng trang lứa khác”. Và với sự bền bỉ chỉ dạy từng bài học của cô giáo, từ một “ca” khó lên lớp, Dung đã vượt qua kỳ thi lại, học lực yếu – kém tiến bộ lên mức Trung bình.
Với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Diệu Hạnh (ngoài cùng, bên trái), em Thùy Dung (giữa) và các bạn HS yếu – kém khác đã vượt qua “ải” khó lên lớp.
Thầy Hồ Quang – GV bộ môn Văn Trường THCS Nguyễn Huệ, một trong những GV thành công trong công tác phụ đạo, giúp các em HS yếu – kém ở trường tiến bộ, chia sẻ: “Thiết nghĩ, để HS tham gia tốt việc phụ đạo thì trước hết phải giúp các em vượt qua những khó khăn, trở ngại từ chính bản thân, gia đình các em… Nhất là sự mặc cảm khi các em có tên trong danh sách HS yếu – kém, phải học phụ đạo.
Chúng tôi đã chủ động tìm hiểu thông tin liên lạc với phụ huynh HS qua GV chủ nhiệm và phòng giáo vụ, đề nghị phụ huynh cùng phối hợp giáo dục con em. Trước hết là để các em đi học phụ đạo chuyên cần, tôi sẽ gọi báo phụ huynh nhắc nhở con em nếu HS không đến lớp. Có trường hợp, GV phải tới tận nhà để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, giúp các em tháo gỡ những khó khăn khách quan, được tạo điều kiện thuận lợi hơn để đến lớp học.
Trong lớp học, chúng tôi tận tình sửa sai cho HS từng lỗi nhỏ, giúp các em lấy lại kiến thức căn bản. Người thầy vừa là một gia sư, vừa như là phụ huynh… để các em có thể chia sẻ những khó khăn, những tâm tư. Từ đó, các em tin tưởng thầy, cô giáo hơn và mạnh dạn trao đổi ý kiến hơn. Và với những HS yếu – kém, chúng tôi không bao giờ kiệm lời khen khi các em có tiến bộ trong học tập, rèn luyện đạo đức dù là một tiến bộ nhỏ”.
Bền bỉ và bền bỉ, từ 1.149 HS yếu – kém sau kỳ thi kiểm tra học kỳ I năm học 2011-2012; đến cuối năm học, chỉ còn 444 HS; và sau kỳ học phụ đạo trong hè, sang năm học mới, toàn Q. Hải Châu (Đà Nẵng) chỉ còn khoảng hơn 100 HS. Không chỉ tiến bộ từ lực học Yếu – Kém lên mức Trung bình; mà đặc biệt có nhiều HS vươn lên mức học lực Khá – Giỏi. Phòng GD Quận đã tổ chức khen thưởng các thầy, cô giúp HS tiến bộ thành công và cả các em HS đã vượt khó vươn lên trong học tập. Song, như cô Diệu Hạnh nói thay tấm lòng người làm thầy: “Phần thưởng lớn nhất với người thầy là sự tin yêu, sự tiến bộ trong học tập của học trò. Và với các em HS, chúng tôi nghĩ các em có thể tự hào vì đã vượt lên chính mình”.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Cấm dạy thêm, học thêm: Khó khả thi
Tại hội nghị giao ban 10 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Phú Yên ngày 12-11, vấn đề quản lý dạy thêm, học thêm được tập trung mổ xẻ
Ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, cho rằng nhiều điều quy định tại Thông tư 17 khó khả thi. Theo thông tư này, giáo viên không được dạy thêm học sinh chính khóa nhưng nếu họ đến một trung tâm nào đó dạy thêm lại gặp học sinh do mình đứng lớp đến học thì lẽ nào không được giảng dạy? Giáo viên chỉ được dạy thêm tại các trung tâm hoặc trường học nhưng hiện cơ sở vật chất ở các trường không đủ điều kiện để tổ chức dạy thêm.
"Hiện nay, các trường đều tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém không thu tiền. Khi tổ chức dạy thêm tại trường, những học sinh này lại đến học. Như vậy, đã có sự chồng lấn giữa phụ đạo và dạy thêm tại trường" - ông Thạch phân tích.
Theo ông Phan Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, Thông tư 17 xem việc dạy thêm, học thêm chỉ ở mặt tiêu cực, không đề cập mặt tích cực. Thực tế, nếu việc dạy thêm, học thêm tự nguyện sẽ giúp học sinh nâng cao kiến thức, giáo viên được nâng cao tay nghề. Ông Hồng cho rằng điều quan trọng là đưa ra cách quản lý hiệu quả chứ không phải bằng cách cấm đoán hay hạn chế tối đa. "Rõ ràng việc học thêm là một nhu cầu của xã hội" - ông Hồng khẳng định.
Đại diện các sở GD-ĐT 10 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đều cho rằng hiện còn nhiều giáo viên chưa hiểu kỹ những quy định dạy thêm, học thêm theo Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT. Vì thế, bộ cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên nghĩ rằng Thông tư 17 cấm dạy thêm là không đúng. "Giáo viên không được tổ chức dạy thêm chứ không phải không được dạy thêm" - ông Hoàn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết vì chưa có hướng dẫn cụ thể về việc dạy thêm, học thêm nên địa phương này đã tạm dừng việc triển khai Thông tư 17. Phó Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Trúc, yêu cầu bên cạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn Thông tư 17, các sở GD-ĐT cần thông tin chi tiết những quy định của thông tư này đến từng giáo viên để tránh tình trạng làm sai vì không hiểu rõ.
Theo người lao động
Cấm dạy thêm ở bậc tiểu học: Cấm cho có? Trong dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD- ĐT vừa công bố có nội dung không dạy thêm cho HS tiểu học. Nhưng bên cạnh việc cấm, lại có thêm "điều kiện mở" đi kèm làm nhiều người không thể nghĩ: Cấm cho có. Đã "cấm" còn "mở" Theo nội dung dự thảo quy định không dạy thêm...