Bé trai 4 tuổi suýt chết vì cúm A/H1N1, bệnh nguy hiểm như thế nào?
Bé trai 4 tuổi bị ho sốt, nhập viện khó thở, lơ mơ… được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM chẩn đoán và cấp cứu thành công do mắc cúm A/H1N1.
Vậy, cúm A/H1N1 có nguy hiểm không?
Cúm A/H1N1 là bệnh hô hấp rất dễ lây lan
Cúm A/H1N1 là bệnh hô hấp rất dễ lây lan. Virus có thể lây truyền sang người qua tiếp xúc với lợn bị nhiễm bệnh hoặc từ người sang người thông qua tiếp xúc, môi trường/vật thể nhiễm virus.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố cúm A/H1N1 là đại dịch vào tháng 6 năm 2009. Nhưng cho đến nay, chủng cúm A/H1N1 đã trở thành một trong những chủng gây bệnh cúm theo mùa cần chủ động phòng ngừa.
Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, các biện pháp phòng ngừa dịch cúm nói chung và cúm lợn nói riêng vẫn được chú trọng do nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào. Người lành khi tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn mang virus cúm lợn từ người bệnh hoặc tay chứa virus do chạm vào khăn giấy, bề mặt vật dụng,… của người bị bệnh.
Bệnh cúm A/H1N1 dễ dàng lây nhiễm trong cộng đồng, nhất là khu vực dân cư đông đúc và điều kiện y tế còn hạn chế.
Những người nhiễm cúm A/H1N1 có những biểu hiện như cúm thông thường. Ảnh minh họa
Thời gian ủ bệnh cúm A/H1N1 dao động từ 1 đến 4 ngày, trung bình là khoảng 2 ngày ở hầu hết các người bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có thời gian ủ bệnh kéo dài tới 7 ngày. Thời kỳ lây nhiễm ở người lớn bắt đầu khoảng 1 ngày trước khi các triệu chứng phát triển và kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày sau khi người đó xuất hiện các triệu chứng. Thời gian lây nhiễm có thể dài hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu và trẻ em (ví dụ 10 đến 14 ngày).
Biểu hiện cúm A/H1N1
Cúm A/H1N1 gây ra hầu hết các triệu chứng ở đường hô hấp trên và dưới. Những trường hợp nhẹ thường biểu hiện một vài thay đổi bất thường ở đường hô hấp, nhưng những trường hợp nặng có thể biểu hiện rõ ràng những thay đổi giống như một người mắc bệnh viêm phổi.
Các triệu chứng nhiễm cúm A/H1N1 thường xuất hiện trong khoảng 1 đến 4 ngày sau khi tiếp xúc với virus.
Những người nhiễm cúm A/H1N1 có những biểu hiện như cúm thông thường với các triệu chứng của một bệnh lý hô hấp cấp. Các triệu chứng bao gồm ít nhất hai trong số sau: chảy mũi nước hoặc nghẹt mũi; đau họng; ho; sốt…
Ngoài ra, những người mắc cúm A/H1N1 có thể có những triệu chứng điển hình khác của cúm như: đau nhức mình, nhức đầu; ớn lạnh, mệt mỏi; có thể tiêu chảy và nôn mửa…
Cúm A/H1N1 nguy hiểm như thế nào?
Mặc dù hầu hết những trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 hiện nay đều tự khỏi bệnh nhưng cần lưu ý, bệnh vẫn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Một số biến chứng phổ biến của cúm A/H1N1 bao gồm:
Video đang HOT
Làm tăng nặng các bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim và hen suyễn;
Viêm phổi;
Gặp các biến chứng thần kinh như lú lẫn, co giật;
Suy hô hấp;
Đau cơ,…
Vì vậy, nếu một người nghi ngờ hoặc đã được xác định nhiễm virus cúm A/H1N1 với những biểu hiện sau cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
Khó thở kéo dài, thở hụt hơi;
Đau ngực;
Có các dấu hiệu mất nước như không đi tiểu dù vẫn bổ sung nước đầy đủ;
Chóng mặt kéo dài;
Co giật;
Suy nhược nghiêm trọng hoặc đau cơ dữ dội;
Lú lẫn, kém tỉnh táo…
Các triệu chứng nguy hiểm ở trẻ em khi nhiễm cúm A/H1N1 có thể bao gồm:
Khó thở;
Da, môi hoặc móng tay nhợt nhạt, xám hoặc xanh tùy thuộc vào màu da;
Đau ngực;
Mất nước;
Đau cơ nghiêm trọng;
Co giật;
Lú lẫn, kém tỉnh táo, chìm vào hôn mê…
Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên để phòng bệnh.
Lời khuyên thầy thuốc
Hầu hết những người bị cúm A/H1N1 khỏe mạnh không cần dùng thuốc và ở nhà tự điều trị nếu có chỉ định của bác sĩ. Nếu bị cúm A/H1N1, nên nghỉ ngơi nhiều, uống đủ lượng nước, ăn các thức ăn nhẹ, uống acetaminophen để hạ sốt và giảm đau nhức theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bị bệnh nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus có thể rút ngắn thời gian bị bệnh và giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Thuốc kháng virus hoạt động tốt nhất nếu bắt đầu dùng chúng khi các triệu chứng của bệnh vừa bắt đầu.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm A/H1N1 là tiêm chủng ngừa cúm hàng năm. Các cách khác để ngăn ngừa nhiễm và lây lan cúm A/H1N1 bao gồm: Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho. Nếu không có khăn giấy, hãy hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay.
Rửa tay bằng xà phòng và nước. Đừng chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Ở nhà nếu bị bệnh. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc, ống hút và đồ dùng.
Chủ động phòng ngừa bệnh cúm mùa
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới.
