Bé trai 9 tuổi nhảy lầu vì phạm sai lầm nhỏ ở trường: Bố mẹ đừng biến mình từ người thân nhất thành người đáng sợ nhất
Nếu chúng ta không cho phép trẻ con phạm sai lầm, điều đó giống với việc tự hủy hoại sự can đảm vốn có của chúng để ra ngoài khám phá thế giới.
Vốn là người thân nhất nhưng lại trở thành người cảm thấy sợ nhất
Mặc dù sự việc đã xảy ra gần 2 tháng, nhưng hình ảnh cậu bé 9 tuổi để lại bức thư tuyệt mệnh cho bà ngoại rồi nhảy lầu khiến ai cũng ám ảnh không ngừng. Theo đó, cậu bé 9 tuổi ở thành phố Cù Dung, Giang Tô, Trung Quốc sau khi làm vỡ kính ở nhà trường và sợ bị phạt nên đã có hành động dại dột.
Từ sự việc này, các chuyên gia tâm lý phân tích rằng, đứa trẻ đã quá sợ hãi và lo lắng trong suốt thời gian dài trước khi đi đến quyết định kia. Bản thân đứa bé không thể một mình xử lý vấn đề này, không những thế chúng còn tuyệt vọng hơn khi không dám nói với bà ngoại sự thật và rồi lại chọn một kết cục bi thảm khiến gia đình vô cùng đau lòng.
Bé trai 9 tuổi nhảy lầu vì làm vỡ kính ở trường.
Mặc dù đây chỉ là một sai lầm bình thường trong mắt người lớn nhưng lại là gánh nặng vô cùng to lớn đè bẹp lên tâm trí đứa trẻ. Tại sao một số đứa trẻ chỉ muốn giải thoát bằng cái chết và không nói với người lớn để yêu cầu được giúp đỡ? Lý do rất đơn giản, đó là trẻ con cảm thấy bất an trong lòng, sợ mắc lỗi, sợ làm bố mẹ thất vọng, sẽ dẫn đến những lời buộc tội gay gắt, thậm chí sợ rằng bố mẹ sẽ bỏ rơi chúng. Có hai cách lý giải cho cảm xúc này của trẻ.
Thứ nhất, mối quan hệ của bố mẹ và con cái không được hòa thuận, bố mẹ không cố gắng giao tiếp với con, không quan tâm đến cảm xúc của chúng. Thứ hai, trẻ con đã cố gắng nói chuyện với bố mẹ nhưng kết quả lại càng tệ hơn, vì vậy chúng đã quyết định khép lòng mình lại, không muốn giao tiếp thêm điều gì với bố mẹ.
Nếu như bố mẹ không có phương pháp giáo dục phù hợp, thì bố mẹ trong lòng trẻ không những không thể mang lại cảm giác an toàn, mà còn trở thành nỗi sợ hãi với chúng. Lúc này, bố mẹ đáng lý ra là người thân nhất nhưng lại trở thành người đáng sợ nhất.
Những đứa trẻ không dám phạm sai lầm thì sẽ không có tinh thần phiêu lưu mạo hiểm
Trên thực tế, bố mẹ nào cũng muốn bảo vệ con và luôn hy vọng chúng sẽ giỏi giang mọi thứ. Tuy nhiên, trên đời này không phải việc gì cũng như mình muốn. Bố mẹ đặt kỳ vọng ở con quá nhiều sẽ khiến chúng bị áp lực vô hình, thậm chí có những người không chấp nhận con mình vấp phải sai lầm, một khi chúng lỡ làm sai điều gì, họ sẽ chỉ trích, la mắng, thậm chí đánh chúng. Theo thời gian, đứa trẻ sẽ trở nên rụt rè, không dám mạo hiểu, vì sợ rằng những việc mình làm sẽ sai, sẽ đổ bể, khiến bố mẹ tức giận. Nhưng, có đứa trẻ nào mà không sai lầm?
Video đang HOT
Đứa trẻ không phạm sai lầm cũng giống như những hạt giống không chịu lớn lên, chỉ muốn an toàn trong cái vỏ của mình và không bao giờ có khả năng đối mặt với những khó khăn, thử thách trong tương lai.
Nhà giáo dục Richard từng nói: “Những đứa trẻ thiếu tinh thần phiêu lưu thường quen tuân thủ các quy tắc, sẽ có tính cách yếu đuối, nhu nhược, lại càng không chịu đổi mới, sáng tạo”.
Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về hành vi học tập của trẻ con cho biết, những trẻ em học hỏi từ những sai lầm đều có khả năng thành công rất cao. Nếu chúng ta không cho phép trẻ con phạm sai lầm, điều đó giống với việc tự hủy hoại sự can đảm vốn có của chúng để ra ngoài khám phá thế giới.
