Bé trai hơn 4 tuổi bị chó nhà cắn đa chấn thương vùng đầu
Bé trai hơn 4 tuổi, ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị chó nhà cắn với nhiều vết thương vùng đầu, vết thương dài nhất 15cm, sưng nề thấm dịch đục…
Ngày 5/3, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, ngày 20/2/2021, đơn vị tiếp nhận bệnh nhi Trần Văn D (53 tháng tuổi), ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập viện với lý do “đa vết thương vùng đầu do chó cắn”.
Hình ảnh bệnh nhi sau mổ.
Người nhà bệnh nhi cho biết, cháu bé bị chó nhà cắn cùng ngày, có nhiều vết thương vùng đầu. Sau tai nạn bệnh nhân được sơ cứu tại bệnh viện huyện. Tiếp đó, bệnh nhi được chuyển lên bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng: ý thức li bì, gọi hỏi trả lời chậm, nhiều vết thương vùng đầu, vết thương dài nhất 15cm, sưng nề thấm dịch đục.
Ngay sau đó bệnh nhân được tiến hành chụp film CT scanner sọ não, hồi sức, dùng kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn. Trên film CT scanner sọ não có hình ảnh của vỡ nát xương thái dương, xương chẩm trái gần với vị trí xoang tĩnh mạch, kèm hình ảnh mảnh xương di trú vào bên trong não.
Với chẩn đoán “vết thương sọ não hở vùng chẩm và thái dương trái do chó cắn”, bệnh nhân được hội chẩn liên chuyên khoa và có chỉ định mổ cấp cứu.
Video đang HOT
BS Dư Văn Nam, phẫu thuật viên chính cho biết, tiên lượng ca mổ phức tạp, nguy cơ mất máu nhiều vì vết thương ở vùng có xoang tĩnh mạch não. Các phẫu thuật viên đã tiến hành bộc lộ vùng tổn thương, lấy bỏ mảnh xương vụn nát, mảnh xương di trú vào trong não, lấy bỏ não dập, bơm rửa, cầm máu vùng não bị tổn thương, tạo hình vá kín màng não bị rách.
Sau đó tiến hành cắt lọc, bơm rửa, khâu phục hồi vết thương da đầu. Sau 3 giờ đồng hồ, ca mổ được hoàn thành, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức sau mổ, dùng kháng sinh, thay băng vết mổ. Sau 3 ngày bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, không có di chứng não, vết mổ khô. Sau thời gian điều trị, bệnh nhi được xuất viện.
BS Dư Văn Nam cho biết thêm, hàng năm vẫn có nhiều trẻ em bị chó cắn phải vào Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phẫu thuật cấp cứu. Do trẻ em nhỏ nên thường bị chó tấn công vào vùng đầu, mặt, cổ. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ nên hạn chế nuôi chó, nếu nuôi phải được tiêm phòng, xích nhốt ở khu vực xa trẻ em, có rọ mõm, nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc, đùa nghịch khi chó đang ăn, ngủ.
Với các tổn thương phức tạp như trường hợp vết thương sọ não hở do chó cắn nêu trên, cần được phẫu thuật tại cơ sở y tế nhi khoa chuyên sâu nhằm hạn chế tổn thương sức khỏe, tinh thần và di chứng cho người bệnh.
Bé 2 tuổi tử vong nghi uống nhầm xăng
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ xác định trong ruột bé có xăng. Dù đã được cấp cứu, nhưng do tình trạng nặng, bé L. đã tử vong.
BV Nhi Thanh Hóa, nơi bé L. điều trị trước khi tử vong (ảnh: internet)
Ngày 17/9, BV Nhi Thanh Hóa cho biết, bệnh nhi Đ.T.L (SN 2019, trú tại thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) vừa tử vong do uống nhầm xăng.
Trước đó, sáng ngày 15/9, bệnh nhi Đ.T.L. được chuyển từ BV Đa khoa Thọ Xuân xuống cấp cứu trong tình trạng toàn thân tím tái, đặt nội khí quản nghi uống nhầm xăng.
Tại BV, các bác sĩ xác định trong ruột bé có xăng nên đã nỗ lực cấp cứu. Tuy nhiên, do tình trạng nặng nên đến 12h cùng ngày bệnh nhi không qua khỏi.
Nhận được thông tin, Công an huyện Thọ Xuân đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, ghi nhận lời khai của những người có liên quan. Tuy nhiên, phía gia đình đã từ chối giải phẫu tử thi và cam kết không có khiếu kiện gì đến cơ quan chức năng.
Theo kết quả xác minh ban đầu của cơ quan công an, vào khoảng 8h ngày 15/9, ông Lê Viết H. (SN 1977, trú tại thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân) sang nhà anh Đ.V.L. (bố bé L.) hút xăng từ xe máy của anh L. vào chai nhựa.
Sau đó, ông H. mang chai xăng sang nhà hoang bên cạnh nhà anh L. để đốt ong. Còn thừa một ít xăng trong chai, ông H. đã đóng nắp và ném sang sân nhà anh L. Cơ quan chức năng cho rằng, có thể bé đã uống phải chỗ xăng còn lại nên dẫn tới ngộ độc.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho rằng, gia đình không được để những hóa chất, thuốc ở tầm với của trẻ. Đặc biệt, phụ huynh không đựng hóa chất vào những chai, hộp bởi trẻ dễ nhầm thành đồ uống, đồ ăn được.
Trường hợp trẻ uống nhầm hóa chất, phụ huynh phải bình tĩnh sơ cứu và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế và thông tin cho bác sĩ về hóa chất nghi ngờ trẻ đã uống để có liệu pháp phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc hóa chất
- Trẻ bị đau họng, buồn nôn và nôn, môi lưỡi đỏ hoặc bị phồng rộp, ra máu, đau tức thượng vị, đau ở mũi rồi lan ra khắp bụng.
- Trẻ khó thở, thở gấp, mặt mũi tím tái, thở cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, có biểu hiện của suy hô hấp. Ngoài ra, trẻ thường rên rít lên do thanh quản bị co thắt.
- Da xanh xao nhợt nhạt, da nổi các vân tím, một số bé bị mất ý thức, hoảng loạn, la khóc, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh.
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất
Cho trẻ uống thật nhiều nước. Nước có tác dụng làm loãng nồng độ hóa chất có trong hệ tiêu hóa của bé.
Nếu trẻ không rơi vào hôn mê, phụ huynh nên tìm cách giúp trẻ nôn. Theo đó, dùng 200 - 300ml nước muối 0,9% cho bé uống, rồi dùng tay ngoáy họng để kích thích bé nôn ra hóa chất. Tuy nhiên, với những trẻ bị ngộ độc xăng, acid,... phụ huynh không được tiến hành gây nôn vì sẽ nguy hiểm cho bé. Thay vào đó, sau khi cho bé uống nhiều nước nên nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu. Không được dùng than hoạt tính để gây nôn cho bé.
- Sau khi sơ cấp cứu, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến BV để các bác sĩ rửa ruột cho bé. Đồng thời, mang theo loại hóa chất mà trẻ đã uống để bác sĩ xác định chủng loại và có phương pháp xử lý phù hơp.
Bác sĩ với hành trình 10 năm chữa lành những trái tim "lỗi nhịp" Là người đầu tiên đưa phương pháp điều trị tim bẩm sinh bằng can thiệp qua da về Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, 10 năm qua, bác sĩ Lê Anh Minh đã thực hiện thành công cho hơn 1.000 ca bệnh. "Mình không làm được sẽ rất thiệt thòi cho bệnh nhân" Kỹ thuật can thiệp tim mạch được thực hiện bằng cách...