Bệnh lưu hành quanh năm, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm (influenza virus) gây nên. Nhiều người nhầm lẫn cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây là 2 bệnh khác nhau. Khác với cảm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
BỆNH DỄ LÂY LAN
Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa thường gây nên bởi vi rút nhóm A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B. Cúm có thể lây lan thành đại dịch và trên lịch sử thế giới đã ghi nhận các đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% ở người lớn và trẻ em. Bệnh cúm có thể diễn tiến nghiêm trọng ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.
Tiêm vắc xin hằng năm là giải pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ trước bệnh cúm mùa, góp phần phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong môi trường học đường.
Bệnh cúm lây lan chủ yếu thông qua những giọt bắn li ti tạo ra khi người mắc bệnh cúm hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Thông qua những giọt bắn này, bệnh cúm có thể lây lan từ người này sang người khác. Ngoài ra, cũng có trường hợp người mắc bệnh cúm khi chạm vào bề mặt hoặc vật thể nào đó chứa vi rút cúm, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng của mình.
Khi bị nhiễm vi rút cúm mùa, thường sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sốt, cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi... Về sau khi các triệu chứng ngạt mũi, ho và chảy nước mũi xuất hiện, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng ngạt, ăn không ngon, mệt mỏi... Những người mắc bệnh cúm thường dễ lây lan trong khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên khi bệnh bắt đầu. Một số trường hợp có thể lây bệnh cho người khác bắt đầu từ 1 ngày trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện và cho đến khoảng 5 - 7 ngày sau khi mắc. Trẻ nhỏ và người cao tuổi do có hệ miễn dịch yếu sẽ lây vi rút cho người khác trong khoảng thời gian dài hơn.
Cúm mùa thường lưu hành quanh năm nhưng thường tập trung vào một thời điểm nhất định tùy thuộc theo khu vực địa lý. Nhiều nghiên cứu cho rằng, vi rút cúm lây lan trong không khí một cách dễ dàng, đặc biệt là ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thấp. Vì vậy, dịch cúm mùa có xu hướng lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, các chuyên gia cảnh báo đỉnh điểm của mùa cúm tại Việt Nam có thể rơi vào tháng 10 đến tháng 3 hằng năm, cao điểm vào tháng 1 tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam vào khoảng tháng 9 - 10 hằng năm, sau đó sẽ tạm lắng vào mùa hè. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chính là điều kiện thuận lợi để vi rút cúm theo mùa phát triển và lây lan.
Tiêm vắc xin hằng năm là giải pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ trước bệnh cúm mùa, góp phần phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong môi trường học đường.
Hầu hết mọi người nhiễm cúm mùa sẽ phục hồi hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng 1 tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ. Nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa người bệnh cúm đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa là hội chứng Reye (gây phù ở gan và não) rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh cúm mùa không điều trị hoặc điều trị quá muộn khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người cao tuổi trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, bệnh cúm còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu. Bệnh cúm cũng gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Thai phụ bị cúm có thể gây ra biến chứng phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương. Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có từ 290.000 ca đến 650 000 ca tử vong liên quan đến cúm mùa.
CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan với bệnh cúm, đặc biệt là vào thời điểm dịch cúm bùng phát.
Do đó, vào thời điểm xuất hiện dịch cúm mùa, mọi người cần hết sức chú ý, đặc biệt là đề phòng những biểu hiện của bệnh cúm ác tính. Các bệnh cúm ác tính có thể gây nên tổn thương phổi rất nhanh chóng, thường trong vòng khoảng 3 - 5 ngày, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Các biểu hiện cúm ác tính khá giống với cúm thông thường nhưng có thể gây tổn thương phủ tạng.
Người cao tuổi cần tiêm vắc xin cúm để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh cúm mùa và phòng ngừa do bệnh cúm gây ra.
Trong phòng ngừa cúm mùa, các biện pháp vệ sinh cá nhân được xem là rất quan trọng. Các chuyên gia y tế dự phòng khuyến cáo: Mọi người cần rửa tay thường xuyên và lau khô tay đúng cách; vệ sinh hô hấp tốt, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy đúng cách; tự nguyện cách ly sớm những người cảm thấy mệt mỏi, sốt và có các triệu chứng bệnh cúm khác; tránh tiếp xúc gần với người bệnh cúm; tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Cùng với việc đảm bảo vệ sinh cá nhân, cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm mùa là tiêm vắc xin. Vắc xin cúm mùa an toàn, hiệu quả, có sẵn và đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Miễn dịch ở những người tiêm vắc xin giảm theo thời gian, vì vậy nên tiêm vắc xin hằng năm để phòng bệnh cúm mùa. Tiêm vắc xin phòng cúm mùa đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ bị biến chứng của bệnh cúm và những người sống chung hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa.
WHO khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa hằng năm cho các đối tượng phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi); người mắc bệnh mạn tính, nhân viên y tế. Người khỏe mạnh cũng có thể tiêm vắc xin phòng cúm mùa hằng năm để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.
Hiện nay vắc xin cúm mùa rất dễ dàng tiếp cận tại các Trung tâm Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các trung tâm tiêm chủng được cấp phép tại địa phương. Giá thành của mỗi liều vắc xin dao động từ khoảng 200.000 đồng cho đến dưới 400.000 đồng, tùy theo xuất xứ của vắc xin và giá dịch vụ tại mỗi điểm tiêm.
Hà Nội thêm 1 ca mắc liên cầu lợn Chiều 14/9, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần, TP ghi nhận 1 ca mắc liên cầu lợn tại Hoàn Kiếm. Đó là bệnh nhân nam, 34 tuổi, tiền sử dịch tễ chưa rõ, khởi phát bệnh ngày 29/8 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, rối loạn ý thức, lơ mơ, tiểu không tự chủ, nhập viện...