Bé trai phải thở máy do ngã khi đá bóng
Không may ngã khi đá bóng, bé V. (11 tuổi, ngụ Đắk Nông) bị đau đầu gối trái. Tuy nhiên, gia đình không đưa bé đi khám vì nghĩ đó là vết thương thông thường.
Tối 26/2, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, đơn vị vừa điều trị cho bé trai N.V.V (11 tuổi, ngụ Đắk Nông) nhiễm trùng máu vì một vết trầy sau khi ngã do đá bóng.
Bác sĩ Phạm Minh Khôi, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé V. được Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông chuyển đến trong tình trạng, sốt cao, bứt rứt, suy hô hấp.
Hiện bé V. thở máy và được chăm sóc tích cực. Ảnh: BVCC
Bác sĩ đánh giá bé bị viêm phổi nặng, nhiễm trùng máu, chấn thương gối trái và dập phổi. Hiện bé đang thở máy và được chăm sóc tích cực.
Gia đình cho biết, trong lúc chơi đá bóng với bạn, bé V bị ngã. Bé kêu đau gối trái nhưng người thân nghĩ là vết thương bình thường nên không đi khám.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau 3 ngày, bé đau nhiều và được gia đình đưa đi khám. Tại bệnh viện huyện, bé được chẩn đoán chấn thương gối trái. Tình trạng trở nặng khi 2 ngày sau, bé sốt cao liên tục. Do đó, bé được đưa đến bệnh viện tỉnh và tiếp tục chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 2.
Bác sĩ Khôi lưu ý, khi thấy trẻ bị thương ngoài da, phụ huynh cần chú ý vì những vết trầy xước sẽ khiến nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Trong đó có loại vi khuẩn nguy hiểm nhất là Staphylococus aureus, thường gọi là tụ cầu vàng.
Theo bác sĩ Khôi, đa số các trường hợp có thể điều trị khỏi hẳn nhưng một số ca nặng có thể gặp di chứng, như viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng gây teo cơ, loét da. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Khôi khuyến cáo, để tránh các biến chứng trên, phụ huynh nên rửa sạch vết trầy xước dưới vòi nước bằng xà phòng hoặc Povidine pha loãng với nước muối sinh lý, sau đó đắp gạc vô khuẩn.
Khi trẻ bị sốt, sưng đau tại vết thương, người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay.
Tinh hoàn nằm trong ổ bụng bé trai
Theo lời kể của người nhà, từ khi chào đời, một bên bìu của bé trai không có tinh hoàn. Bên còn lại không nằm yên mà di động liên tục.
Bé N.T.T., 2 tuổi, quê ở Bến Tre, được cha mẹ đưa vào khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) với lý do tinh hoàn ở bìu "biến mất".
Qua thăm khám, các bác sĩ chuyên Tiết niệu sinh dục trẻ em không thấy tinh hoàn ở vùng bìu hay ống bẹn, siêu âm cũng không phát hiện vị trí tinh hoàn. Bé được chẩn đoán tinh hoàn ẩn, không sờ thấy, khả năng nằm trong ổ bụng.
Kíp mổ do tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 và thạc sĩ Lê Nguyễn Yên, Phó khoa Tiết niệu, phẫu thuật nội soi, tìm thấy tinh hoàn nằm trong ổ bụng bé.
Các bác sĩ đã đưa tinh hoàn xuống đúng vị trí bìu, đảm bảo các mạch máu cung cấp cho tinh hoàn, hệ thống ống dẫn tinh không bị tổn thương. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật, vì nếu cố gắng hạ tinh hoàn xuống, vô tình làm căng hệ thống tưới máu, làm giảm nguồn cung cấp máu, vô tinh gây teo tinh hoàn khi bé lớn lên.
Các bác sĩ thực hiện ca mổ sắp xếp lại tinh hoàn cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Sau mổ, tinh hoàn của bé trai nằm đúng vị trí trong bìu. Vết mổ sạch, bệnh nhi phục hồi tốt và được xuất viện.
TS Phạm Ngọc Thạch cho biết tình trạng của bé T. rất đặc biệt do tinh hoàn có khả năng di động với mức độ khá cao, biên độ rộng. Đây là nguyên nhân khiến người nhà sờ thấy tinh hoàn có lúc ở trong bìu, lúc ở ống bẹn, đôi khi quay ngược về lỗ bẹn sâu, ổ bụng.
Lý giải quyết nhân gây tình trạng này, TS Thạch cho biết trong thời kì phôi thai, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng, xuyên thành bụng ở vùng bẹn vào vị trí bình thường là bìu. Nếu trong quá trình này, tinh hoàn gặp phải sự cố nào đó khiến nó không nằm ở bìu mà đi ngược lên bụng, bẹn thì gọi là tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn ẩn có trong 30% các bé sinh non, nhưng với trẻ sinh đủ tháng, mức độ chỉ còn khoảng 3%. Ở những trẻ có tinh hoàn ẩn, khoảng 70% tinh hoàn sẽ xuống bìu trong những tháng đầu, nhưng sau một tuổi, tỷ lệ tinh hoàn ẩn xuống bìu rất ít, không đáng kể.
Tinh hoàn ẩn nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như xoắn tinh hoàn hay hóa ác. Khi bị tinh hoàn ẩn một bên thì bên đối diện cũng có nguy cơ hóa ác đến các trường hợp.
Các số liệu cho thấy chỉ 25% người có tinh hoàn ẩn 2 bên đã điều trị phẫu thuật mang số lượng tinh trùng bình thường. Vì thế, vô sinh là không tránh được với bệnh nhân có tinh hoàn ẩn 2 bên mà không điều trị.
Khi thấy bất thường với tinh hoàn của trẻ, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám.
Nếu trẻ có tinh hoàn ẩn đột nhiên đau thắt dữ dội vùng bẹn, sờ đau và trẻ không cho sờ, đôi khi có kèm theo nôn ói, gia đình cần nghĩ đến xoắn tinh hoàn.
Với những người có tinh hoàn ẩn để muộn sau tuổi dậy, thường là tinh hoàn sẽ teo nhỏ và nằm cao trong bụng, người bệnh có thể phải cắt tinh hoàn vì lúc này nó đã mất chức năng và để ngừa nguy cơ hóa ác.
BV nhi Đồng Nai lần đầu triển khai kỹ thuật dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng Với sự hỗ trợ của các bác sĩ đến từ Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện nhi Đồng Nai đã triển khai một kỹ thuật khó, phức tạp, đó là dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng. Các bác sĩ triển khai kỹ thuật dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng - ẢNH: LÊ LÂM Được sự hỗ trợ của các bác...