Cha mẹ có lòng bao dung, con cái sẽ càng mạnh mẽ
Câu chuyện thời thơ ấu của nhà khoa học vĩ đại Stephen Robert Gray là một ví dụ điển hình. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi tại sao ông lại có sức sáng tạo lớn tới vậy, ông nói rằng tất cả nhờ vào phương pháp giáo dục của mẹ, đặc biệt hơn hết đó là sự bao dung của bà. Ông kể rằng, lúc nhỏ ông làm đổ chai sữa làm sữa bắn tung tóe trên mặt đất.
Lúc này, mẹ không những không la mắng mà còn tạo ra trò chơi trên vũng sữa đó, bằng cách bảo ông dọn dẹp một cách vui vẻ. Sau đó, bà lại tạo ra thử thách, bắt ông dùng hai tay để cầm chai nước lớn để không bị đổ. Thế là sau đó, ông biết bằng chỉ cần lấy hai tay cầm cổ chai thì sẽ không bị rơi xuống đất.
Qua câu chuyện này, có thể thấy được sự bao dung của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Ông khẳng định: “Từ đó trở đi, tôi hiểu được rằng mình không phải sợ hãi bất kỳ sai lầm nào, bởi vì sai lầm thường là cơ hội để học hỏi nhiều điều mới mẻ”.
Tiến sĩ Susan Forward từng nói trong cuốn sách “Toxic Parents” rằng, trẻ em nên có quyền phạm sai lầm và sửa chữa sai lầm. Phạm sai lầm không phải là ngày tận thế, mà đây là cách chúng thử những điều mới mẻ và xây dựng sự tự tin. Cha mẹ có khả năng bao dung những lỗi lầm của con thì sự phát triển của chúng sẽ càng mạnh mẽ hơn.
Nguồn: Sina
Bí quyết giúp bố mẹ "ra tay" xử lý mỗi khi trẻ tỏ ra ngang bướng, không chịu nghe lời
Bé tỏ ra ngang bướng, không chịu nghe lời khiến nhiều mẹ phải đau đầu. Vậy mẹ hãy tham khảo những bí quyết "xử lý" tính xấu đó của con ở dưới đây.
Vào một ngày nọ, mẹ bỗng thấy bé khởi động buổi sáng bằng cách hét lên: "Không, để con tự làm!" hay "Không, con không ăn!" khi mẹ đang chuẩn bị bữa sáng và cho bé ăn. Hoặc bé sẽ nổi giận, ném tất cả đồ chơi khi mẹ yêu cầu bé dọn dẹp để đi ngủ. Đây đều là những tình huống dễ bắt gặp trong bất cứ gia đình nào có con nhỏ trong độ tuổi 2-3 tuổi. Liệu đây có phải là bé đang cố tình chọc giận mẹ?
Thái độ ương bướng, không chịu nghe lời có thể không phù hợp với bé, nhưng ở độ tuổi này đó là điều phải xảy ra (Ảnh minh họa)
Bà Fiona Maher O' Sullivan, chuyên gia cố vấn tại Trung tâm Incontact Counselling & Training (Singapore) cho biết: "Nói một cách đơn giản là trẻ chỉ muốn những gì mà chúng muốn, những từ như 'Không', Tự con làm' sẽ được bé thường xuyên dùng và trở thành phổ biến nhất trong vốn từ vựng của trẻ." Mặc dù mẹ rất không vui, thậm chí cáu giận mỗi khi bé hét lên "Không" hoặc lăn lộn trên sàn nhà, đạp chân và la hét, nhưng đó chỉ là phản ứng bình thường của các bé ở lứa tuổi này. Thay vì nổi nóng và quát mắng trẻ, ép trẻ làm theo yêu cầu thì mẹ hãy sử dụng kĩ năng lắng nghe và kiên nhẫn tìm hiểu mong muốn của trẻ là gì. Khi có bất cứ hành động nào thì đó đều có nghĩa là bé muốn khám phá thế giới quanh mình và kiểm tra khả năng của mình, ngoài ra bé cũng đang học cách kiểm soát hành động và cảm xúc.
Thái độ ương bướng, không chịu nghe lời có thể không phù hợp với bé, nhưng ở độ tuổi này đó là điều phải xảy ra. Để giúp mẹ đối phó với sự ương bướng, gan lì, không nghe lời của trẻ, các chuyên gia đưa ra 7 gợi ý như sau:
1. Tìm hiểu ý muốn của bé đằng sau sự thách thức
Thay vì nổi nóng và trách phạt trẻ, mẹ hãy thử tìm hiểu xem đằng sau sự ương bướng đó là con đang mong muốn điều gì (Ảnh minh họa)
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, có cách giao tiếp và ứng xử khác nhau với những người xung quanh. Người mà trẻ có phản ứng tích cực nhất chính là người hiểu bé nhất. Chính vì vậy, thay vì nổi nóng và trách phạt trẻ, mẹ hãy thử tìm hiểu xem đằng sau sự ương bướng đó là con đang mong muốn điều gì. Đôi khi trẻ chỉ phản ứng vì quá đói hoặc mệt, điều mà người lớn cũng có thể mắc phải.
