Belarus chào hàng Việt Nam, ĐNA gói nâng cấp “taxi” BTR-50
Với phiên bản nâng cấp mới lên chuẩn BTR-50PKM, những chiếc xe bọc thép chở quân lạc hậu có sức mạnh hoàn toàn mới.
Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, tại triển lãm quốc phòng thường niên DSA 2014 ở Kuala Lumpur (Malaysia), Công ty chuyên nâng cấp và sửa chữa tăng thiết giáp Minotor của Belarus đã giới thiệu gói nâng cấp lớn cho dòng xe thiết giáp chở quân BTR-50.
BTR-50 là mẫu xe thiết giáp chở quân cho Liên Xô phát triển dựa trên xe tăng hạng nhẹ PT-76, được giới thiệu vào 1954 và sử dụng cho tới ngày nay.
Vũ khí chính của BTR-50 gồm các súng máy 7,62mm hay súng máy phòng không 14,5mm, trọng lượng 14,5 tấn và có thể mang theo 22 binh lính bao gồm cả kíp lái
Xe thiết giáp chở quân BTR-50PKM.
Tuy đã rất lạc hậu, BTR-50 vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, một số nước nằm ở Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia dùng số lượng khá lớn BTR-50. Vì thế không lạ khi Belarus đem gói nâng cấp BTR-50PKM tới DSA 2014.
Các chuyên gia cho hay, gói nâng cấp của công ty Minotor khá phù hợp với điều kiện của các nước Đông Nam Á và tăng đáng kể thời gian sử dụng của những chiếc BTR-50 lỗi thời nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cho chiến tranh hiện đại.
Video đang HOT
Gói nâng cấp này tập trung với sự thay đổi đối với các bộ phận chính như động cơ (dùng UTD-20 300 mã lực), hộp số, tay lái điều khiển, hệ thống phanh nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng cũng như hình dáng của xe không thay đổi quá nhiều.
Hệ thống lái nâng cấp trên BTR-50PKM.
Hiện nay, các công ty Đông Âu từng sở hữu số lượng vũ khí để lại sau khi Liên Xô tan rã, đang tận dụng nguồn vũ khí này thành các hợp đồng quân sự béo bở. Với số lượng các nước có sử dụng vũ khí của Liên Xô ở Đông Nam Á là khá cao, đây có thể là thị trường tiềm năng của số vũ khí trên.
Theo Kiến thức
Chạy đua khu trục hạm Trung-Nhật: số lượng hay chất lượng hơn?
Trung Quốc và Nhật Bản đã thực sự bước vào thời kỳ chạy đua vũ trang trên biển, tốc độ đóng tàu chiến mặt nước có thể nói là nhanh nhất thế giới.
Đây là nhận định trong bài viết về chạy đua đóng tàu chiến đấu mặt nước của Tạp chí quốc phòng uy tín Khán Hòa.
Theo tờ báo này, cuộc chạy đua của Trung - Nhật tập trung chủ yếu trong đóng tàu khu trục kiểu Aegis. Dù vậy, thực tế thì đúng ra chỉ có Nhật Bản sở hữu hệ thống chiến đấu Aegis thật sự, trong khi đó, Trung Quốc chỉ là sao chép kiểu dáng, cách bố trí radar, vũ khí giống với tàu Aegis Mỹ, Nhật.
Tàu khu trục Type 052D.
Theo đó, trong những năm qua, Trung Quốc đã đóng 6 tàu khu trục "Aegis Made in China" lớp Type 052C trang bị radar mạng pha chủ động Type 346, trang bị 48 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không HHQ-9 và tên lửa đối hải YJ-62. Gần đây, nước này chính thức biên chế tàu khu trục nâng cấp Type 052D đầu tiên, cải tiến về radar và trang bị tới 64 ống phóng thẳng đứng. Dự kiến tới năm 2016, số lượng đóng và triển khai Type 052D có thể đạt tới 10-12 tàu.
Về phía Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, cho tới nay vẫn duy trì 4 tàu khu trục Aegis Kongo và 2 tàu lớp Atago được thiết kế dựa trên lớp Arleigh Burke của Mỹ. 6 tàu này được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại với radar mạng pha AN/SPY-1 cùng 96 ống phóng thẳng đứng (có thể phóng tên lửa đối không tầm xa SM-2, tên lửa đánh chặn SM-3, tên lửa hành trình Tomahawk...).
Tàu khu trục lớp Atago.
Có thể nói, xét về chất lượng, thì tàu Aegis Nhật có khả năng phòng không/đánh chặn tên lửa gấp 2 lần tàu Trung Quốc. Trong tác chiến chống ngầm, phòng không, tác chiến điện tử, chỉ huy tổng hợp, tác chiến mạng thì tàu Nhật vượt trội tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu so số lượng thì trong tương lai gần Trung Quốc chiếm ưu thế lớn khi đạt được 16-18 tàu "Aegis" Type 052C/D, đó là chưa kể lớp Type 055 đang nghiên cứu.
Tàu Atago và Kongo có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo hoàn hảo hơn chiến hạm Trung Quốc.
Dù vậy, theo Khán Hòa, ngoài tàu khu trục Aegis Kongo, Atago, Nhật Bản cũng sở hữu tàu khu trục lớp Akizuki (4 chiếc) trang bị công nghệ "nội địa" ấn tượng gồm hệ thống chiến đấu FCS-3 và tên lửa phòng không tầm trung ESSM.
Nhờ vậy, xét tổng thể thì tới năm 2015, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản sẽ có 10 tàu chiến hiện đại trang bị radar mạng pha chủ động - bị động. Số lượng này về cơ bản ngang với tàu khu trục Type 052C/D của Trung Quốc trong khoảng thời gian ngắn.
Ngoài các chiến hạm Aegis hoặc trang bị radar mạng pha hiện đại, Nhật Bản còn có 9 tàu khu trục Murasame có lượng giãn nước 6.100 tấn và 5 tàu Takanam có lượng giãn nước 6.300 tấn.
Các tàu này trang bị công nghệ hiện đại với rada quét cơ khí, hệ thống phóng tên lửa hạm đối không thẳng đứng, trung tâm xử lý thông tin chiến thuật hiện đại...
Nhưng Trung Quốc cũng không vừa khi có trong biên chế tới 18 tàu hộ vệ tên lửa Type 054A có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn. Dù rằng, xét công nghệ kỹ thuật thì tàu Nhật vượt trội nhưng số lượng thì không thể bì nổi với tốc độ đóng tàu nhanh khủng khiếp của Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Đánh giá tổng quan tình hình không quân thế giới năm 2014 Trang mạng hoàn cầu của Trung Quốc đưa tin, trang Tạp chí hàng không quốc tế của Anh vừa qua đã đăng tải báo cáo với nhan đề "Tình hình lực lượng không quân thế giới năm 2014". Bản báo cáo này nhận định, mặc dù Bộ quốc phòng Mỹ cắt giảm ngân sách quân sự và tình trạng xung đột tại khu...