2. Cúi xuống và giao tiếp bằng mắt
Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton (Anh) luôn sử dụng kĩ năng giao tiếp bằng mắt và cúi xuống ngang tầm với con để trò chuyện và tìm cách hiểu con hơn. Khi được mẹ cúi xuống ngang bằng ở cùng một độ cao, bé sẽ cảm thấy an toàn và dễ chia sẻ hơn. Hành động này cũng truyền đi một thông điệp rằng mẹ thực sự quan tâm và muốn chia sẻ với con, nghe con nói. Mẹ hãy ngồi hoặc quỳ xuống bên cạnh con, nhìn con bằng ánh mắt yêu thương nhất. Chắc chắn bé sẽ không nỡ tiếp tục gan lì và ương bướng với mẹ nữa.
Công nương Kate luôn áp dụng bí kíp cúi xuống ngang bằng và giao tiếp bằng mắt với con nhỏ để xoa dịu cơn giận của con (Ảnh minh họa)
3. Nhất quán trong hành động
Bà Sullivan giải thích sự nhất quán trong hành động của mẹ rất quan trọng trong việc giúp trẻ nhận ra hành vi đúng-sai của bản thân. Nếu trẻ mắc lỗi và vi phạm nội quy thì trẻ cần phải bị phạt. Chính sự không nhất quán khi xử lý tình huống của mẹ mới khiến trẻ thất vọng và nổi giận, ngày càng không chịu nghe lời.
4. Cho con sự lựa chọn
"Có thể mẹ sẽ khó chấp nhận cách cư xử của con khi con đang cố gắng khẳng định sự độc lập của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ cần dập tắt cảm xúc của con ngay lập tức", bà Sullivan cho hay. Mẹ hãy cho phép trẻ được tự chủ một chút, tự ý thức với hành động của mình trong những tình huống có thể. Hãy tỉnh táo cân nhắc sự việc nào cần xử lý ngay mà không cần thương lượng, chẳng hạn như đeo dây đai an toàn, uống thuốc; và sự việc nào nên cho trẻ không gian để tự giải quyết, ví dụ để trẻ tự thu dọn đồ chơi vào cuối ngày sau khi trẻ chơi xong.
Mẹ hãy cho phép trẻ được tự chủ một chút, tự ý thức với hành động của mình trong những tình huống có thể (Ảnh minh họa)
5. Trao quyền cho trẻ
Cuộc sống vốn dĩ là những sự lựa chọn, vì vậy hãy cho con cơ hội sử dụng tiếng nói của chính mình, tự đưa ra quyết định, phát triển quyền sở hữu và giải quyết các vấn đề để chuẩn bị cho tương lai. Thêm vào đó, trao quyền cho trẻ cũng là một cách tuyệt vời để gắn kết với con bởi con sẽ cảm thấy như được lắng nghe và yêu thương thực sự. Ví dụ, mẹ cho trẻ được chọn câu chuyện kể trước khi đi ngủ, quyết định bộ phim nào muốn xem, hoặc cho phép con chọn đồ ăn và tự chuẩn bị cho bữa trưa mỗi chủ nhật.
6. Dạy con về sự lắng nghe và tính kiên nhẫn
Ai cũng cần lắng nghe và thấu hiểu người khác, kể cả là trẻ nhỏ. Mẹ hãy thấm nhuần tư tưởng này với trẻ và đề nghị trẻ lắng nghe cũng như kiên nhẫn thay vì nổi nóng hoặc tỏ ra ngang bướng, không chịu nghe lời. Ngoài ra, âm lượng giọng nói của mẹ cũng có tác động không nhỏ tới hành vi tiếp theo của trẻ, mẹ cần cân nhắc việc giữ giọng nói vừa phải, không nên la hét, quát mắng trẻ khiến trẻ ấm ức và ngang ngược hơn.
7. Khen ngợi, cổ vũ khi bé làm tốt
Khen ngợi con đúng lúc, đúng việc sẽ giúp trẻ tiến bộ và có hành vi đúng đắn hơn (Ảnh minh họa)
Khen ngợi con đúng lúc, đúng việc sẽ giúp trẻ tiến bộ, bớt ương bướng và có hành vi đúng đắn hơn. Nhưng lạm dụng lời khen, khen không đúng chỗ, đúng thời điểm sẽ chỉ làm hại con thêm mà thôi. Thay vào đó, mẹ hãy cụ thể hóa và mô tả hành vi đúng đắn của con trong lời khen ngợi đó để con biết chính xác những gì đang khiến mẹ vui, những gì trẻ đã làm tốt. Lời khen ngợi nên tập trung vào sự nỗ lực và quá trình mà trẻ đã cố gắng.
Nguồn: Parent
Những đồ chơi kích thích phát triển não bộ dành cho trẻ 2 tuổi mà cha mẹ nhất định không thể bỏ qua Trẻ từ 2 tuổi đã biết tích cực khám phá thế giới xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ tiếp nhận và tích lũy kiến thức về thế giới với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Nếu bạn đang đau đầu vì không biết chọn đồ chơi nào cho con để tận dụng tối đa tiềm năng của giai đoạn này thì đây...